Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Một số vấn đề về hương ước làng xã người Việt

Thứ ba, 19/06/2012 - 09:15

(Thanh tra) - Đó là nội dung chính của cuộc hội thảo sẽ diễn ra vào tối 20/6 tại Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội với sự góp mặt của PGS.TS Sử học Bùi Xuân Đính và PGS.TS Hán Nôm Đinh Khắc Thuân.

Cuốn sách của PGS.TS Sử học Bùi Xuân Đính

Hương ước là những quy ước của làng xã người Việt được văn bản hóa và thực thi trong lịch sử. Kho tàng văn bản hương ước này vô cùng phong phú, tồn tạo với hai loại hình văn bản: Hương ước cổ truyền và Hương ước cải lương.
 
Hương ước cổ truyền xuất hiện trước Hương ước cải lương (từ 1921 trở về trước), thường được viết bằng chữ Hán, còn Hương ước cải lương (gắn với cuộc Cải lương hương chính năm 1921) được viết bằng chữ Nôm, chữ Pháp và chữ Quốc ngữ. Ngoài ra, còn có Hương ước mới, đó là những quy ước xây dựng cụm dân cư, làng văn hóa hiện nay.

Nội dung cụ thể của hương ước làng xã cổ truyền, do mỗi làng, tuỳ theo đặc điểm riêng, mà có những tập tục, quy ước riêng. Nội dung tập trung ở một số điều khoản liên quan đến việc tế tự, cúng lễ trong làng và xác định rõ tôn ti trật tự; các điều khoản về bảo vệ làng xóm nông nghiệp, ruộng đồng, đóng góp với làng xóm, vấn đề khuyến khích học tập, tinh thần trọng lão... Để các quy định được thực hiện nghiêm túc, thì thường được kèm theo các hình thức khen thưởng và xử phạt.

Hương ước cải lương được soạn theo mẫu của Phủ Thống sứ Bắc Kỳ, gồm 2 phần: Chính trị, tức là thể chế hóa các mặt hoạt động của bộ máy quản lý làng xã và của làng xã (thu, chi ngân sách, bảo vệ an ninh…) và Phong tục, tức là các phong tục, tập quán.

Từ thế kỷ XV trở lại đây, hương ước làng xã người Việt cổ truyền, trong đó phổ biến là ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Trung Bộ đã được văn bản hoá. Nội dung văn bản này khá phong phú, nhưng tập trung vào các mặt chính của đời sống xã hội, nhằm duy trì các truyền thống quý báu và thực thi nghĩa vụ với làng xóm, nhà nước của từng địa phương. 

 Với nội dung đó, hương ước làng xã cổ truyền giữ một vị trí quan trọng trong đời sống làng xã, là công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, để quản lý làng xã; đồng thời là biểu hiện sự dung hoà giữa tục lệ và luật pháp, giữa quyền lợi làng xã và Nhà nước.

MC

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm