Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Người ấp ủ đưa thư pháp chữ quốc ngữ thành văn hóa riêng của người Việt

Đông Nam

Chủ nhật, 11/02/2024 - 06:30

(Thanh tra)- Thư pháp vốn xuất phát từ chữ Hán, qua nhiều năm du nhập vào Việt Nam thì hàm nghĩa và cách thức của nó đã có sự thay đổi. Khi chữ viết phát triển đến một giai đoạn hoàn thiện, thì người viết chữ có thêm nhu cầu cách điệu, hình tượng và nghệ thuật hóa để nó thực hiện thêm những chức năng khác như giải trí, thẩm mỹ.

Bằng sự say mê với thư pháp chữ Việt, “ông đồ” Nguyễn Hiếu Tín đã cho ra đời những bức họa tự chào đón năm Rồng. Ảnh: ĐN

Theo ThS Nguyễn Hiếu Tín, tác giả của cuốn sách “Thư pháp là gì?” thì từ lâu trong truyền thống hiếu học của người Việt và ngay trong nền giáo dục hiện đại hôm nay, vẻ đẹp của chữ viết luôn được đề cao. Ngôn ngữ dân tộc luôn được nhìn nhận toàn diện trong sự gắn bó giữa mỹ thuật trình bày chữ với thông tin biểu đạt nghĩa, gắn bó hình thức và nội dung, để từ sự nhìn nhận này đưa ra khuôn mẫu “chữ tốt, văn hay” cho học vấn. Đồng thời, khuyến khích sự sáng tạo của mỗi người viết, làm chủ cây bút, nắm vững thư pháp khiến chữ quốc ngữ trở nên đa dạng hơn dù chỉ với 29 chữ cái, giúp chữ quốc ngữ có được vẻ đẹp rồng bay phượng múa.

Sự độc đáo hiện ra trong chữ “Long” mang hình rồng của thời Lý. Ảnh: ĐN

Sự xuất hiện của thư pháp chữ Việt là bước chuyển đột phá mang tính sáng tạo trong nghệ thuật dân tộc. Với sự trân trọng kế thừa và phát triển vốn văn hóa truyền thống, làm chủ cái gốc của mình, đồng thời trân trọng vốn di sản của nghệ thuật nhân loại, các nghệ nhân đã cố gắng tạo nên những tác phẩm thư pháp đặc sắc, không chỉ cho chúng ta những ấn tượng thị giác và xúc cảm thẩm mỹ sâu sắc mà còn có sức thu hút và làm ngạc nhiên nhiều bạn bè quốc tế.

Chữ “Long” tạo thành hình thế giáng long. Ảnh ĐN

Theo thời gian, thư pháp chữ Việt từng bước định hình được phong cách Việt và mang tính dân tộc Việt. Thư pháp từ truyền thống đến hiện đại tự thân nó đã nội hàm tính nghệ thuật của một loại hình văn hóa đặc thù. Nó là linh hồn, là sự sống của các con chữ, không giới hạn khu biệt trong thư pháp chữ Hán của người Hoa Hạ cùng các nước đồng văn.

Chữ “Long” tạo dáng rồng đang ở thế thăng long (rồng bay) uốn lượn. Ảnh: ĐN

Dưới những nét bút đầy tinh tế, cùng sự say mê thư pháp, nhất là thư pháp chữ Việt, “ông đồ” Nguyễn Hiếu Tín đã có nhiều sáng tác “biến” con chữ đơn thuần trở thành những tác phẩm thư pháp đầy chất nghệ thuật.

Đón mừng năm mới Giáp Thìn 2024, “ông đồ” Nguyễn Hiếu Tín cũng đã sáng tác ra bộ thư pháp đặc biệt chỉ từ 4 ký tự L-O-N-G.

Theo tác giả, “trong số 12 con giáp, rồng là con vật duy nhất không tồn tại trong thế giới tự nhiên, đó là sản phẩm của trí tưởng tượng siêu việt của người xưa. Trong văn hóa Việt Nam, rồng gắn liền với truyền thống dân tộc, gắn liền với nền văn minh sông nước. Đất nước ta "con Rồng, cháu Tiên", hình tượng rồng là con vật linh thiêng, biểu tượng mang khát vọng cao cả, tượng trưng cho vẻ đẹp hoàn mỹ và sức mạnh phi thường”.

Họa tự chữ “Long” với hình ảnh long phi. Ảnh: ĐN

Quả thật, với nét bút tài hoa của nhà thư pháp Nguyễn Hiếu Tín đã vẽ nên từng chuyển động của dáng rồng phụng đang thế uy nghi, uốn lượn và phun nước tựa mưa Xuân đầy ấn tượng như hứa hẹn vận hội lớn, đầy may mắn. Trước ngưỡng cửa năm mới Giáp Thìn 2024, ước nguyện con rồng Việt Nam bay lên kiêu hãnh, thể hiện khí thế vươn mình, sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm