Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Những câu chuyện đậm chất nhân văn, tình yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua đại dịch

Chu Tuấn

Chủ nhật, 19/06/2022 - 06:36

(Thanh tra) - Một ngày cuối tháng 5/2022, tôi có dịp ngồi tâm sự cùng nhà báo Đỗ Trường về câu chuyện được và mất sau đại dịch Covid-19 diễn ra trong năm 2021. Anh đã tặng tôi cuốn sách “Vượt qua tâm dịch Bình Dương” do anh là tác giả. Đọc sách anh tặng, tự cảm sau đại dịch đã gây ra bao nhiêu mất mát về người và của. Nhưng có lẽ, những câu chuyện đậm chất nhân văn, tình người, tình yêu thương thì vẫn còn mãi…

Nhà báo Đỗ Trường là một trong những phóng viên hoạt động tích cực trong những tháng ngày Bình Dương căng mình chống dịch Covid-19. Ảnh: AX

Nhà báo Đỗ Trường (Báo Thanh Niên, thường trú tại Bình Dương) là một trong những phóng viên hoạt động tích cực trong những tháng ngày Bình Dương căng mình chống dịch Covid-19. Cuốn sách “Vượt qua tâm dịch Bình Dương” là tập hợp hơn 550 tin, bài đăng trên Báo Thanh Niên được nhà báo Đỗ Trường quan sát, ghi nhận lại toàn bộ quá trình gian nan chống dịch, nỗ lực phục hồi địa bàn, đảm bảo an sinh xã hội, cùng với những câu chuyện đậm chất nhân văn, tình người, sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau cùng vượt qua đại dịch.

Từng trang sách được nhà báo tóm lược qua những bản tin ngắn gọn, súc tích và những tường thuật về hành trình gian khổ chống dịch như chống giặc tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Những câu chuyện kể đầy tang thương đến thắt lòng. Đó như là một cuốn phim chiếu chậm, đưa người đọc trở về khoảng thời gian mà bất cứ ai khi đã trải qua rồi cũng phải rùng mình khiếp sợ bởi sự tàn khốc của đại dịch Covid-19.

Cuốn sách “Vượt qua tâm dịch Bình Dương” là tập hợp hơn 550 tin, bài đăng trên Báo Thanh Niên được nhà báo Đỗ Trường quan sát, ghi nhận lại toàn bộ quá trình gian nan chống dịch... Ảnh: Chu Tuấn

Có lẽ bất kể ai khi đọc qua cuốn “Vượt qua tâm dịch Bình Dương” sẽ không khỏi nghẹn lòng trước những câu chuyện đầy đau thương, mất mát. Đó là “Hành trình thần tốc giành bé gái 5 ngày tuổi từ tay “thần chết”"; đó là “Xúc động nữ bác sĩ quân y ôm cháu bé chạy bộ đi cấp cứu”; đó còn là “Mẹ mất vì Covid-19, nghẹn lòng đưa bé gái mồ côi về đoàn tụ cùng ông ngoại”…

Nhà báo Đỗ Trường nhớ lại: “Mỗi ngày, khi nghe tin ở đâu có dịch, khoanh vùng y tế là tôi tức tốc đến ghi nhận thông tin, đưa đầy đủ các nội dung, yếu tố dịch tễ, địa điểm người mắc bệnh đi qua để người dân nâng cao nhận thức, phòng tránh… Những ngày qua, thực sự là cả tỉnh Bình Dương, từ cơ quan chức năng đến người dân, đã "căng mình" nỗ lực đoàn kết cùng nhau chống lại dịch bệnh Covid-19. Ngày nào cũng nghe dịch, nghe ca bệnh tăng khiến chúng ta không khỏi rùng mình lo sợ…”.

Trong những tháng ngày Bình Dương phong tỏa theo Chỉ thị 16, nhà báo Đỗ Trường đã kêu gọi, vận động nhiều cơ quan, doanh nghiệp và cả bạn bè thân thiết của mình chung tay đóng góp và đồng hành cùng các lực lượng chống dịch. Ảnh: AX

Không chỉ phản ánh đầy đủ các sự kiện trên báo, có những lúc nhà báo Đỗ Trường còn “hóa thân” thành tài xế, trực tiếp đưa những chuyến hàng nhu yếu phẩm, thuốc men, khẩu trang vào những điểm nóng bỏng nhất của Bình Dương.

Anh cũng là người kêu gọi, vận động nhiều cơ quan, doanh nghiệp và cả bạn bè thân thiết của mình chung tay đóng góp và đồng hành cùng các lực lượng chống dịch.

"Những ngày qua, thực sự là cả tỉnh Bình Dương, từ cơ quan chức năng đến người dân, đã "căng mình" nỗ lực đoàn kết cùng nhau chống lại dịch bệnh Covid-19..." - nhà báo Đỗ Trường tâm sự

“Cứ mỗi lần đưa xong thông tin, trên đường về tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để giúp được người dân, công nhân... Không phải là lực lượng y tế nên không thể lao thẳng vào "tâm dịch", nhưng nhìn người dân, anh chị công nhân ở trong khu cách ly lại không cầm lòng được. Thay vì cứ trăn trở, cứ làm tốt công việc tuyên truyền của mình, tôi và gia đình cùng bạn bè, quyết định một công đôi việc. Tôi đã huy động mọi người cùng quyên góp các phần quà, thức ăn, gạo, đồ uống, chia thành hàng trăm phần rồi cùng nhau vào khu cách ly để tặng cho người dân, công nhân khó khăn. Khi đấy, tôi thấy mình vừa hoàn thành được chính nhiệm vụ của cơ quan, toà soạn giao phó vừa xoá tan được sự trăn trở của tôi…” - nhà báo Đỗ Trường chia sẻ.

Những ngày khốc liệt nhất của đại dịch Covid-19 đã qua. Nhưng những câu chuyện nghiệt ngã về mùa dịch vẫn còn đâu đó. Hy vọng rằng, sau bao mất mát từ đại dịch, chúng ta hãy sống thật tử tế, sống có hoài bão trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng để không hoài phí những năm tháng tươi đẹp của cuộc đời.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm