Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hòa thượng Thích Gia Quang được suy cử Trưởng Ban Trị sự Phật giáo nhiệm kỳ 2017-2022

Thứ năm, 06/04/2017 - 10:33

(Thanh tra)- Ban trị sự Phật giáo Tuyên Quang đã tổ chức Đại hội đại biểu Phật giáo lần thứ II, nhiệm kỳ (2017-2022). Chứng minh và tham dự buổi lễ có Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu – Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự TƯ Giáo hội Phật giáo Việt Nam ( HĐTS GHPGVN); Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN- Trưởng ban TSGHPG tỉnh Tuyên Quang.

Ban Trị sự Phật giáo Tuyên Quang nhiệm kỳ 2017-2022

Bà Hà Thị Khiết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương, bà Triệu Thị Lún, Trưởng Ban Dân vận kiêm Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Tuyên Quang, cùng đông đảo các Phật tử tiêu biểu.

Khẳng định Phật giáo xứ Tuyên sống trong lòng dân tộc, Hòa thượng Thích Gia Quang nhấn mạnh: Nhiệm kỳ 2017-2022 sẽ tập trung xây dựng chính quyền đoàn thể tham giá các hoạt động xây dựng và bào vệ tổ quốc; Phát huy tinh thần đại đoàn kết các dân tộc trong MTTQ cùng với các tôn giáo khác xây dựng tỉnh Tuyên Quang giàu đẹp văn minh. Bên cạnh đó phối hợp với các cơ quan chức năng, Nhà nước phổ biến Luật tín ngưỡng, Tôn giáo sau khi Chủ tịch nước kí lện ban hành; Tiếp tục vận động Tăng, Ni tham các các hoạt động từ thiện xã hội. Phối hợp với các cơ quan ban ngành trùng tu tôn tạo các ngôi chùa trên địa bàn tỉnh...

Hòa thượng Thích Gia Quang, Trưởng ban Trị sự Phật giáo Tuyên Quangphát biểu khai mạc Đại hội

Theo Đại đức Thích Thanh Tân – Phó Chủ tịch Hội đồng TSGHPG tỉnh Tuyên Quang, nhiệm kỳ qua,  Ban trị sự phối hợp với MTTQ tỉnh phát động phong trào thi đua yêu nước trong nhân dân phật tử, toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở Khu dân cư, truyền thống cách mạng thi đua yêu nước của đồng bào các dân tộc tỉnh Tuyên Quang, nơi thủ đô kháng chiến, các vị trụ trì luôn chấp hành tốt chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, tham gia vào các tổ chức đoàn thể của tỉnh và địa phương như: Hội đồng nhân dân, Ủy ban MTTQ các cấp.

Triển khai sâu rộng đến Tăng, Ni, tín đồ phật tử đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp năm 2013 và góp ý xây dựng Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Vận động Tăng, Ni, Phật tử hưởng ứng tích cực đóng góp xây dựng tượng đài “”Bác Hồ với nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang””. Phối hợp với UBMTTQ tỉnh phát động phong trào xây dựng chùa cảnh tinh tiến. Chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Nội vụ tuyên truyền, phổ biến và vận động Tăng, Ni, Phật tử tích cực tham gia bầu cử Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp 2016-2021. Đại Đức Thích Thanh Phúc, sư cô Thích Nữ Đàm Nghiêm  tham gia Ủy viên UBMTTQ Việt Nam tỉnh, Sư cô Thích Nữ Diệu Tâm tham gia Hội Khuyến học tỉnh và nhiều vị tham gia công tác tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương.

Động viên Tăng, Ni tham gia vào các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, phát huy của người làm chủ đại diện cho Phật giáo của địa phương trong các cơ quan chức năng và nhiệm kỳ được giao phó, như: Đại đức Thích Thanh Phúc tái ứng cử Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; Đại đức Thích Thanh Tân ứng cử Đại biểu Hội đồng nhân dân TP Tuyên Quang.

Phát huy tinh thần đoàn kết trong khối đại đoàn kết dân tộc trong Mặt trận Tổ quốc cũng với các tôn giáo khác để góp phần xây dựng tỉnh Tuyên Quang giàu đẹp, văn minh, khắc phục mọi tiêu cực, hành vi lợi dụng tôn giáo làm ảnh hưởng đến sự hòa hợp trong Giáo hội và trong nhân dân. Kết hợp với Chính quyền thôn, bản, tổ dân phố tổ chức ngày hội Đại đoàn kết dân tộc.

Tại Đại hội, tham luận Bảo tồn phát huy bản sắc truyền thống văn hóa của Phật giáo miền Bắc đặt ra vấn đề pháp phục: Trong một khoảng thời gian dài do tâm lý Phật tử không nhất quán và tình trạng thiếu rụt rè về nhân lực thấm nhuần văn hóa Phật giáo miền Bắc nên dẫn đến vấn đề về pháp phục thiếu sự thống nhất. Cụ thể, về màu sắc và hình thức chịu ảnh hưởng của miền Nam và nước ngoài. Chúng ta đều biết pháp phục, Phật giáo miền Bắc lấy loại vải thô màu nâu (ngày xưa nhuộm bằng củ nâu) là chủ yếu. Các sự bậc cao mặc áo tràng vạt màu vàng. Tương tự, Phật tử đi lễ chùa cũng mặc áo Phật tử và áo tràng màu nâu. Thiết nghĩ, chiếc áo nâu, màu của đất tượng trưng cho sự khiêm cung, tượng trưng cho sức mạnh im lặng và cũng là nhắc nhở về pháp môn nhẫn nhục nguyễn học hạnh của đất sẵn sàng đón nhận mọi chướng duyên trong cuộc đời. Vì thế cần tiến hành quyết định công nhận và thực hiện với màu nâu là màu sắc truyền thống của Phật giáo miền Bắc, ở địa bàn tỉnh Tuyên Quang nói riêng, miền Bắc nói chung.

Các cháu thiêu niên tỉnh chúc mừng Đại hội

Về công tác từ thiện, với tinh thần từ bi cao cả ấy, hoạt động từ thiện – xã hội của Phật giáo tỉnh Tuyên Quang trong những năm qua không những chỉ thu hút sự tham gia của giới Tăng, Ni, Phật tử mà còn mở rộng đến nhiều tầng lớp nhân dân trong tỉnh, hoạt động từ thiện – xã hội phối hợp với các cơ quan chức năng các cấp các ngành làm tốt công tác an sinh xã hội, duy trì mạng lưới xã hội, cùng nhau gắn kết để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Về tình hình hoạt động từ thiện trong nhiệm kỳ 2012-2017 Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Tuyên Quang đã tích cực vận động Tăng, Ni, Phật tử tham gia công tác từ thiện tại địa phương.

Với gần 40 ngôi chùa trong tỉnh Tuyên Quang, trong đó nhiều chùa, trong đó nhiều chùa được xếp hạng di tích lịch sử. Được sự quan tâm của chính quyền các cấp và sự đóng góp của Tăng, Ni, Phật tử và nhân dân, nhiều chùa đã được xây dựng, trùng tu tôn tạo như: chùa An Vinh xây dựng ngôi Tam Bảo, chùa Hang xây dựng ngôi Bảo Tháp, chùa Đại Bi xây dựng nhà Mẫu, chùa Đồng Yên, chùa Minh Cầm, chùa Phổ Linh, chùa Nghiêm Sơn, chùa Phật lâm, chùa Bảo Ninh Sùng Phúc, chùa Phúc Long... được trùng tu đã làm cho văn hóa Phật giáo tôn nghiêm, phục vụ nhân dân, phật tử địa phương và du khách thập phương mỗi khi đến tham quan. Bên cạnh đó, phối hợp với các cơ quan Nhà nước, hướng dẫn tín đồ phật tử không sử dụng, tuyên truyền những tài liệu, ấn phẩm không có nhà xuất bản, không được phép lưu hành. Thực hiện chỉ đạo của Hội đồng Trị sự về việc thực hiện văn minh trong việc hiếu, việc tang đã ra thông báo hướng dẫn Phật tử không rải tiền, vàng mã... trên đường đưa tang.

Bà Triệu Thị Lún,  trao bằng khen cho các cá nhân tiêu biểu đã có đóng góp vì sự phát triển của Phật giáo tỉnh Tuyên Quang nhiệm kỳ qua

Bà Triệu Thị Lún, Trưởng Ban Dân vận kiêm Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Tuyên Quang ghi nhận: Trong nhiệm kỳ qua, dưới sự hướng dẫn của Trung ương GHPGVN, Ban Trị sự PG tỉnh Tuyên Quang đã không ngừng củng cố phát triển về mọi mặt, thực hiện tốt phương châm đạo pháp dân tộc, chủ nghĩa  xã hội, đoàn kết, hòa hợp, phát huy tinh thần gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, hướng dẫn Tăng, Ni, Cư sĩ, Phật tử sinh hoạt và hoạt động tôn giáo theo đúng hiến chương điều lệ của GHPGVN và quy định của pháp luật. Phân công Tăng, Ni về trụ trì, quản lý và hoạt động tại các cơ sở thờ tự để hướng dẫn Phật tử sinh hoạt tôn giáo theo đúng đạo pháp, giảm thiểu hoạt động mê tín dị đoan, xây dựng chùa cảnh tinh tiến, tổ chức nhiều hoạt động nhân đạo, thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo sống tốt đời đẹp đạo.

Đại hội thống nhất suy cử tân Ban trị sự gồm 27 ủy viên và suy tôn Hòa thượng Thích Quang tiếp tục giữ cương vị Trưởng Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Tuyên Quang trong nhiệm kỳ mới 2017-2022.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm