Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nhà báo Võ Mạnh Hùng: Luôn sẵn sàng đi vào điểm “nóng”

Ngọc Bích (Thực hiện)

Thứ tư, 21/06/2023 - 06:35

(Thanh tra)- Nghề báo, đặc biệt là làm báo điều tra luôn được xem là nghề nguy hiểm. Thế nhưng, đây cũng là “mảnh đất” để chúng ta tìm thấy được những nhà báo dũng cảm, cách mạng và yêu nghề bậc nhất.

Nhà báo Võ Mạnh Hùng, Báo Điện tử Vietnamplus (Thông tấn xã Việt Nam). Ảnh: NVCC

Nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, Báo Thanh tra đã có cuộc trò chuyện cùng nhà báo trẻ Võ Mạnh Hùng - cái tên khá quen thuộc trên thảm đỏ Giải Báo chí Quốc gia - với những chia sẻ về hành trình làm báo điều tra nhiều thách thức và đầy ắp đam mê...

+ PV: Vì sao khi mi vào ngh, anh không chn viết v mt mng đ tài nào “d dàng” hơn, có v s phù hp vi đa s sinh viên báo chí mới ra trường, mà ngay lp tc đi vào đim “nóng” là điều tra v nhng “góc khut” trong lĩnh vực môi trường?

- Nhà báo Võ Mnh Hùng: Tôi nghĩ đó là cái duyên! Và nếu ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai? Vì thế, khi mới rời ghế giảng đường về tập sự tại Báo Điện tử VietnamPlus (Thông tấn xã Việt Nam) năm 2012, tôi đã xin đảm nhận, phụ trách mảng môi trường - một lĩnh vực rất “nóng” - với hy vọng sẽ triển khai những loạt bài có tiếng. Thời điểm đó, tôi là phóng viên trẻ nhất tòa soạn. Nhờ sớm làm quen với việc viết lách từ hồi sinh viên, nên tôi cũng đã nhanh chóng bắt nhịp được với nghề.

Với một “trái tim nóng,” tôi luôn muốn được thử sức mình ở những lĩnh vực khó, nhất là khi mình còn trẻ. Và như các bạn thấy, bằng tình yêu và niềm đam mê nghề báo, cùng môi trường làm việc năng động với những vị “thủ lĩnh” luôn sáng tạo, sâu sát trong công việc, tôi đã dần “lớn lên” và may mắn hái được “quả ngọt” từ nghề.

PV: Anh đã dùng t “may mn”, nhưng chắc chn đng sau nhng thành tích ấn tượng, nhng giải thưởng danh giá mà bt cứ người làm báo nào cũng mong ước có được là c câu chuyn đy khó khăn, vt v và nguy him?

- Nhà báo Võ Mạnh Hùng: Tôi vẫn luôn nghĩ rằng mỗi lần được nhận giải thưởng là một lần may mắn. Nhưng, cũng không thể phủ nhận, để tác phẩm được Giải Báo chí Quốc gia là cả một hành trình không hề dễ dàng, rất tốn thời gian, tâm sức, thậm chí nguy hiểm, nhất là những đề tài tôi viết luôn hướng tới các “điểm nóng.”

Để có những tác phẩm chất lượng, nhà báo Mạnh Hùng thường xuyên có những chuyến đi thực tế dài ngày nhiều địa điểm khác nhau. Ảnh: NVCC

Thực tế, có những loạt bài phóng sự chuyên đề, tôi đã theo đuổi trong suốt 1-2 năm trời. Thậm chí, một số loạt bài viết về các vấn đề “cố hữu” bấy lâu nay (như ô nhiễm môi trường; bất cập trong quản lý, sử dụng đất đai nông lâm trường…) tôi đã theo đuổi 5-10 năm, với một loạt chuyến đi dài, đến với những cánh rừng bị chặt phá, đốt cháy đen như mực; đến với những “dòng sông chết” ở các tỉnh vùng biên; hay những khu vực “lãnh địa than lậu,” “thế giới ngầm” rút ruột tài nguyên khoáng sản của quốc gia tại hàng loạt tỉnh thành trên cả nước để nhập vai điều tra, khai thác tư liệu.

Dĩ nhiên, phía sau mỗi chuyến đi là bao nỗi vất vả, gian nan và cả những thách thức, cám dỗ, hiểm nguy, nhất là khi tìm hiểu những vụ việc nhạy cảm phải dấn thân vào “điểm nóng” để điều tra, ghi lại những thước phim, hình ảnh chân thực, từ đó “mổ xẻ” thực trạng và tìm ra hướng giải quyết bằng chính “ngòi bút” trách nhiệm.

PV: Trước những cám dỗ như anh vừa nhắc đến trong quá trình tác nghiệp, chắc hẳn có cả những lời đ ngh “mua sự im lặng”, gạ gẫm “bẻ cong” ngòi bút, che giấu sự thật, anh đã suy nghĩ và hành đng như thế nào?

- Nhà báo Võ Mnh Hùng: Là nhà báo phụ trách lĩnh vực môi trường, tôi luôn tự nhủ mình cần phải có trách nhiệm với nghề bằng cách đi sâu vào thực tế phản ánh, để góp sức vào nỗ lực cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ “sự sống” cho chính mình và xã hội.

Tôi nhớ như in câu chuyện cách đây 6 năm, trong quá trình thực hiện loạt bài điều tra, phản ánh về tình trạng “Vỡ trận quy hoạch thủy điện nhỏ tại các tỉnh miền núi phía Bắc”, ngoài việc bị đe dọa, tôi còn bị một số doanh nghiệp xây dựng nhà máy thủy điện ở tỉnh Hòa Bình, Cao Bằng, gọi điện ngỏ ý “mua sự im lặng”.

Lúc đó, tôi tự nhủ, là nhà báo đi viết bài chống tiêu cực, nếu chỉ vì “đồng tiền bẩn,” mà đánh đổi bằng sự im lặng thì người dân, chân lý sẽ biết tin vào đâu? Vì thế, tôi đã tìm cách từ chối mọi đề nghị.

Và khi tôi không đồng ý với cám dỗ “mật ngọt chết người” trên, ông chủ của một loạt công trình thủy điện nhỏ ở tỉnh Hòa Bình, đã gọi điện hăm dọa, lấy mối quan hệ với “ông lớn” và dọa sẽ kiện với những nội dung vu khống, làm ảnh hưởng đến uy tín của tôi.

Trước “chiêu bài bẩn” của doanh nghiệp xây dựng thủy điện không phép, tôi đã báo cáo lại toàn bộ sự việc cho ban lãnh đạo cơ quan. Sau đó, những gì tôi điều tra, ghi nhận được trong suốt gần 4 tháng trời “đi sâu vào thực tế,” đã được phản ánh, đăng tải lên báo và được cơ quan bảo vệ. Điều đáng mừng là, sau khi loạt bài được đăng tải, Tổng cục Năng lượng, Bộ Công thương đã tổ chức một số cuộc hội thảo, tọa đàm để tìm hướng đi cho thủy điện nhỏ.

Về phía địa phương, cơ quan chức năng Hòa Bình cũng đã nhanh chóng vào cuộc kiểm tra, xử lý các dự án thủy điện vi phạm, đảm bảo quyền lợi cho người dân bị ảnh hưởng do thủy điện gây ra…

Theo nhà báo Mạnh Hùng, người làm báo cần phải luôn có trách nhiệm với nghề, với xã hội. Ảnh: NVCC

Ngoài loạt bài trên, trong quãng thời gian hơn 11 năm gắn bó với nghề báo đã qua, nhất là khi theo đuổi về đề tài môi trường, tiếp cận vào các khu vực “điểm nóng” về ô nhiễm, có những lúc tôi đã phải nuốt nước mắt bởi những bức tâm thư kêu cứu, bởi những thảm cảnh đau lòng. Vì thế, tôi luôn tự nhủ phải “đào sâu” vấn đề, nắm chắc thông tin, giữ thẳng ngòi bút, nhất quán tư tưởng, lập trường để bảo vệ thông tin. Không để bất kỳ thế lực hay yếu tố nào tác động “bẻ cong” ngòi bút, làm sai lệch thông tin, che dấu sự thật.

PV: Được biết, loạt bài viết tâm huyết gần đây với ta đề “Phát triển trước, chạy chữa sau: Hiểm họa phá môi trường lấy kinh tế” là sản phẩm của quãng thi gian gn 6 năm anh và nhóm phóng viên đã đi thc tế ti nhiu khu vc “đim nóng” về môi trường trên cả nước đ ghi nhn và phn ánh thc trng. Anh có th chia s vi đc gi Báo Thanh tra v hành trình thc hin tác phm này?

- Nhà báo Võ Mnh Hùng: Có thể nói 2016 là một năm “phát triển ngược” với hàng loạt sự cố, thảm họa về môi trường.

Tôi còn nhớ, tại nghị trường Quốc hội năm 2016, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã thẳng thắn đưa ra nhận định: “Sau một loạt sự cố môi trường, chúng ta nhận thấy môi trường đã đến ngưỡng không thể chịu thêm được nữa.” Đó là hệ quả của “phát triển trước, làm sạch sau”. Vì thế, ông Hà nhấn mạnh rằng không thể tiếp tục giải quyết vấn đề bằng cách ứng phó các sự cố lẻ tẻ, chắp vá, mà phải có những ứng xử cần thiết về mặt quản trị nhà nước và sự tham gia của cộng đồng.

Với cá nhân, là nhà báo theo dõi ngành tài nguyên và môi trường, tôi nghĩ rằng phát triển kinh tế mà “phá” môi trường là vấn đề không thể chấp nhận nên cần phải ngăn chặn. Và dù đây không phải là vấn đề mới, song tôi tin bất cứ ai cũng quan tâm - nhất là khi môi trường xung quanh nơi chúng ta sinh sống còn đang bị “tác động xấu,” bị đe dọa và hủy hoại! Trăn trở từng đêm, giữa năm 2016, tôi đã lên kế hoạch đi thực tế tại một loạt khu vực “điểm nóng” về hoạt động sản xuất hủy hoại môi trường tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước để tìm hiểu, ghi nhận thực trạng.

Không thể phủ nhận, trong những năm gần đây, công tác quản lý Nhà nước về môi trường đã dần chặt chẽ hơn. Song, thực tế “bức tranh môi trường” mà tôi ghi nhận được qua hàng chục chuyến đi thực địa từ năm 2016 đến nay vẫn đầy rẫy những gam màu ô nhiễm. Đó là hệ lụy từ việc hàng nghìn dự án mới “ra đời” vẫn giữ thói quen “phát triển trước, làm sạch sau”. Đó là vô số những “đại công xưởng” không tuân thủ các cam kết về bảo vệ môi trường, ra sức “rút ruột” tài nguyên, khiến hàng ngàn ngọn núi trên khắp dải đất hình chữ S bị cạo trọc, khoét sâu đến… đau lòng!

Trong khi đó, về phía cơ quan quản lý, công tác kiểm tra việc chấp hành, thực hiện các nội dung cam kết theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường của doanh nghiệp thường được thực hiện bằng “niềm tin”, mang tính hình thức…

Tất cả những thông tin trên đã được tôi ghi lại tỉ mỉ, chi tiết bằng “cuốn sổ nhật ký online” có sự bổ sung, điều chỉnh phù hợp qua từng tháng, từng năm.

Trên cơ sở thông tin “sống” qua gần 6 năm đi sâu vào thực tế điều tra, tìm hiểu, cùng với ý kiến chia sẻ, trả lời phỏng vấn của lãnh đạo các bộ, ban ngành, các cấp từ Trung ương tới địa phương, các đại biểu Quốc hội và giới chuyên gia môi trường, đầu tháng 12/2022, tôi đã đề xuất với lãnh đạo phòng và lãnh đạo báo cử thêm 2 phóng viên chuyên về ảnh và video cùng với tôi trở lại một số “điểm nóng” bay flycam, để có thêm những thước phim mới và toàn cảnh nhất nhìn từ trên cao.

Nhà báo Võ Mạnh Hùng tại lễ trao Giải Báo chí Quốc gia năm 2021. Ảnh: NVCC

Trở về ngay sau chuyến đi thực tế trên, tôi đã bắt tay vào xây dựng loạt bài “Phát triển trước, chạy chữa sau: Hiểm họa phá môi trường lấy kinh tế”. Loạt bài này bao gồm lời giới thiệu và 5 bài viết, được chia tách theo các phần nội dung/vấn đề “ăn khớp” khác nhau: Đi từ thực trạng quản lý, hoạt động vận hành/khai thác, các “lỗ hổng” nảy sinh từ chính sách tới giải pháp cũng như các lời giải căn cơ nhất.

Sau khi hoàn thiện loạt bài, tôi đã chuyển cho đồng nghiệp Thanh Trà - phóng viên được lãnh đạo phòng phóng viên phân công dựng thành bài Mega Story, để kịp thời đăng tải trên Báo Điện tử VietnamPlus vào những ngày cuối cùng của tháng 12/2022.

PV: Cũng giống như các tác phm điu tra trước đó, đ thc hin lot bài này, chc hn anh đã gp rt nhiu khó khăn, nguy him?

- Nhà báo Võ Mnh Hùng: Các khu vực mà tôi đặt chân tới tìm hiểu, mỗi nơi có một thực trạng cũng như “điểm nóng” khác nhau, nhưng tất cả đều chung một hệ lụy là “phát triển đi đôi với huỷ hoại môi trường sống, khiến người dân sinh sống xung quanh phải đâm đơn phản ánh, kêu cứu...”.

Có thể nói, đây là loạt bài mà tôi đã dành rất nhiều tâm sức, tốn thời gian; buồn và lo lắng nhất. Bởi có những “điểm nóng” về ô nhiễm môi trường do doanh nghiệp, cá nhân, nhóm lợi ích tổ chức “rút ruột” tài nguyên khoáng sản của quốc gia, do xả thải trộm/chui theo hướng “đánh đổi môi trường lấy kinh tế”, tôi đã phải mất rất nhiều chuyến đi qua từng năm.

Chưa kể để tiếp cận được hiện trường, ghi lại được các hoạt động/hành vi làm hại môi trường (như xả nước thải, khí thải, khói bụi, phá vỡ cảnh quan thiên nhiên...), tôi đã phải nhập rất nhiều vai khác nhau (lúc thì xin làm công nhân tại khu công nghiệp/nhà máy, phu đá; lúc thì người đi mua quặng, than; sinh viên nghiên cứu địa chất...) để tạo được niềm tin của các ông chủ doanh nghiệp, hay chủ mỏ khoáng sản…

Nhà báo Võ Mạnh Hùng với thành quả gần 40 giải thưởng báo chí cấp quốc gia và toàn quốc. Ảnh: NVCC

Cũng có những nơi, khi mới nhắc đến, dò hỏi thông tin qua các đồng nghiệp, tổ chức nghiên cứu, tôi đã nhận được những lời căn dặn, cảnh báo về tính nguy hiểm khi tiếp cận thực tế, bởi ở đó luôn có các đối tượng “chim lợn” đeo bám khi thấy sự xuất hiện của người lạ. Và nếu không may bị lộ danh phận, bị phát hiện, tính mạng của nhà báo/phóng viên sẽ gặp nguy hiểm.

Đặc biệt là tại một loạt “điểm nóng” khai thác đá “có vấn đề” về quy trình khai thác, gây ô nhiễm nghiêm trọng ở làng nghề đá Yên Lâm (huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa), thủ phủ tuồn bán than lậu quy mô lớn tại thành phố Cẩm Phả (tỉnh Quảng Ninh); hay “thế giới ngầm” khai thác quặng ở dưới lòng đất thuộc huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An); “điểm nóng” về nổ mìn khai thác đá không đảm bảo an toàn lao động tại những mỏm núi tang thương khiến hàng chục người bị thiệt mạng tại huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình)...

Tuy nhiên, tôi luôn xác định phải tìm mọi cách đi vào tận sâu “điểm nóng,” thay vì ở ngoài sáng quan sát, để có được bằng chứng xác thực nhất. Vì thế, có những chuyến đi, tôi phải mạo hiểm tiếp cận và trắng đêm để chờ thời điểm các nhà máy, khu sản xuất “nhả” khói độc, nước thải ra môi trường.

Ngoài những khó khăn, nguy hiểm trên, trong quá trình tác nghiệp, tôi còn gặp không ít thách thức khi bị chính lãnh đạo các cơ quan quản lý cấp cơ sở (từ xã/phường đến tỉnh/thành phố) “tạo áp lực” bởi những mối quan hệ riêng…

Dù đây có thể chỉ là “bài” đánh vào tâm lý, và bản thân tôi cũng luôn được lãnh đạo cơ quan tin tưởng, luôn ủng hộ cách làm việc/tác nghiệp đúng quy định pháp luật, nhưng thú thực, có những lúc, bản thân tôi cũng không khỏi hoang mang, lo lắng!

PV: Anh từng chia sẻ, sau mỗi loạt bài được đăng ti, anh luôn theo dõi, hướng tới sự vào cuộc xử lý của cơ quan chức năng, để xem những bài viết của mình có tác đng tích cc gì cho xã hội. Loạt bài “Phát triển trước, chạy chữa sau: Hiểm họa phá môi trường lấy kinh tế” đã mang lại hiệu ứng như thế nào?

- Nhà báo Võ Mnh Hùng: Đáng mừng là ngay sau khi loạt bài đăng phát trên Báo Điện tử VietnamPlus, nhiều địa phương trên cả nước đã nhanh chóng vào cuộc kiểm tra, trên cơ sở đó đã ban hành hàng loạt quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp “rút ruột” tài nguyên, “phá” môi trường, đồng thời truy thu số tiền khai thác khoáng sản bất hợp pháp và yêu cầu các doanh nghiệp khắc phục vi phạm.

Nhiều lá đơn, tâm thư kêu cứu của người dân cũng đã và đang được các cơ quan chức năng giải quyết! Không những vậy, trong quá trình triển khai, với thông tin phóng viên cung cấp, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã ghi nhận và sửa đổi Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022).

Nhà báo Võ Mạnh Hùng tại lễ trao Giải Báo chí về xây dựng Đảng (Búa Liềm vàng) năm 2022. Ảnh: NVCC

PV: Hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực báo chí môi trường, vi “tài sn đ s” là nhng bài viết chất lượng, đầy sc nng, và thành qu gần 40 giải thưởng báo chí cấp quốc gia và toàn quốc, Võ Mạnh Hùng chắc hẳn là một “hình mẫu” của các sinh viên báo chí cũng như các phóng viên tr đang mun theo đui mng điu tra?

- Nhà báo Võ Mnh Hùng (cười): Tôi thực sự không dám nhận mình là “hình mẫu” và vẫn luôn cảm thấy may mắn khi đạt được các giải thưởng, được ghi nhận và yêu mến. Với cá nhân tôi, đây là niềm hạnh phúc cũng là động lực rất lớn để bản thân luôn khắc nhớ, nỗ lực phấn đấu, cống hiến, phát huy bản lĩnh của người cầm bút trong cuộc chiến không tiếng súng ngày hôm nay.

PV: Nhân ngày 21/6, anh mun gi gm điu gì tới các đng nghip của mình?

- Nhà báo Võ Mnh Hùng: Tôi nghĩ rằng nghề báo là một nghề rất cao quý, song cũng là nghề nguy hiểm. Vì thế, người làm báo chân chính cần phải được trân quý và bảo vệ. Đồng thời, người làm báo cũng cần phải luôn có trách nhiệm với nghề, với xã hội.

Với suy nghĩ đó, mỗi khi thực hiện loạt bài viết, nhất là với các đề tài mà người ta coi đó là vấn đề cố hữu, tôi luôn theo đuổi bằng cả một quá trình. Tôi không phản ánh sự vụ mang tính nhỏ lẻ, không cho phép mình “phóng bút”, thổi phồng vấn đề theo kiểu “biến chuột thành voi,” hay viết theo cảm tính, mà luôn tìm kiếm, đào sâu thông tin cũng như “mổ xẻ” tới tận cùng những góc khuất vấn đề, để từ đó đưa ra giải pháp căn cơ nhất cho sự thay đổi.

Nhân dịp kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2023), tôi xin gửi lời chúc mừng tới các nhà báo, phóng viên đồng thời mong muốn, các nhà báo cũng như các cơ quan báo chí hiện nay nối tiếp được truyền thống 98 năm của nền báo chí cách mạng, cùng nhau phấn đấu xây dựng một nền báo chí vừa hiện đại, vừa chuyên nghiệp, nhân văn.

+ PV: Xin cảm ơn anh về cuc trò chuyn!

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bình Định: Phát triển thể dục, thể thao vùng miền núi

Bình Định: Phát triển thể dục, thể thao vùng miền núi

(Thanh tra) - Nhằm nâng cao sức khỏe, tinh thần và tạo sân chơi lành mạnh cho đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, tỉnh Bình Định đã có nhiều giải pháp phát triển phong trào thể dục, thể thao trong các ngày hội, liên hoan, giao lưu ở các huyện miền núi và nơi có đồng bào DTTS sinh sống.

N. Phê - L. Bình

13:19 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm