(Thanh tra)- Phát triển kinh tế báo chí vốn là bài toán khó, trong bối cảnh hiện nay lại càng trở nên nóng bỏng và cấp thiết, khi phần lớn các tòa soạn bị sụt giảm doanh thu tới 50% và có thể, còn tiếp tục giảm nhiều hơn thế nữa.
Không ít tòa soạn đã không đủ thu để chi trả lương, nhuận bút cho cán bộ phóng viên, mà theo như cách nói có nhiều chua xót của nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, “nợ lương, nợ nhuận bút là một nỗi xấu hổ của cơ quan báo chí”.
Không dừng lại ở câu chuyện “xấu hổ”, sự ảm đạm của bức tranh kinh tế báo chí hiện nay còn mang tới những lo ngại sâu sắc, khi nó tác động tiêu cực tới chất lượng báo chí và tâm tư, tình cảm, thậm chí như mọi người đều thấy rõ, là cả đạo đức báo chí. “Tính khách quan, trung thực, vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, nhân dân của báo chí cách mạng có dấu hiệu bị ảnh hưởng”, nhà báo Lê Xuân Sơn - Tổng Biên tập Báo Tiền Phong nhận định.
Hệ lụy này cũng được Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) Lưu Đình Phúc nhìn nhận: “Mất nguồn thu sẽ đồng nghĩa với việc sa sút nội dung và giảm sự ảnh hưởng của kênh tuyên truyền chính thống… Vòng xoáy “cơm, áo, gạo, tiền” sẽ làm báo chí xa rời chân giá trị của nghề báo”.
Đó là một kịch bản u ám. Và, đó là một kịch bản không thể xảy ra đối với báo chí cách mạng Việt Nam - nền báo chí đã trải qua 95 năm tôi rèn trong bom đạn, khói lửa, với bao khó khăn, thử thách, hiểm nguy, mà vẫn hiên ngang hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình.
Vậy, đâu là hướng đi, đâu là lời giải cho bài toán phát triển kinh tế báo chí, bảo đảm nguồn thu cho các cơ quan báo chí trong bối cảnh hiện nay?
Đa dạng hóa nguồn thu
Việc đa dạng hóa nguồn thu là yêu cầu tiên quyết cho sự trường tồn của các tòa soạn hiện nay.
Tại Diễn đàn Tổng Biên tập: “Báo chí và bài toán phát triển nguồn thu” do Báo Nhà báo và Công luận tổ chức ngày 11/6, ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử cho rằng, “nếu báo chí bị quá phụ thuộc vào một nguồn thu nào đó thì sẽ gặp nhiều rủi ro”.
Luật Báo chí năm 2016 đã xác định rõ nguồn thu của các cơ quan báo chí bao gồm: Nguồn thu do cơ quan chủ quản báo chí cấp; thu từ bán báo, bán quyền xem các sản phẩm báo chí, quảng cáo, trao đổi, mua bán bản quyền nội dung; thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ của cơ quan báo chí, các đơn vị trực thuộc cơ quan báo chí; nguồn thu từ tài trợ hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.
Tuy nhiên, theo nhà báo Nguyễn Minh Đức, Tổng Biên tập Báo Kinh tế và Đô thị, “nhiều cơ quan báo chí chưa phát huy được hết các nguồn thu này. Nguồn thu từ bán báo không đủ chi phí cho in ấn; nguồn thu bán quyền xem các sản phẩm báo chí vẫn chưa mấy báo làm được, ngoài Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Tuổi trẻ và một số cơ quan báo chí khác”.
Để đa dạng hóa nguồn thu, ông Nguyễn Minh Đức cho rằng, báo chí cần hoạt động một cách chuyên nghiệp. Trong đó, chú trọng nâng cao chất lượng thông tin, nâng cấp hình thức truyền tải nhằm thu hút đông đảo độc giả; tích cực tham gia phát huy các kỹ năng truyền thông, tổ chức đơn vị kinh doanh trực thuộc nhằm tạo ra những nguồn thu mới một cách hợp pháp, chính đáng, nhằm xây dựng tòa soạn với thương hiệu báo vững mạnh, góp phần vào công cuộc đổi mới phát triển của báo chí nước nhà.
Câu chuyện của Báo Tiền Phong, một tờ báo đã trải qua giai đoạn huy hoàng khi hoàn toàn sống bằng tiền bán báo và có những giai đoạn sống rất tốt khi số lượng ấn phẩm chính lên tới 200.000 - 250.000 bản/kỳ, nhưng theo như chia sẻ của Tổng Biên tập Lê Xuân Sơn, khoảng 3 năm nay, doanh thu từ các hoạt động báo chí thuần tuý như thu phát hành, thu quảng cáo của Báo Tiền Phong đã không đủ cân đối thu chi. Để có lãi hằng năm và tăng thu nhập của cán bộ, phóng viên, Báo đã phải tạo các nguồn thu khác.
Hiện nay, cơ cấu thu của Tiền Phong gồm 5 nguồn, đó là: 1. Thu phát hành (trong đó có một phần phát hành nhờ tham gia các chương trình của Chính phủ). 2. Thu quảng cáo, hợp tác truyền thông; 3. Thu từ đầu tư tài chính. 4. Thu từ hoạt động tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo. 5. Thu từ Công ty Cổ phần Tiền Phong.
Khẳng định sự cấp thiết đa dạng hóa nguồn thu, đặc biệt là các nguồn từ dịch vụ phi báo chí, Tổng Biên tập Báo Giao thông Nguyễn Bá Kiên cho rằng, khi tờ báo có sự lan tỏa và xác lập được uy tín của mình cũng là lúc tờ báo có cơ hội để phát triển nguồn thu từ các dịch vụ phi báo chí như: Tổ chức sự kiện, tổ chức các giải thưởng, làm phim, làm sách.
Báo Nông thôn Ngày nay cũng là một tờ báo năng động trong tận dụng các cơ hội này khi mỗi năm đã đứng ra tổ chức khoảng 20 sự kiện lớn, nhỏ; thường xuyên, liên tục tổ chức các cuộc thi liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn; và gần đây nhất, trong bối cảnh Covid-19, Trung tâm Kết nối nông sản của Báo đã ký kết hợp đồng với tỉnh Sóc Trăng tiêu thụ 100 tấn gạo ST24, qua đó, tạo thêm nguồn thu mới cho Báo.
2 vấn đề làm ngay
Theo nhiều lãnh đạo tòa soạn, có rất nhiều vấn đề cần giải quyết để giải bài toán phát triển nguồn thu, trong đó có 2 vấn đề có thể làm ngay và không nên chậm trễ. Đó là: Thu phí báo điện tử và yêu cầu nhà mạng, mạng xã hội phải chia sẻ doanh thu cho báo chí.
Xung quanh câu chuyện thu phí, cho đến thời điểm này, cơ quan báo chí đi tiên phong trong việc thử nghiệm thu phí nội dung là Báo Vietnam Plus của TTXVN. Nhà báo Lê Quốc Minh, Phó Tổng Giám đốc TTXVN cũng là người tiên phong trong việc khuyến khích các tờ báo điện tử liên minh lại để thu phí nội dung. Ông cho rằng, đây là con đường chông gai, nhưng phải bước đi.
Bước đi của Vietnam Plus hiện nay cũng khá dè dặt. Mỗi ngày, báo mới chỉ phát khoảng 5-10 bài thu phí, gồm những bài phân tích chuyên sâu, phỏng vấn độc quyền… do tòa soạn tự sản xuất, hoặc dịch lại theo nhượng quyền của các đơn vị báo chí lớn trên thế giới. Tuy nhiên, tòa soạn xác định phải kiên trì lâu dài với chiến lược đặt trọng tâm vào nguồn thu từ độc giả thay cho quảng cáo.
Khẳng định độc giả rồi sẽ phải quen với việc phải trả tiền cho nội dung, nhiều tờ báo như Báo Điện tử Vietnamnet, Thời báo Ngân hàng… cũng đang có kế hoạch để sớm thực hiện. Song, muốn người đọc trả tiền để đọc báo thì nội dung phải là thứ không thể thiếu của họ. Thế nên, không đơn giản là việc áp dụng công cụ thu tiền vào tờ báo sẵn có, mà tòa soạn phải có chiến lược đầu tư, sản xuất nội dung đáng “đồng tiền bát gạo”.
Bên cạnh đó, cần giải quyết tốt vấn đề bản quyền cho tác phẩm báo chí. Bởi sự sao chép, chia sẻ nguồn tin khiến các báo không còn sự khác biệt. Và, hiển nhiên không ai chấp nhận bỏ tiền ra đọc thông tin trên một báo điện tử mà các trang điện tử khác hay mạng xã hội lại cung cấp miễn phí.
Theo Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử Lưu Đình Phúc, “đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận nghiêm túc về hình thức thu phí. Khi báo chí cùng tham gia vào hệ sinh thái số có thu phí thì cần có chính sách thắt chặt và kiểm soát gắt gao hơn nữa về vấn đề bản quyền”.
Tổng Biên tập Báo Giao thông Nguyễn Bá Kiên cũng là người đặc biệt gay gắt với vấn đề vi phạm bản quyền. Ông Kiên cho biết, vài năm trở lại đây, Báo Giao thông đã tuyệt đối không lấy lại thông tin của các báo khác. Báo cũng có văn bản đề nghị các báo không lấy thông tin của Báo Giao thông. “Chúng tôi thực hiện thì ngay lập tức có nguồn thu ngay. Ví dụ muốn lấy thông tin từ Báo Giao thông thì phải trả tiền, không thì dứt khoát không cho”, ông Kiên nói.
Cũng theo ông Kiên, nếu như báo nào cũng làm như vậy thì sẽ giải quyết được câu chuyện bản quyền.
Về vấn đề Google, Facebook, nhà mạng trả tiền cho báo chí, theo nhà báo Ngô Văn Hải, Tổng Biên tập Báo Điện tử VTC News, Google, Facebook và các mạng xã hội đang “ăn dày” trên nội dung của báo chí và các nhà sản xuất nội dung, tin tức, âm nhạc, phim ảnh... Họ chẳng những không đóng thuế cho Chính phủ mà còn không trả cho các cơ quan báo chí, các nhà sản xuất nội dung, tin tức một đồng nào.
Nói một cách cụ thể hơn, khi người dùng tìm kiếm thông tin từ Google, kết quả hiện lên chủ yếu là nội dung do báo chí sản xuất. Trong khi đó, Facebook cũng được phần lớn người sử dụng dùng để đọc tin tức từ báo chí. Như vậy, cỗ máy tìm kiếm và mạng xã hội khổng lồ này đã được hưởng lợi rất nhiều từ báo chí.
Tương tự, các nhà cung cấp dịch vụ di động, Internet cũng giàu lên một phần nhờ nội dung của báo chí, nhà sản xuất nội dung, tin tức, âm nhạc, phim ảnh. Tuy nhiên, ý tưởng về việc các nhà mạng chia sẻ doanh thu với nhà sản xuất nội dung đã được đưa ra, thậm chí gay gắt trong nhiều năm qua, nhưng vẫn không thể thực hiện được vì không có bất cứ chế tài gì.
Tổng Biên tập Báo Tiền Phong Lê Xuân Sơn cho rằng, nên có chính sách bắt buộc hoặc thuyết phục các nhà mạng chia sẻ cho các báo một phần lợi nhuận từ dịch vụ cung cấp Internet cho những bạn đọc báo điện tử.
Đồng quan điểm, Tổng Biên tập Báo điện tử VTC News nhấn mạnh: “Muốn thu được tiền của Google, Facebook và các mạng xã hội lớn khác cũng như nhà mạng tại Việt Nam, rất cần sự liên minh chặt chẽ, đồng loạt của các cơ quan báo chí. Làm được vậy, dứt khoát phải có sự vào cuộc rốt ráo của Hội Nhà báo Việt Nam”.
Theo đó, Hội Nhà báo sẽ làm đầu mối liên kết các cơ quan báo chí, tiếp nhận kiến nghị, thành lập tổ tư vấn đặc biệt nghiên cứu môi trường pháp lý, từ đó hình thành nên hành lang pháp lý (có thể là nghị định, luật...), buộc các công ty trên phải chia sẻ doanh thu với cơ quan báo chí.
Các Tổng Biên tập “hiến kế” phát triển nguồn thu PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Tạp chí Người làm báo: “Nội dung là vua”,“công nghệ là nữ hoàng” Ảnh: Ngọc Anh Trong thời gian khá dài, các cơ quan báo chí vẫn phát triển chiến lược lấy công chúng làm trọng tâm, tuy nhiên, giờ đây câu chuyện đã khác, công nghệ thay đổi nhanh đến mức, báo chí truyền thống không biết nền tảng nào là quan trọng nhất trong việc tiếp cận công chúng… Ngoài việc chú trọng về nội dung, các cơ quan báo chí cũng cần đầu tư mạnh cho giải pháp kỹ thuật, nếu không có sự hỗ trợ của công nghệ, một tờ báo lớn thậm chí có thể “thua” các blogger về mức độ lan tỏa thông tin. Nhà báo Lê Xuân Sơn, Tổng Biên tập Báo Tiền Phong: Cần phải có hệ thống các giải pháp Ảnh: Ngọc Anh 1. Nếu có thể, Nhà nước nên nghiên cứu giải pháp chính sách điều hướng một phần doanh số quảng cáo, truyền thông từ các mạng xã hội (mà chủ yếu là của nước ngoài) trở lại thị trường quảng cáo, truyền thông trong nước. 2. Nên có chính sách bắt buộc hoặc thuyết phục các nhà mạng chia sẻ cho các báo một phần lợi nhuận từ dịch vụ cung cấp internet cho những bạn đọc báo điện tử. 3. Tiếp tục giảm hoặc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí. 4. Có chính sách hỗ trợ báo chí thông qua hình thức đặt hàng khi cần mở những đợt truyền thông, tuyên truyền lớn, hoặc đối tác thông tin về những chương trình quốc gia mang tính dài hơi. 5. Thậm chí, nên xem xét nghiên cứu mở rộng thêm chính sách trợ cấp một phần hoặc bao cấp toàn bộ cho một số cơ quan báo chí được chọn lọc, có vai trò và vị trí quan trọng trên mặt trận thông tin, tuyên truyền. Nhà báo Ngô Văn Hải, Tổng Biên tập Báo Điện tử VTC News: Những nguồn thu mới cho các cơ quan báo chí hậu dịch Covid-19 Ảnh: Ngọc Anh - Google, Facebook và các mạng xã hội lớn. - Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet Việt Nam. - Kiên trì thực hiện thu phí nội dung đối với độc giả (báo điện tử). - Outsource (làm thuê) tin tức cho các đơn vị có nhu cầu. Nhà báo Trần Tiến Duẩn, Tổng Biên tập Báo Điện tử VietnamPlus: Thu phí đọc báo online cốt tử là chất lượng và giá trị thông tin Ảnh: Ngọc Anh Người trả tiền mua nội dung cần chất lượng cao chứ không cần giá rẻ… Các độc giả trả phí phát đi tín hiệu rõ ràng rằng, các cơ quan báo chí muốn tăng trưởng thì không thể cắt giảm chi phí. Việc thu hút độc giả trả phí đòi hỏi phải đầu tư vào nội dung chất lượng cao và tập trung đáp ứng nhu cầu của độc giả. Việc thu tiền từ bạn đọc trực tuyến ở Việt Nam hiện nay rất khó nhưng nếu muốn thay đổi cơ cấu doanh thu thì các cơ quan báo chí phải bắt tay vào làm. Quan trọng nhất là phải bảo vệ được bản quyền, không để xảy ra tình trạng một bài báo hay bị hàng chục trang mạng khác cắt về, dán lên trang của mình một cách thoải mái. Việc khóa bài, mời mua báo trực tuyến cần phải được tiến hành đồng thời ở nhiều báo mới tạo hiệu ứng tích cực. Nhà báo Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu Tư: Quan hệ đồng hành giữa tòa soạn và doanh nghiệp Ảnh: Ngọc Anh Để giải bài toán phát triển nguồn thu bền vững, câu hỏi cốt lõi vẫn là nguồn thu là những nguồn nào? Với một cơ quan báo chí kinh tế tự chủ thu chi, nguồn thu vẫn nằm chủ yếu từ quảng cáo đến từ doanh nghiệp và các tổ chức, bên cạnh thu từ phát hành và một số hoạt động ngoài mặt báo khác. Vậy mấu chốt của phát triển nguồn thu là phát triển mối quan hệ bền chặt với cộng đồng doanh nghiệp, hay nói cách khác là đồng hành khăng khít hơn, bền vững hơn. Làm được điều đó vừa khó và cũng vừa dễ, chủ yếu nằm ở tư duy về sự đồng hành. Để cùng đi được với nhau lâu dài, chỉ có thể chọn cách ứng xử có trách nhiệm, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, toàn diện để đảm bảo cân đối thông tin, phát hiện và nêu được những câu chuyện hấp dẫn về làm ăn chân chính, có hiệu quả, đóng góp nhiều cho xã hội, đồng thời cũng góp tiếng nói cảnh báo để chấn chỉnh cái sai nhưng không triệt tiêu sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nhà báo Lưu Quang Định, Tổng Biên tập Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt: “Muốn đi xa, hãy đi cùng nhau” Ảnh: Ngọc Anh Tất cả những kế hoạch, hướng đi mà báo chúng tôi đề ra chắc chắn sẽ không thể thành công nếu không có một “môi trường” thích hợp. Môi trường đó chính là những chính sách của Đảng và Nhà nước trong vấn đề báo chí làm kinh tế. Các chính sách liên quan đến vấn đề này rất thiếu hoặc không rõ ràng. Còn nhớ năm ngoái khi thành lập Trung tâm kết nối nông sản, chúng tôi có tổ chức Sàn giao dịch nông sản nhưng thủ tục rất phức tạp, phải qua nhiều khâu, nhiều công đoạn vì thiếu chủ trương, thiếu hướng dẫn cụ thể. Để trợ giúp các cơ quan báo chí vừa đi đúng hướng, vừa có thêm nguồn thu, tôi cũng đề nghị Nhà nước cần tăng cường “đặt hàng” các báo. Đó cũng chính là đáp ứng nhiệm vụ tuyên truyền, khẳng định vai trò của báo chí, cũng là cách đồng hành cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Các Tổng Biên tập “hiến kế” phát triển nguồn thu PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Tạp chí Người làm báo: “Nội dung là vua”,“công nghệ là nữ hoàng” Ảnh: Ngọc Anh Trong thời gian khá dài, các cơ quan báo chí vẫn phát triển chiến lược lấy công chúng làm trọng tâm, tuy nhiên, giờ đây câu chuyện đã khác, công nghệ thay đổi nhanh đến mức, báo chí truyền thống không biết nền tảng nào là quan trọng nhất trong việc tiếp cận công chúng… Ngoài việc chú trọng về nội dung, các cơ quan báo chí cũng cần đầu tư mạnh cho giải pháp kỹ thuật, nếu không có sự hỗ trợ của công nghệ, một tờ báo lớn thậm chí có thể “thua” các blogger về mức độ lan tỏa thông tin. Nhà báo Lê Xuân Sơn, Tổng Biên tập Báo Tiền Phong: Cần phải có hệ thống các giải pháp Ảnh: Ngọc Anh 1. Nếu có thể, Nhà nước nên nghiên cứu giải pháp chính sách điều hướng một phần doanh số quảng cáo, truyền thông từ các mạng xã hội (mà chủ yếu là của nước ngoài) trở lại thị trường quảng cáo, truyền thông trong nước. 2. Nên có chính sách bắt buộc hoặc thuyết phục các nhà mạng chia sẻ cho các báo một phần lợi nhuận từ dịch vụ cung cấp internet cho những bạn đọc báo điện tử. 3. Tiếp tục giảm hoặc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí. 4. Có chính sách hỗ trợ báo chí thông qua hình thức đặt hàng khi cần mở những đợt truyền thông, tuyên truyền lớn, hoặc đối tác thông tin về những chương trình quốc gia mang tính dài hơi. 5. Thậm chí, nên xem xét nghiên cứu mở rộng thêm chính sách trợ cấp một phần hoặc bao cấp toàn bộ cho một số cơ quan báo chí được chọn lọc, có vai trò và vị trí quan trọng trên mặt trận thông tin, tuyên truyền. Nhà báo Ngô Văn Hải, Tổng Biên tập Báo Điện tử VTC News: Những nguồn thu mới cho các cơ quan báo chí hậu dịch Covid-19 Ảnh: Ngọc Anh - Google, Facebook và các mạng xã hội lớn. - Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet Việt Nam. - Kiên trì thực hiện thu phí nội dung đối với độc giả (báo điện tử). - Outsource (làm thuê) tin tức cho các đơn vị có nhu cầu. Nhà báo Trần Tiến Duẩn, Tổng Biên tập Báo Điện tử VietnamPlus: Thu phí đọc báo online cốt tử là chất lượng và giá trị thông tin Ảnh: Ngọc Anh Người trả tiền mua nội dung cần chất lượng cao chứ không cần giá rẻ… Các độc giả trả phí phát đi tín hiệu rõ ràng rằng, các cơ quan báo chí muốn tăng trưởng thì không thể cắt giảm chi phí. Việc thu hút độc giả trả phí đòi hỏi phải đầu tư vào nội dung chất lượng cao và tập trung đáp ứng nhu cầu của độc giả. Việc thu tiền từ bạn đọc trực tuyến ở Việt Nam hiện nay rất khó nhưng nếu muốn thay đổi cơ cấu doanh thu thì các cơ quan báo chí phải bắt tay vào làm. Quan trọng nhất là phải bảo vệ được bản quyền, không để xảy ra tình trạng một bài báo hay bị hàng chục trang mạng khác cắt về, dán lên trang của mình một cách thoải mái. Việc khóa bài, mời mua báo trực tuyến cần phải được tiến hành đồng thời ở nhiều báo mới tạo hiệu ứng tích cực. Nhà báo Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu Tư: Quan hệ đồng hành giữa tòa soạn và doanh nghiệp Ảnh: Ngọc Anh Để giải bài toán phát triển nguồn thu bền vững, câu hỏi cốt lõi vẫn là nguồn thu là những nguồn nào? Với một cơ quan báo chí kinh tế tự chủ thu chi, nguồn thu vẫn nằm chủ yếu từ quảng cáo đến từ doanh nghiệp và các tổ chức, bên cạnh thu từ phát hành và một số hoạt động ngoài mặt báo khác. Vậy mấu chốt của phát triển nguồn thu là phát triển mối quan hệ bền chặt với cộng đồng doanh nghiệp, hay nói cách khác là đồng hành khăng khít hơn, bền vững hơn. Làm được điều đó vừa khó và cũng vừa dễ, chủ yếu nằm ở tư duy về sự đồng hành. Để cùng đi được với nhau lâu dài, chỉ có thể chọn cách ứng xử có trách nhiệm, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, toàn diện để đảm bảo cân đối thông tin, phát hiện và nêu được những câu chuyện hấp dẫn về làm ăn chân chính, có hiệu quả, đóng góp nhiều cho xã hội, đồng thời cũng góp tiếng nói cảnh báo để chấn chỉnh cái sai nhưng không triệt tiêu sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nhà báo Lưu Quang Định, Tổng Biên tập Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt: “Muốn đi xa, hãy đi cùng nhau” Ảnh: Ngọc Anh Tất cả những kế hoạch, hướng đi mà báo chúng tôi đề ra chắc chắn sẽ không thể thành công nếu không có một “môi trường” thích hợp. Môi trường đó chính là những chính sách của Đảng và Nhà nước trong vấn đề báo chí làm kinh tế. Các chính sách liên quan đến vấn đề này rất thiếu hoặc không rõ ràng. Còn nhớ năm ngoái khi thành lập Trung tâm kết nối nông sản, chúng tôi có tổ chức Sàn giao dịch nông sản nhưng thủ tục rất phức tạp, phải qua nhiều khâu, nhiều công đoạn vì thiếu chủ trương, thiếu hướng dẫn cụ thể. Để trợ giúp các cơ quan báo chí vừa đi đúng hướng, vừa có thêm nguồn thu, tôi cũng đề nghị Nhà nước cần tăng cường “đặt hàng” các báo. Đó cũng chính là đáp ứng nhiệm vụ tuyên truyền, khẳng định vai trò của báo chí, cũng là cách đồng hành cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Các Tổng Biên tập “hiến kế” phát triển nguồn thu PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Tạp chí Người làm báo: “Nội dung là vua”,“công nghệ là nữ hoàng” Ảnh: Ngọc Anh Trong thời gian khá dài, các cơ quan báo chí vẫn phát triển chiến lược lấy công chúng làm trọng tâm, tuy nhiên, giờ đây câu chuyện đã khác, công nghệ thay đổi nhanh đến mức, báo chí truyền thống không biết nền tảng nào là quan trọng nhất trong việc tiếp cận công chúng… Ngoài việc chú trọng về nội dung, các cơ quan báo chí cũng cần đầu tư mạnh cho giải pháp kỹ thuật, nếu không có sự hỗ trợ của công nghệ, một tờ báo lớn thậm chí có thể “thua” các blogger về mức độ lan tỏa thông tin. Nhà báo Lê Xuân Sơn, Tổng Biên tập Báo Tiền Phong: Cần phải có hệ thống các giải pháp Ảnh: Ngọc Anh 1. Nếu có thể, Nhà nước nên nghiên cứu giải pháp chính sách điều hướng một phần doanh số quảng cáo, truyền thông từ các mạng xã hội (mà chủ yếu là của nước ngoài) trở lại thị trường quảng cáo, truyền thông trong nước. 2. Nên có chính sách bắt buộc hoặc thuyết phục các nhà mạng chia sẻ cho các báo một phần lợi nhuận từ dịch vụ cung cấp internet cho những bạn đọc báo điện tử. 3. Tiếp tục giảm hoặc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí. 4. Có chính sách hỗ trợ báo chí thông qua hình thức đặt hàng khi cần mở những đợt truyền thông, tuyên truyền lớn, hoặc đối tác thông tin về những chương trình quốc gia mang tính dài hơi. 5. Thậm chí, nên xem xét nghiên cứu mở rộng thêm chính sách trợ cấp một phần hoặc bao cấp toàn bộ cho một số cơ quan báo chí được chọn lọc, có vai trò và vị trí quan trọng trên mặt trận thông tin, tuyên truyền. Nhà báo Ngô Văn Hải, Tổng Biên tập Báo Điện tử VTC News: Những nguồn thu mới cho các cơ quan báo chí hậu dịch Covid-19 Ảnh: Ngọc Anh - Google, Facebook và các mạng xã hội lớn. - Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet Việt Nam. - Kiên trì thực hiện thu phí nội dung đối với độc giả (báo điện tử). - Outsource (làm thuê) tin tức cho các đơn vị có nhu cầu. Nhà báo Trần Tiến Duẩn, Tổng Biên tập Báo Điện tử VietnamPlus: Thu phí đọc báo online cốt tử là chất lượng và giá trị thông tin Ảnh: Ngọc Anh Người trả tiền mua nội dung cần chất lượng cao chứ không cần giá rẻ… Các độc giả trả phí phát đi tín hiệu rõ ràng rằng, các cơ quan báo chí muốn tăng trưởng thì không thể cắt giảm chi phí. Việc thu hút độc giả trả phí đòi hỏi phải đầu tư vào nội dung chất lượng cao và tập trung đáp ứng nhu cầu của độc giả. Việc thu tiền từ bạn đọc trực tuyến ở Việt Nam hiện nay rất khó nhưng nếu muốn thay đổi cơ cấu doanh thu thì các cơ quan báo chí phải bắt tay vào làm. Quan trọng nhất là phải bảo vệ được bản quyền, không để xảy ra tình trạng một bài báo hay bị hàng chục trang mạng khác cắt về, dán lên trang của mình một cách thoải mái. Việc khóa bài, mời mua báo trực tuyến cần phải được tiến hành đồng thời ở nhiều báo mới tạo hiệu ứng tích cực. Nhà báo Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu Tư: Quan hệ đồng hành giữa tòa soạn và doanh nghiệp Ảnh: Ngọc Anh Để giải bài toán phát triển nguồn thu bền vững, câu hỏi cốt lõi vẫn là nguồn thu là những nguồn nào? Với một cơ quan báo chí kinh tế tự chủ thu chi, nguồn thu vẫn nằm chủ yếu từ quảng cáo đến từ doanh nghiệp và các tổ chức, bên cạnh thu từ phát hành và một số hoạt động ngoài mặt báo khác. Vậy mấu chốt của phát triển nguồn thu là phát triển mối quan hệ bền chặt với cộng đồng doanh nghiệp, hay nói cách khác là đồng hành khăng khít hơn, bền vững hơn. Làm được điều đó vừa khó và cũng vừa dễ, chủ yếu nằm ở tư duy về sự đồng hành. Để cùng đi được với nhau lâu dài, chỉ có thể chọn cách ứng xử có trách nhiệm, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, toàn diện để đảm bảo cân đối thông tin, phát hiện và nêu được những câu chuyện hấp dẫn về làm ăn chân chính, có hiệu quả, đóng góp nhiều cho xã hội, đồng thời cũng góp tiếng nói cảnh báo để chấn chỉnh cái sai nhưng không triệt tiêu sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nhà báo Lưu Quang Định, Tổng Biên tập Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt: “Muốn đi xa, hãy đi cùng nhau” Ảnh: Ngọc Anh Tất cả những kế hoạch, hướng đi mà báo chúng tôi đề ra chắc chắn sẽ không thể thành công nếu không có một “môi trường” thích hợp. Môi trường đó chính là những chính sách của Đảng và Nhà nước trong vấn đề báo chí làm kinh tế. Các chính sách liên quan đến vấn đề này rất thiếu hoặc không rõ ràng. Còn nhớ năm ngoái khi thành lập Trung tâm kết nối nông sản, chúng tôi có tổ chức Sàn giao dịch nông sản nhưng thủ tục rất phức tạp, phải qua nhiều khâu, nhiều công đoạn vì thiếu chủ trương, thiếu hướng dẫn cụ thể. Để trợ giúp các cơ quan báo chí vừa đi đúng hướng, vừa có thêm nguồn thu, tôi cũng đề nghị Nhà nước cần tăng cường “đặt hàng” các báo. Đó cũng chính là đáp ứng nhiệm vụ tuyên truyền, khẳng định vai trò của báo chí, cũng là cách đồng hành cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Các Tổng Biên tập “hiến kế” phát triển nguồn thu PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Tạp chí Người làm báo: “Nội dung là vua”,“công nghệ là nữ hoàng” Ảnh: Ngọc Anh Trong thời gian khá dài, các cơ quan báo chí vẫn phát triển chiến lược lấy công chúng làm trọng tâm, tuy nhiên, giờ đây câu chuyện đã khác, công nghệ thay đổi nhanh đến mức, báo chí truyền thống không biết nền tảng nào là quan trọng nhất trong việc tiếp cận công chúng… Ngoài việc chú trọng về nội dung, các cơ quan báo chí cũng cần đầu tư mạnh cho giải pháp kỹ thuật, nếu không có sự hỗ trợ của công nghệ, một tờ báo lớn thậm chí có thể “thua” các blogger về mức độ lan tỏa thông tin. Nhà báo Lê Xuân Sơn, Tổng Biên tập Báo Tiền Phong: Cần phải có hệ thống các giải pháp Ảnh: Ngọc Anh 1. Nếu có thể, Nhà nước nên nghiên cứu giải pháp chính sách điều hướng một phần doanh số quảng cáo, truyền thông từ các mạng xã hội (mà chủ yếu là của nước ngoài) trở lại thị trường quảng cáo, truyền thông trong nước. 2. Nên có chính sách bắt buộc hoặc thuyết phục các nhà mạng chia sẻ cho các báo một phần lợi nhuận từ dịch vụ cung cấp internet cho những bạn đọc báo điện tử. 3. Tiếp tục giảm hoặc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí. 4. Có chính sách hỗ trợ báo chí thông qua hình thức đặt hàng khi cần mở những đợt truyền thông, tuyên truyền lớn, hoặc đối tác thông tin về những chương trình quốc gia mang tính dài hơi. 5. Thậm chí, nên xem xét nghiên cứu mở rộng thêm chính sách trợ cấp một phần hoặc bao cấp toàn bộ cho một số cơ quan báo chí được chọn lọc, có vai trò và vị trí quan trọng trên mặt trận thông tin, tuyên truyền. Nhà báo Ngô Văn Hải, Tổng Biên tập Báo Điện tử VTC News: Những nguồn thu mới cho các cơ quan báo chí hậu dịch Covid-19 Ảnh: Ngọc Anh - Google, Facebook và các mạng xã hội lớn. - Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet Việt Nam. - Kiên trì thực hiện thu phí nội dung đối với độc giả (báo điện tử). - Outsource (làm thuê) tin tức cho các đơn vị có nhu cầu. Nhà báo Trần Tiến Duẩn, Tổng Biên tập Báo Điện tử VietnamPlus: Thu phí đọc báo online cốt tử là chất lượng và giá trị thông tin Ảnh: Ngọc Anh Người trả tiền mua nội dung cần chất lượng cao chứ không cần giá rẻ… Các độc giả trả phí phát đi tín hiệu rõ ràng rằng, các cơ quan báo chí muốn tăng trưởng thì không thể cắt giảm chi phí. Việc thu hút độc giả trả phí đòi hỏi phải đầu tư vào nội dung chất lượng cao và tập trung đáp ứng nhu cầu của độc giả. Việc thu tiền từ bạn đọc trực tuyến ở Việt Nam hiện nay rất khó nhưng nếu muốn thay đổi cơ cấu doanh thu thì các cơ quan báo chí phải bắt tay vào làm. Quan trọng nhất là phải bảo vệ được bản quyền, không để xảy ra tình trạng một bài báo hay bị hàng chục trang mạng khác cắt về, dán lên trang của mình một cách thoải mái. Việc khóa bài, mời mua báo trực tuyến cần phải được tiến hành đồng thời ở nhiều báo mới tạo hiệu ứng tích cực. Nhà báo Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu Tư: Quan hệ đồng hành giữa tòa soạn và doanh nghiệp Ảnh: Ngọc Anh Để giải bài toán phát triển nguồn thu bền vững, câu hỏi cốt lõi vẫn là nguồn thu là những nguồn nào? Với một cơ quan báo chí kinh tế tự chủ thu chi, nguồn thu vẫn nằm chủ yếu từ quảng cáo đến từ doanh nghiệp và các tổ chức, bên cạnh thu từ phát hành và một số hoạt động ngoài mặt báo khác. Vậy mấu chốt của phát triển nguồn thu là phát triển mối quan hệ bền chặt với cộng đồng doanh nghiệp, hay nói cách khác là đồng hành khăng khít hơn, bền vững hơn. Làm được điều đó vừa khó và cũng vừa dễ, chủ yếu nằm ở tư duy về sự đồng hành. Để cùng đi được với nhau lâu dài, chỉ có thể chọn cách ứng xử có trách nhiệm, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, toàn diện để đảm bảo cân đối thông tin, phát hiện và nêu được những câu chuyện hấp dẫn về làm ăn chân chính, có hiệu quả, đóng góp nhiều cho xã hội, đồng thời cũng góp tiếng nói cảnh báo để chấn chỉnh cái sai nhưng không triệt tiêu sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nhà báo Lưu Quang Định, Tổng Biên tập Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt: “Muốn đi xa, hãy đi cùng nhau” Ảnh: Ngọc Anh Tất cả những kế hoạch, hướng đi mà báo chúng tôi đề ra chắc chắn sẽ không thể thành công nếu không có một “môi trường” thích hợp. Môi trường đó chính là những chính sách của Đảng và Nhà nước trong vấn đề báo chí làm kinh tế. Các chính sách liên quan đến vấn đề này rất thiếu hoặc không rõ ràng. Còn nhớ năm ngoái khi thành lập Trung tâm kết nối nông sản, chúng tôi có tổ chức Sàn giao dịch nông sản nhưng thủ tục rất phức tạp, phải qua nhiều khâu, nhiều công đoạn vì thiếu chủ trương, thiếu hướng dẫn cụ thể. Để trợ giúp các cơ quan báo chí vừa đi đúng hướng, vừa có thêm nguồn thu, tôi cũng đề nghị Nhà nước cần tăng cường “đặt hàng” các báo. Đó cũng chính là đáp ứng nhiệm vụ tuyên truyền, khẳng định vai trò của báo chí, cũng là cách đồng hành cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Các Tổng Biên tập “hiến kế” phát triển nguồn thu PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Tạp chí Người làm báo: “Nội dung là vua”,“công nghệ là nữ hoàng” Ảnh: Ngọc Anh Trong thời gian khá dài, các cơ quan báo chí vẫn phát triển chiến lược lấy công chúng làm trọng tâm, tuy nhiên, giờ đây câu chuyện đã khác, công nghệ thay đổi nhanh đến mức, báo chí truyền thống không biết nền tảng nào là quan trọng nhất trong việc tiếp cận công chúng… Ngoài việc chú trọng về nội dung, các cơ quan báo chí cũng cần đầu tư mạnh cho giải pháp kỹ thuật, nếu không có sự hỗ trợ của công nghệ, một tờ báo lớn thậm chí có thể “thua” các blogger về mức độ lan tỏa thông tin. Nhà báo Lê Xuân Sơn, Tổng Biên tập Báo Tiền Phong: Cần phải có hệ thống các giải pháp Ảnh: Ngọc Anh 1. Nếu có thể, Nhà nước nên nghiên cứu giải pháp chính sách điều hướng một phần doanh số quảng cáo, truyền thông từ các mạng xã hội (mà chủ yếu là của nước ngoài) trở lại thị trường quảng cáo, truyền thông trong nước. 2. Nên có chính sách bắt buộc hoặc thuyết phục các nhà mạng chia sẻ cho các báo một phần lợi nhuận từ dịch vụ cung cấp internet cho những bạn đọc báo điện tử. 3. Tiếp tục giảm hoặc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí. 4. Có chính sách hỗ trợ báo chí thông qua hình thức đặt hàng khi cần mở những đợt truyền thông, tuyên truyền lớn, hoặc đối tác thông tin về những chương trình quốc gia mang tính dài hơi. 5. Thậm chí, nên xem xét nghiên cứu mở rộng thêm chính sách trợ cấp một phần hoặc bao cấp toàn bộ cho một số cơ quan báo chí được chọn lọc, có vai trò và vị trí quan trọng trên mặt trận thông tin, tuyên truyền. Nhà báo Ngô Văn Hải, Tổng Biên tập Báo Điện tử VTC News: Những nguồn thu mới cho các cơ quan báo chí hậu dịch Covid-19 Ảnh: Ngọc Anh - Google, Facebook và các mạng xã hội lớn. - Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet Việt Nam. - Kiên trì thực hiện thu phí nội dung đối với độc giả (báo điện tử). - Outsource (làm thuê) tin tức cho các đơn vị có nhu cầu. Nhà báo Trần Tiến Duẩn, Tổng Biên tập Báo Điện tử VietnamPlus: Thu phí đọc báo online cốt tử là chất lượng và giá trị thông tin Ảnh: Ngọc Anh Người trả tiền mua nội dung cần chất lượng cao chứ không cần giá rẻ… Các độc giả trả phí phát đi tín hiệu rõ ràng rằng, các cơ quan báo chí muốn tăng trưởng thì không thể cắt giảm chi phí. Việc thu hút độc giả trả phí đòi hỏi phải đầu tư vào nội dung chất lượng cao và tập trung đáp ứng nhu cầu của độc giả. Việc thu tiền từ bạn đọc trực tuyến ở Việt Nam hiện nay rất khó nhưng nếu muốn thay đổi cơ cấu doanh thu thì các cơ quan báo chí phải bắt tay vào làm. Quan trọng nhất là phải bảo vệ được bản quyền, không để xảy ra tình trạng một bài báo hay bị hàng chục trang mạng khác cắt về, dán lên trang của mình một cách thoải mái. Việc khóa bài, mời mua báo trực tuyến cần phải được tiến hành đồng thời ở nhiều báo mới tạo hiệu ứng tích cực. Nhà báo Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu Tư: Quan hệ đồng hành giữa tòa soạn và doanh nghiệp Ảnh: Ngọc Anh Để giải bài toán phát triển nguồn thu bền vững, câu hỏi cốt lõi vẫn là nguồn thu là những nguồn nào? Với một cơ quan báo chí kinh tế tự chủ thu chi, nguồn thu vẫn nằm chủ yếu từ quảng cáo đến từ doanh nghiệp và các tổ chức, bên cạnh thu từ phát hành và một số hoạt động ngoài mặt báo khác. Vậy mấu chốt của phát triển nguồn thu là phát triển mối quan hệ bền chặt với cộng đồng doanh nghiệp, hay nói cách khác là đồng hành khăng khít hơn, bền vững hơn. Làm được điều đó vừa khó và cũng vừa dễ, chủ yếu nằm ở tư duy về sự đồng hành. Để cùng đi được với nhau lâu dài, chỉ có thể chọn cách ứng xử có trách nhiệm, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, toàn diện để đảm bảo cân đối thông tin, phát hiện và nêu được những câu chuyện hấp dẫn về làm ăn chân chính, có hiệu quả, đóng góp nhiều cho xã hội, đồng thời cũng góp tiếng nói cảnh báo để chấn chỉnh cái sai nhưng không triệt tiêu sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nhà báo Lưu Quang Định, Tổng Biên tập Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt: “Muốn đi xa, hãy đi cùng nhau” Ảnh: Ngọc Anh Tất cả những kế hoạch, hướng đi mà báo chúng tôi đề ra chắc chắn sẽ không thể thành công nếu không có một “môi trường” thích hợp. Môi trường đó chính là những chính sách của Đảng và Nhà nước trong vấn đề báo chí làm kinh tế. Các chính sách liên quan đến vấn đề này rất thiếu hoặc không rõ ràng. Còn nhớ năm ngoái khi thành lập Trung tâm kết nối nông sản, chúng tôi có tổ chức Sàn giao dịch nông sản nhưng thủ tục rất phức tạp, phải qua nhiều khâu, nhiều công đoạn vì thiếu chủ trương, thiếu hướng dẫn cụ thể. Để trợ giúp các cơ quan báo chí vừa đi đúng hướng, vừa có thêm nguồn thu, tôi cũng đề nghị Nhà nước cần tăng cường “đặt hàng” các báo. Đó cũng chính là đáp ứng nhiệm vụ tuyên truyền, khẳng định vai trò của báo chí, cũng là cách đồng hành cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Các Tổng Biên tập “hiến kế” phát triển nguồn thu PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Tạp chí Người làm báo: “Nội dung là vua”,“công nghệ là nữ hoàng” Ảnh: Ngọc Anh Trong thời gian khá dài, các cơ quan báo chí vẫn phát triển chiến lược lấy công chúng làm trọng tâm, tuy nhiên, giờ đây câu chuyện đã khác, công nghệ thay đổi nhanh đến mức, báo chí truyền thống không biết nền tảng nào là quan trọng nhất trong việc tiếp cận công chúng… Ngoài việc chú trọng về nội dung, các cơ quan báo chí cũng cần đầu tư mạnh cho giải pháp kỹ thuật, nếu không có sự hỗ trợ của công nghệ, một tờ báo lớn thậm chí có thể “thua” các blogger về mức độ lan tỏa thông tin. Nhà báo Lê Xuân Sơn, Tổng Biên tập Báo Tiền Phong: Cần phải có hệ thống các giải pháp Ảnh: Ngọc Anh 1. Nếu có thể, Nhà nước nên nghiên cứu giải pháp chính sách điều hướng một phần doanh số quảng cáo, truyền thông từ các mạng xã hội (mà chủ yếu là của nước ngoài) trở lại thị trường quảng cáo, truyền thông trong nước. 2. Nên có chính sách bắt buộc hoặc thuyết phục các nhà mạng chia sẻ cho các báo một phần lợi nhuận từ dịch vụ cung cấp internet cho những bạn đọc báo điện tử. 3. Tiếp tục giảm hoặc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí. 4. Có chính sách hỗ trợ báo chí thông qua hình thức đặt hàng khi cần mở những đợt truyền thông, tuyên truyền lớn, hoặc đối tác thông tin về những chương trình quốc gia mang tính dài hơi. 5. Thậm chí, nên xem xét nghiên cứu mở rộng thêm chính sách trợ cấp một phần hoặc bao cấp toàn bộ cho một số cơ quan báo chí được chọn lọc, có vai trò và vị trí quan trọng trên mặt trận thông tin, tuyên truyền. Nhà báo Ngô Văn Hải, Tổng Biên tập Báo Điện tử VTC News: Những nguồn thu mới cho các cơ quan báo chí hậu dịch Covid-19 Ảnh: Ngọc Anh - Google, Facebook và các mạng xã hội lớn. - Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet Việt Nam. - Kiên trì thực hiện thu phí nội dung đối với độc giả (báo điện tử). - Outsource (làm thuê) tin tức cho các đơn vị có nhu cầu. Nhà báo Trần Tiến Duẩn, Tổng Biên tập Báo Điện tử VietnamPlus: Thu phí đọc báo online cốt tử là chất lượng và giá trị thông tin Ảnh: Ngọc Anh Người trả tiền mua nội dung cần chất lượng cao chứ không cần giá rẻ… Các độc giả trả phí phát đi tín hiệu rõ ràng rằng, các cơ quan báo chí muốn tăng trưởng thì không thể cắt giảm chi phí. Việc thu hút độc giả trả phí đòi hỏi phải đầu tư vào nội dung chất lượng cao và tập trung đáp ứng nhu cầu của độc giả. Việc thu tiền từ bạn đọc trực tuyến ở Việt Nam hiện nay rất khó nhưng nếu muốn thay đổi cơ cấu doanh thu thì các cơ quan báo chí phải bắt tay vào làm. Quan trọng nhất là phải bảo vệ được bản quyền, không để xảy ra tình trạng một bài báo hay bị hàng chục trang mạng khác cắt về, dán lên trang của mình một cách thoải mái. Việc khóa bài, mời mua báo trực tuyến cần phải được tiến hành đồng thời ở nhiều báo mới tạo hiệu ứng tích cực. Nhà báo Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu Tư: Quan hệ đồng hành giữa tòa soạn và doanh nghiệp Ảnh: Ngọc Anh Để giải bài toán phát triển nguồn thu bền vững, câu hỏi cốt lõi vẫn là nguồn thu là những nguồn nào? Với một cơ quan báo chí kinh tế tự chủ thu chi, nguồn thu vẫn nằm chủ yếu từ quảng cáo đến từ doanh nghiệp và các tổ chức, bên cạnh thu từ phát hành và một số hoạt động ngoài mặt báo khác. Vậy mấu chốt của phát triển nguồn thu là phát triển mối quan hệ bền chặt với cộng đồng doanh nghiệp, hay nói cách khác là đồng hành khăng khít hơn, bền vững hơn. Làm được điều đó vừa khó và cũng vừa dễ, chủ yếu nằm ở tư duy về sự đồng hành. Để cùng đi được với nhau lâu dài, chỉ có thể chọn cách ứng xử có trách nhiệm, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, toàn diện để đảm bảo cân đối thông tin, phát hiện và nêu được những câu chuyện hấp dẫn về làm ăn chân chính, có hiệu quả, đóng góp nhiều cho xã hội, đồng thời cũng góp tiếng nói cảnh báo để chấn chỉnh cái sai nhưng không triệt tiêu sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nhà báo Lưu Quang Định, Tổng Biên tập Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt: “Muốn đi xa, hãy đi cùng nhau” Ảnh: Ngọc Anh Tất cả những kế hoạch, hướng đi mà báo chúng tôi đề ra chắc chắn sẽ không thể thành công nếu không có một “môi trường” thích hợp. Môi trường đó chính là những chính sách của Đảng và Nhà nước trong vấn đề báo chí làm kinh tế. Các chính sách liên quan đến vấn đề này rất thiếu hoặc không rõ ràng. Còn nhớ năm ngoái khi thành lập Trung tâm kết nối nông sản, chúng tôi có tổ chức Sàn giao dịch nông sản nhưng thủ tục rất phức tạp, phải qua nhiều khâu, nhiều công đoạn vì thiếu chủ trương, thiếu hướng dẫn cụ thể. Để trợ giúp các cơ quan báo chí vừa đi đúng hướng, vừa có thêm nguồn thu, tôi cũng đề nghị Nhà nước cần tăng cường “đặt hàng” các báo. Đó cũng chính là đáp ứng nhiệm vụ tuyên truyền, khẳng định vai trò của báo chí, cũng là cách đồng hành cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Ngọc Anh