Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Người cần mẫn kể chuyện Bác Hồ

Theo Ngữ Thiên/NDĐT

Thứ hai, 18/05/2020 - 08:07

Đại tá, Tiến sĩ sử học Nguyễn Văn Khoan đã khá quen thuộc với nhiều nhà xuất bản và với bạn đọc quan tâm đến mảng sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đã hơn 70 năm ông tham gia công tác cách mạng và giai đoạn sau chuyên tâm, bền bỉ nghiên cứu và tuyên truyền tấm gương của Bác Hồ.

Đại tá, TS Nguyễn Văn Khoan và góc làm việc nhỏ của mình.

Chặng đường dài của anh bộ đội trí thứcĐại tá, Tiến sĩ sử học Nguyễn Văn Khoan sinh ngày 11-11-1929, quê gốc ở làng Dương Xuân hạ, tổng Cự Chánh huyện Hương Thủy, nay là phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Năm 1930, cậu bé Nguyễn Văn Khoan theo cha ra Thanh Hóa, học tiểu học ở huyện Thiệu Hóa, học trung học ở trường Đào Duy Từ. Năm 1946, Nguyễn Văn Khoan tốt nghiệp Thành chung ở Thanh Hóa. Ông thi tuyển và sau một khóa đào tạo ngắn năm 1947 đã trở thành hiệu trưởng một trường tiểu học ở huyện Thiệu Hóa. Học sinh thì gọi là “thầy” nhưng dân làng gọi thầy hiệu trưởng là “cậu giáo” vì “trẻ quá”.Cuối năm 1948, được tin Trường võ bị Trần Quốc Tuấn (nay là Học viện Lục quân) chiêu sinh khóa 5, “cậu giáo” Khoan gấp rút dạy hết chương trình năm học để tháng 4-1949 trở thành học viên chính thức của ngôi trường danh tiếng này. Những bước đường kháng chiến đưa người sĩ quan trẻ Nguyễn Văn Khoan gắn bó với khóa 6, khóa 7 của trường Trần Quốc Tuấn rồi với công tác tuyên huấn dù năm 1957 cũng đã suýt “bị” chuyển sang Bộ Văn hóa làm công tác phê bình điện ảnh. Năm 1958, Nguyễn Văn Khoan về Tổng cục Chính trị rồi sau đó ông gắn bó suốt 30 năm với binh chủng thông tin.Ngoài tiếng Pháp được học từ nhỏ, trong kháng chiến Nguyễn Văn Khoan được đào tạo tiếng Trung Quốc. Từ năm 1955, ông được đào tạo tiếng Nga và đã có lần dịch cho Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người tiếp Đại tướng Liên Xô Pa-ven Ba-tov trong dịp Đại tướng sang thăm Việt Nam, tháng 12-1962. Năm 1963, ông được gửi sang Kiev đào tạo nâng cao tiếng Nga cho đến tháng 9-1964. Vốn ngoại ngữ phong phú đã giúp ông đọc được nhiều tài liệu trong suốt quá trình nghiên cứu sau này.Cho đến khi rời khỏi biên chế quân đội năm 1989, Đại tá Nguyễn Văn Khoan đã tâm huyết gắn bó với quân ngũ tròn 40 năm. Ông là người đề xướng thành lập “Phòng Hồ Chí Minh”, trước tiên tại các đơn vị bộ đội thông tin. “Phòng Hồ Chí Minh” là nơi cung cấp tài liệu, sách báo để các cán bộ, chiến sĩ tìm hiểu, học tập tấm gương của Người cũng như nâng cao trình độ văn hóa nói chung. Đến nay mô hình này đã được phổ biến trong toàn quân. Ông cũng là người nêu ý tưởng và góp nhiều tâm sức xây dựng Bảo tàng Thông tin từ năm 1985. Đây là bảo tàng binh chủng đầu tiên của quân đội.Năm 1986, Nguyễn Văn Khoan bảo vệ thành công luận án PTS tại khoa Lịch sử, Đại học Tổng hợp, với đề tài “Nguyễn Ái Quốc với công tác thông tin liên lạc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam” do GS Đinh Xuân Lâm hướng dẫn. Sau khi rời quân ngũ, ông tại tiếp tục chặng đường không mệt mỏi nghiên cứu và tuyên truyền tư tưởng, tấm gương, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh.Cần mẫn tuyên truyền tấm gương Bác HồTừ năm 1989, Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Văn Khoan cộng tác với Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh do GS Đặng Xuân Kỳ làm Viện trưởng. Ông tham gia tích cực nhiều đề tài nghiên cứu thuộc “Chương trình nhà nước nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh” trong những năm 1991 - 1995, tham gia biên soạn nhiều tập sách tuyên truyền về Người: Bác Hồ - Con người và phong cách, Bác Hồ với chiến sĩ, Nhớ lời Bác dạy… Sau khi Viện này sáp nhập vào Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2000, Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Văn Khoan nghỉ ngơi và tiếp tục chuyên tâm viết báo, biên soạn sách nghiên cứu, tuyên truyền về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sách của ông không phải là những công trình đồ sộ, gáy sách dày mà là những cuốn sách gỉản dị, nhẹ nhàng, dễ đến với người đọc và cũng dễ được người đọc tiếp thu. Cho đến nay, số đầu sách vị đại tá cao tuổi Nguyễn Văn Khoan viết riêng và cùng viết, đã lên tới gần 100 cuốn về các chủ đề lịch sử, quân đội, địa phương, nhân vật… trong đó số sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tới gần 50 cuốn, được xuất bản ở hơn 10 nhà xuất bản trong cả nước. Nhiều cuốn được dịch ra tiếng Anh, tiếng Lào và được tái bản như Nguyễn Ái Quốc và vụ án Hồng Công năm 1931 (Nhà xuất bản Trẻ, 2008), Tấm gương Bác - Ngọc quý của mọi nhà (Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2009).Một số sách của tác giả Nguyễn Văn Khoan.Chị Võ Kim Thanh, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Lao động, nơi đã cho ra đời nhiều cuốn sách của tác giả vẫn còn nhớ: “Bác Nguyễn Văn Khoan là một tác giả đặc biệt của Nhà xuất bản. Bác cũng là một trong những người có số đầu sách được xuất bản ở nhà xuất bản Lao động nhiều nhất, đến gần 20 cuốn”.Năm nay “Anh bộ đội Cụ Hồ”, Đại tá, TS Nguyễn Văn Khoan đã bước qua tuổi “đại thượng thọ”. Dù không còn nhiều sức khỏe để đạp xe đi các nơi như những năm trước nhưng tinh thần ông vẫn còn rất minh mẫn và giọng ông vẫn sang sảng hào hứng khi nói về công việc của mình. Hàng ngày ông vẫn cần mẫn tiếp tục công việc nghiên cứu và biên soạn yêu thích của mình như một sứ mệnh được giao, như năm xưa anh bộ đội đã nhận nhiệm vụ là quyết tâm hoàn thành.

Chặng đường dài của anh bộ đội trí thứcĐại tá, Tiến sĩ sử học Nguyễn Văn Khoan sinh ngày 11-11-1929, quê gốc ở làng Dương Xuân hạ, tổng Cự Chánh huyện Hương Thủy, nay là phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Năm 1930, cậu bé Nguyễn Văn Khoan theo cha ra Thanh Hóa, học tiểu học ở huyện Thiệu Hóa, học trung học ở trường Đào Duy Từ. Năm 1946, Nguyễn Văn Khoan tốt nghiệp Thành chung ở Thanh Hóa. Ông thi tuyển và sau một khóa đào tạo ngắn năm 1947 đã trở thành hiệu trưởng một trường tiểu học ở huyện Thiệu Hóa. Học sinh thì gọi là “thầy” nhưng dân làng gọi thầy hiệu trưởng là “cậu giáo” vì “trẻ quá”.Cuối năm 1948, được tin Trường võ bị Trần Quốc Tuấn (nay là Học viện Lục quân) chiêu sinh khóa 5, “cậu giáo” Khoan gấp rút dạy hết chương trình năm học để tháng 4-1949 trở thành học viên chính thức của ngôi trường danh tiếng này. Những bước đường kháng chiến đưa người sĩ quan trẻ Nguyễn Văn Khoan gắn bó với khóa 6, khóa 7 của trường Trần Quốc Tuấn rồi với công tác tuyên huấn dù năm 1957 cũng đã suýt “bị” chuyển sang Bộ Văn hóa làm công tác phê bình điện ảnh. Năm 1958, Nguyễn Văn Khoan về Tổng cục Chính trị rồi sau đó ông gắn bó suốt 30 năm với binh chủng thông tin.Ngoài tiếng Pháp được học từ nhỏ, trong kháng chiến Nguyễn Văn Khoan được đào tạo tiếng Trung Quốc. Từ năm 1955, ông được đào tạo tiếng Nga và đã có lần dịch cho Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người tiếp Đại tướng Liên Xô Pa-ven Ba-tov trong dịp Đại tướng sang thăm Việt Nam, tháng 12-1962. Năm 1963, ông được gửi sang Kiev đào tạo nâng cao tiếng Nga cho đến tháng 9-1964. Vốn ngoại ngữ phong phú đã giúp ông đọc được nhiều tài liệu trong suốt quá trình nghiên cứu sau này.Cho đến khi rời khỏi biên chế quân đội năm 1989, Đại tá Nguyễn Văn Khoan đã tâm huyết gắn bó với quân ngũ tròn 40 năm. Ông là người đề xướng thành lập “Phòng Hồ Chí Minh”, trước tiên tại các đơn vị bộ đội thông tin. “Phòng Hồ Chí Minh” là nơi cung cấp tài liệu, sách báo để các cán bộ, chiến sĩ tìm hiểu, học tập tấm gương của Người cũng như nâng cao trình độ văn hóa nói chung. Đến nay mô hình này đã được phổ biến trong toàn quân. Ông cũng là người nêu ý tưởng và góp nhiều tâm sức xây dựng Bảo tàng Thông tin từ năm 1985. Đây là bảo tàng binh chủng đầu tiên của quân đội.Năm 1986, Nguyễn Văn Khoan bảo vệ thành công luận án PTS tại khoa Lịch sử, Đại học Tổng hợp, với đề tài “Nguyễn Ái Quốc với công tác thông tin liên lạc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam” do GS Đinh Xuân Lâm hướng dẫn. Sau khi rời quân ngũ, ông tại tiếp tục chặng đường không mệt mỏi nghiên cứu và tuyên truyền tư tưởng, tấm gương, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh.Cần mẫn tuyên truyền tấm gương Bác HồTừ năm 1989, Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Văn Khoan cộng tác với Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh do GS Đặng Xuân Kỳ làm Viện trưởng. Ông tham gia tích cực nhiều đề tài nghiên cứu thuộc “Chương trình nhà nước nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh” trong những năm 1991 - 1995, tham gia biên soạn nhiều tập sách tuyên truyền về Người: Bác Hồ - Con người và phong cách, Bác Hồ với chiến sĩ, Nhớ lời Bác dạy… Sau khi Viện này sáp nhập vào Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2000, Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Văn Khoan nghỉ ngơi và tiếp tục chuyên tâm viết báo, biên soạn sách nghiên cứu, tuyên truyền về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sách của ông không phải là những công trình đồ sộ, gáy sách dày mà là những cuốn sách gỉản dị, nhẹ nhàng, dễ đến với người đọc và cũng dễ được người đọc tiếp thu. Cho đến nay, số đầu sách vị đại tá cao tuổi Nguyễn Văn Khoan viết riêng và cùng viết, đã lên tới gần 100 cuốn về các chủ đề lịch sử, quân đội, địa phương, nhân vật… trong đó số sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tới gần 50 cuốn, được xuất bản ở hơn 10 nhà xuất bản trong cả nước. Nhiều cuốn được dịch ra tiếng Anh, tiếng Lào và được tái bản như Nguyễn Ái Quốc và vụ án Hồng Công năm 1931 (Nhà xuất bản Trẻ, 2008), Tấm gương Bác - Ngọc quý của mọi nhà (Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2009).Một số sách của tác giả Nguyễn Văn Khoan.Chị Võ Kim Thanh, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Lao động, nơi đã cho ra đời nhiều cuốn sách của tác giả vẫn còn nhớ: “Bác Nguyễn Văn Khoan là một tác giả đặc biệt của Nhà xuất bản. Bác cũng là một trong những người có số đầu sách được xuất bản ở nhà xuất bản Lao động nhiều nhất, đến gần 20 cuốn”.Năm nay “Anh bộ đội Cụ Hồ”, Đại tá, TS Nguyễn Văn Khoan đã bước qua tuổi “đại thượng thọ”. Dù không còn nhiều sức khỏe để đạp xe đi các nơi như những năm trước nhưng tinh thần ông vẫn còn rất minh mẫn và giọng ông vẫn sang sảng hào hứng khi nói về công việc của mình. Hàng ngày ông vẫn cần mẫn tiếp tục công việc nghiên cứu và biên soạn yêu thích của mình như một sứ mệnh được giao, như năm xưa anh bộ đội đã nhận nhiệm vụ là quyết tâm hoàn thành.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm