Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 04/02/2012 - 17:31
(Thanh tra)- Đền, chùa, miếu mạo với người Việt là chốn linh thiêng, nơi mà người ta tìm đến với tấm lòng thành kính. Tuy nhiên, có một thực tế là, người dân ngày nay hoặc quá thiếu ý thức, hoặc thiếu sự hiểu biết đã vô tình làm mất đi sự trang trọng, tôn kính của những ngôi chùa, đền. Đó là hiện tượng đặt tiền lễ, tiền công đức không đúng chỗ.
Tượng Phật Di Lặc ở chùa Bái Đính bị rải kín những tờ tiền lẻ
Tượng Phật và tiền công đức
Theo quan niệm người Việt, tượng Phật là hiện thân của những vị Phật, Bồ Tát, La Hán trên cõi Niết bàn.
Trước tượng Phật, Phật tử luôn tâm niệm mình đang đứng trước chính Đức Phật đầy quyền năng, do đó phải thật thành tâm và kính cẩn ngay từ trong suy nghĩ lẫn việc làm.
Người dân Việt đi lễ chùa để bày tỏ lòng thành kính, để cầu xin Đức Phật từ bi phù hộ độ trì cho cuộc sống gặp được nhiều may mắn, tai qua nạn khỏi. Như vậy, vốn dĩ bản thân người đi lễ Phật cũng chỉ là người tới "ăn mày cửa Phật", cầu xin tài lộc mà Đức Phật ban cho. Tiền lễ, tiền công đức người dân đem tới cúng dường ở chùa cũng chỉ là chút lễ mọn thể hiện lòng thành kính với Phật, là tiền "giọt dầu nén nhang", tạo chút công đức sửa sang, làm khang trang thêm cho nơi thờ cúng Đức Phật ở cõi trần thế, mong Đức Phật trên cao hiểu được tấm lòng mà ban phúc cho.
Trớ trêu thay, rất nhiều người dân đi lễ Phật ngày nay lại quá coi trọng chuyện tiền lễ, thậm chí lạm dụng tiền lễ một cách thiếu ý thức, làm xấu đi hình ảnh của những bức tượng Phật và cả khung cảnh chung của một ngôi chùa. Đó hoàn toàn không phải là sự thể hiện cho tấm lòng thành kính đối với các vị Phật theo quan niệm Phật giáo.
Thói quen đặt tiền lễ của người Việt ngày nay
Hiện nay, đi lễ chùa, ai cũng mang theo trong mình chút tiền nhằm góp chút công đức cho chùa. Việc làm nay cơ bản là không sai, nhưng sai ở cái cách họ đặt tiền lễ. Trong chùa luôn có hòm công đức, nhưng không hiểu vì sao, người dân vẫn thích đặt tiền ở những nơi sai vị trí quy định cho dù đã có biển báo rõ ràng.
Phải chăng người dân nghĩ tiền công đức phải đưa tận tay, đặt sát cạnh tượng thì Đức Phật mới nhận được, mới hiểu được tấm lòng thành kính của họ, mới ban phúc? Việc làm này liệu có đảo lộn trật tự vị thế "ăn mày cửa Phật" của những người dân đi lễ chùa?
Đối với Đức Phật, các giá trị vật chất tầm thường dưới trần thế hoàn toàn không có ý nghĩa, điều quan trọng là cái tâm và sự thành kính mà họ dành cho ngài. Cái tâm ở đây thể hiện không phải qua những đồng tiền đem tới bái lễ, những mâm lễ hao tiền tốn của mà chính là cách tín đồ thể hiện lòng thành kính của họ dành cho các bậc siêu nhiên, thần thánh. Vậy nên, rõ ràng, cách đặt tiền lễ của người dân hiện nay khi đi lễ chùa là việc làm chưa thực sự đúng mực. Thậm chí, trong một chừng mực nào đó, cách làm này của họ còn vô tình xúc phạm tới các giá trị thiêng liêng của Phật, tạo nên hình ảnh xấu trong văn hóa đi lễ chùa ở Việt Nam.
P.V.Long
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.
Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024TC
23:39 09/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC