Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nghệ nhân đúc trống đồng lớn nhất thế giới

Thứ năm, 30/01/2014 - 09:46

(Thanh tra)- Nhớ lại những kỷ lục đúc trống mà mình từng trải qua, nghệ nhân đúc đồng nổi tiếng Lê Văn Bảy, quê ở làng Chè Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, cho biết, ông cùng các thợ đúc trong xưởng từng nhận được đơn đặt hàng của một doanh nghiệp về việc đúc một chiếc trống đồng lớn nhất thế giới bằng phương pháp thủ công truyền thống. Chiếc trống cao 2,2m, đường kính mặt trống 2,57m, trọng lượng khoảng 8 tấn đồng.

Chuẩn bị khuôn đúc trống đồng lớn nhất thế giới tại nhà nghệ nhân Lê Văn Bảy. Ảnh: Văn Thanh

Khi đó, nghệ nhân Bảy rất hồi hợp vì đây là một kỷ lục mới mà ông chưa đạt tới. Vì thế, phải mất tới 8 tháng ròng ông cùng 20 thợ đúc mới hoàn thành được khuôn đúc, huy động nguồn nguyên liệu 12 tấn đồng. Đến đầu tháng 9/2013 thì bắt đầu nổi lửa nấu đồng nóng chảy đổ vào khuôn. Bất ngờ, sự cố xảy ra do rò rỉ đồng từ khuôn trống. Lúc đó, ai cũng lo lắng và ái ngại không biết nguyên nhân gì. Thế nhưng, bằng kinh nghiệm của mình, ông Bảy phán đoán được sự cố là do không điều khiển máy đổ đồng đúng theo kỹ thuật thủ công bí quyết của mình. Điều này khiến lượng đồng lớn đổ ào vào khuôn, tạo nên áp lực rò rỉ đồng. Sau khi khắc phục sự cố về khuôn trống, nghệ nhân Bảy đích thân cùng thợ thực hiện đổ đồng vào khuôn bằng thủ công. Sau một ngày, đồng nguội trong khuôn, việc tháo dỡ trống được thực hiện khá suôn sẻ. Khi chiếc trống đồng khổng lồ hiện ra, niềm vui vỡ òa trong không khí phấn khởi của người thân và nhân dân địa phương.


Đánh giá về nghệ nhân Lê Văn Bảy đúc thành công chiếc trống đồng kỷ lục này, ông Trịnh Văn Chiến, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có thư khen khẳng định: “Đây là thành quả lớn đáng chân trọng, không chỉ thể hiện sự đam mê, nỗ lực, cố gắng của nghệ nhân mà còn thể hiện ý chí, nghị lực và khát vọng vươn lên của con người xứ Thanh. Thông qua chiếc trống đồng kỷ lục này, nhân dân cả nước và du khách quốc tế sẽ hiểu thêm về miền quê Thanh Hóa, truyền thống đúc đồng thủ công nổi tiếng của làng Chè Đông, xã Thiệu Trung do các bậc tiền nhân để lại”.

Nấu đồng đúc trống lớn nhất thế giới. Ảnh: Văn Thanh Dẫn chúng tôi dạo quanh khu khu vực xưởng đúc, các gian trưng bày hiện vật trên tường treo đầy bằng khen và đặc biệt có cả Giấy chứng nhận Xác lập kỷ lục số 714/KLVN 2009 ngày 23/8/2009 tại Bảo tàng Cổ vật Hoàng Long, trống đồng đúc theo phương pháp thủ công lớn nhất Việt Nam, nghệ nhân Bảy cho biết, gia đình đã có nhiều đời theo đuổi nghiệp này vì thế ông có thể chế tác được những chiếc trống gần như nguyên mẫu cả về họa tiết, hoa văn, độ ngân vang, trầm bổng như những chiếc trống cổ. Khó nhất trong việc đúc trống là các khâu chọn đất, phơi khô, giã nhỏ, nhào trấu, đắp khuôn, xe khuôn đều phải cần đến những kinh nghiệm thực tiễn. Mỗi khâu đều phải bảo đảm các quy trình nghiêm ngặt, chỉ cần sai sót nhỏ của bất kỳ phần nào, coi như mẻ ấy bỏ đi. Cả xưởng đúc trống của gia đình có 5 công nhân chuyên nghiệp, nhưng chỉ một đến hai người làm được hoa văn. Nếu như các loại hoa văn trên sản phẩm khác (như chuông đồng, lư hương, lộc bình...) thì nghệ nhân có thể tự sáng tạo, bay bướm, uốn lượn theo ý mình thì với trống đồng phải làm theo mẫu hoa văn cổ. Các đường hoa văn vẽ trên mặt trống phải vừa nguyên dáng cổ nhưng đồng thời phải sắc nét, thanh thoát và tinh tế. Vì vậy, đòi hỏi người thợ phải đạt đến trình độ tinh xảo mới đảm nhiệm được công đoạn khắc hoa văn vào cốt trống.Nghệ nhân Lê Văn Bảy (người mặc áo xanh) vui mừng vì đúc thành công chiếc trống đồng lớn nhất thế giới. Ảnh: Văn Thanh

Nấu đồng đúc trống lớn nhất thế giới. Ảnh: Văn Thanh Dẫn chúng tôi dạo quanh khu khu vực xưởng đúc, các gian trưng bày hiện vật trên tường treo đầy bằng khen và đặc biệt có cả Giấy chứng nhận Xác lập kỷ lục số 714/KLVN 2009 ngày 23/8/2009 tại Bảo tàng Cổ vật Hoàng Long, trống đồng đúc theo phương pháp thủ công lớn nhất Việt Nam, nghệ nhân Bảy cho biết, gia đình đã có nhiều đời theo đuổi nghiệp này vì thế ông có thể chế tác được những chiếc trống gần như nguyên mẫu cả về họa tiết, hoa văn, độ ngân vang, trầm bổng như những chiếc trống cổ. Khó nhất trong việc đúc trống là các khâu chọn đất, phơi khô, giã nhỏ, nhào trấu, đắp khuôn, xe khuôn đều phải cần đến những kinh nghiệm thực tiễn. Mỗi khâu đều phải bảo đảm các quy trình nghiêm ngặt, chỉ cần sai sót nhỏ của bất kỳ phần nào, coi như mẻ ấy bỏ đi. Cả xưởng đúc trống của gia đình có 5 công nhân chuyên nghiệp, nhưng chỉ một đến hai người làm được hoa văn. Nếu như các loại hoa văn trên sản phẩm khác (như chuông đồng, lư hương, lộc bình...) thì nghệ nhân có thể tự sáng tạo, bay bướm, uốn lượn theo ý mình thì với trống đồng phải làm theo mẫu hoa văn cổ. Các đường hoa văn vẽ trên mặt trống phải vừa nguyên dáng cổ nhưng đồng thời phải sắc nét, thanh thoát và tinh tế. Vì vậy, đòi hỏi người thợ phải đạt đến trình độ tinh xảo mới đảm nhiệm được công đoạn khắc hoa văn vào cốt trống.Nghệ nhân Lê Văn Bảy (người mặc áo xanh) vui mừng vì đúc thành công chiếc trống đồng lớn nhất thế giới. Ảnh: Văn Thanh

Khi chúng tôi hỏi về việc ông từng lên sóng Chương trình “Chuyện lạ Việt Nam” qua câu chuyện đúc trống đồng lớn nhất cả nước, ông Bảy cười hồn hậu: “Đó là một kỷ niệm không thể nào quên. Chúng tôi muốn làm một điều gì đó để khẳng định việc khôi phục lại trống đồng cổ đã được các nghệ nhân làng Chè Đông đánh thức, gây dựng lại. Chiếc trống ấy đúng là một thử thách thực sự với mọi người. Đường kính mặt trống là 1,51m, đường kính tang trống 1,55m, đường kính đáy 1,54m, chiều cao trống 1,21m, tổng trọng lượng gần 600kg (trong đó đồng 400kg, thiếc 100kg, chì và các chất khác gần 100kg). Ban đầu, nhận được lời đề nghị của Bảo tàng Hoàng Long, tôi phải suy nghĩ mất nhiều ngày mới dám nhận lời. Hơn 30 người thợ theo dõi tỉ mỉ từng ly, từng tý một từ sáng sớm tới 10 giờ tối 26/10/2006 mới hoàn thành trong tiếng reo hò của đông đảo người dân chứng kiến”. 

“Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Bằng kinh nghiệm riêng, ông Bảy có thể nhìn màu sắc của sản phẩm mà biết được các hợp chất tạo ra nó. Thông thường, một chiếc trống đồng tiêu chuẩn thì họa tiết, hoa văn, âm vang và độ dày, mỏng giữ vai trò quyết định. Để giữ đúng màu sắc trống cổ thì cần phải nắm chắc công thức pha chế tỉ lệ đồng, thiếc, chì, kẽm một cách hợp lý. “Để tạo ra một chiếc trống đầy đủ hoa văn, đường nét, nhìn bắt mắt, khó phân biệt với các trống cổ không khó, nhưng điều cốt yếu nằm ở chất lượng âm thanh. Thợ nhiều nhưng ít ai có đủ trình độ thẩm âm để đánh giá một cách chính xác nhất chất lượng của nó. Trống đồng là để đánh chứ không phải để trưng bày. Chỉ khi đánh trống lên mới thể hiện sự âm vang, thể hiện nét văn hoá, hào khí của dân tộc”, nghệ nhân chia sẻ.

Văn Thanh 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm