Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ký ức Điện Biên năm xưa

Thứ bảy, 26/04/2014 - 12:34

(Thanh tra) - Dù 60 năm đã trôi qua, với biết bao biến cố, thăng trầm nhưng những cựu chiến binh trong kháng chiến chống Pháp mà chúng tôi gặp vẫn vẹn nguyên ký ức về những năm tháng đi theo tiếng gọi của Đảng, Bác Hồ “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Bên họ, chúng tôi như được trở lại từng trang ký ức về những năm tháng bi tráng, hào hùng...

Quân và dân ta đã làm nên chiến thắng lịch sử tại Điện Biên Phủ (07-5-1954). Ảnh tư liệu.

Theo sự chỉ dẫn của Hội Cựu chiến binh thị xã Mường Lay, chúng tôi tìm đến nhà cựu chiến binh Lưu Văn Toan ở tổ dân phố 5, phường Sông Đà. Ngôi nhà ông vẫn còn thơm mùi gỗ, mới được đồng đội dựng lại, đồ đạc đơn giản: Chiếc tủ cá nhân, một giường đơn và hòm gỗ đựng kỷ vật thời tham gia kháng chiến. Sau 60 năm khi làm xong nhiệm vụ đặc biệt, ông Toan vẫn ở vậy “vò võ” một mình. 

Nhập ngũ vào Đại đội 12, Tiểu đồn 139, Trung đồn 128 khi đó, ông Toan mới 17 tuổi. Tuy không được cầm súng trực tiếp tham gia vào chiến dịch Điện Biên Phủ nhưng ông được giao nhiệm vụ đặc biệt, cải trang và trà trộn vào dân để theo dõi máy bay địch lên xuống tại thị xã Mường Lay, sau đó, báo về cho chỉ huy tại Điện Biên Phủ. Nhiệm vụ của ông và 2 đồng chí đơn vị thực hiện hết sức bí mật, khôn khéo và không kém phần nguy hiểm. Ban ngày, ông cùng đồng đội phải đóng giả là người Thái xuống gần khu sân bay, phán đoán xem những hàng hóa mà địch vận chuyển xuống, ghi chép cẩn thận từng chuyến bay lên, xuống và đếm các kiện hàng… để kịp thời báo cáo. Cũng vì ông và các đồng chí thường hay ở gần khu vực sân bay đã khiến bọn Pháp nghi ngờ, chúng bắt tất cả mọi người. Để thử xem là người Thái hay bộ đội cài cắm, chúng cho người hỏi bằng tiếng Thái nhưng nhờ trước khi nhận nhiệm vụ, mọi người đã phòng tình huống này và học thông thạo tiếng Thái nên kẻ địch đã không phát hiện ra. Chúng đều đinh ninh các ông là người Thái ở nơi khác đến, không một chút nghi ngờ. Ban đêm, ông và 2 đồng đội rút vào trong rừng, mọi sinh hoạt luôn được tuyệt đối giữ bí mật nên phải ở sâu trong hang đá. 

Những ngày gần giải phóng, máy bay địch lên, xuống nhiều, để tiếp viện vào Điện Biên Phủ và đi các nơi, công việc theo dõi vất vả hơn, nhưng ông và đồng đội không hề bỏ sót một chiếc máy bay nào khi hạ cánh. Chính việc báo cáo kịp thời và hướng đi của địch khi vận chuyển thuốc, vũ khí, lương thực của ông đã góp phần để bộ đội ta phục kích và chặn đánh được nhiều chuyến hàng tiếp viện của địch, góp phần làm nên chiến thắng. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ông Toan ở lại cùng đơn vị tham gia mở đường từ Pa Đôn đi Sá Tổng và rồi công việc mở đường cũng hết sức khó khăn, gian khổ không thể tính được như số cây số đã mở. Tất bật với công việc và nhiệm vụ mới, ông Toan chẳng nghĩ đến hạnh phúc của riêng mình. “Giờ tôi chẳng có gì nuối tiếc, ân hận… mình còn may mắn hơn nhiều đồng đội đã hy sinh, được sống đến hôm nay dù hạnh phúc chưa được trọn vẹn nhưng bên tôi luôn có những đồng đội đến động viên, chia sẻ. Tôi đã di chúc, khi mất sẽ để lại ngôi nhà, làm nơi sinh hoạt của Hội Cựu chiến binh phường”, ông Toan nói khi chia tay với chúng tôi.

Một địa chỉ nữa mà chúng tôi đến là nhà cựu chiến binh Trần Đình Năm ngay sát vách nhà cựu chiến binh Lưu Văn Toan. Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, ông được biên chế vào đại đội hỏa lực 12 ly 7 của Trung đoàn 174, Đại đoàn 316 tham gia đánh đồi A1. Câu chuyện ông Nam chia sẻ khiến chúng tôi tin, ông chưa từng quên chi tiết vào về những năm tháng chiến tranh. Ông nhắc đi, nhắc lại nhiều lần: “Đồng đội tôi hy sinh nhiều lắm! Bởi dây thép gai lùng nhùng và lợi thế của địch trên cao nên khi bộ đội lên đánh bộc phá mở cửa, gần như hy sinh cả. Cuộc chiến giành giật từng mét hào ác liệt chẳng nghĩ đến ngày về nên tôi quên sao được...?”. Ông Năm chậm rãi kể: Do vị trí đặc biệt quan trọng nên quân Pháp đã xây dựng A1 trở thành ổ đề kháng mạnh nhất Điện Biên Phủ với hệ thống hầm ngầm bí mật vô cùng kiên cố, bố trí hỏa lực mạnh với các ổ súng máy, lỗ châu mai sao cho một lính phòng ngự có thể cùng lúc chọi nhiều lính tấn công. Đồng thời, Pháp liên tục tăng viện những lực lượng mạnh nhất và hỗ trợ tối đa hỏa lực để bảo vệ cứ điểm này đến cùng. Trong khi đó, hỏa lực của bộ đội ta so với địch thì “kém xa” nên trong đợt tiến công lần 1, Trung đoàn 174 của ông đã phát động 4 đợt tiến công liên tục mà cũng chỉ chiếm được 1/2 đồi, khi đó, Trung đoàn hy sinh hơn một nửa. Cuộc chiến ngày một cam go, ác liệt, giữa ta với địch chỉ cách nhau chưa đầy 100m. Vào thời điểm ấy, Đại đoàn trưởng Lê Quảng Ba đến đơn vị của ông trên chiến hào, hỏi han và động viên từng cán bộ, chiến sỹ trong Trung đoàn. Khi Đoàn trưởng hỏi đến một đồng chí người Bắc Ninh về việc tham gia bộ đội, đánh lô cốt ở nhà... Qua câu chuyện kể về việc ở nhà đào hầm ngầm để đánh lô cốt địch của người lính ấy, khi trong tay không có súng đã làm bật lên cách đánh đồi A1, Đại đoàn trưởng Lê Quảng Ba về báo cáo Đại tướng Võ Nguyên Giáp và quyết định cho bộ đội đào hầm ngầm, đặt bộc phá. Sau khi đào hầm, mang bộc phá vào cũng hết sức vất vả. Nhờ một tấn bộc phá được đưa vào bằng đường hầm nên ngày 06/5 đã phá sập hệ thống hầm ngầm của địch và Trung đoàn của ông đã hoàn tất việc chiếm đồi, giảm được rất nhiều thương vong cho bộ đội.

Cuộc chiến qua đi 6 thập kỷ nhưng ký ức về những trận đánh hào hùng năm xưa vẫn sống mãi trong trái tim những người cựu chiến binh, người Điện Biên và dân tộc ta. Bởi Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ luôn là niềm tự hào về ý chí của một dân tộc yêu chuộng hòa bình, khao khát độc lập, làm nên tượng đài vĩnh cửu trong lòng của các thế hệ người Việt Nam.

Nhật Nam

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm