Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 26/09/2012 - 15:18
(Thanh tra) - Ngày 22/9, Viện Trần Nhân Tông vừa ra đời tại Boston, Mỹ đã lần đầu tiên trao giải thưởng quốc tế mang tên “Trần Nhân Tông - Hòa giải và Yêu thương” và tổ chức một hội nghị về chủ đề này.
Huy chương Giải thưởng Trần Nhân Tông - Hòa giải và Yêu thương. Ảnh: Internet
Nhiều học giả cho rằng, hòa bình cũng là một giá trị, cũng là một mục tiêu, cũng là vấn đề, nhưng hòa giải cũng đặt ra nhiều vấn đề cho chúng ta làm. Bởi có hòa giải, có khoan dung, có lượng thứ nhau, có thông cảm, đồng cảm, chia sẻ với nhau, thì sẽ dễ dàng dẫn đến, hoặc nó là nền tảng để có được hòa bình vững chắc.
Ý tưởng thành lập Viện Trần Nhân Tông do nhà báo Nguyễn Anh Tuấn, cựu Tổng Biên tập Báo Điện tử VietnamNet, đề xuất từ năm 2009. Sau đó được cụ thể qua buổi trình diễn nhạc giao hưởng chủ đề “Hòa giải và Yêu thương” ngày 22/4/2010 tại Nhà hát Lớn (Hà Nội). Hiện nay, ông Tuấn đang làm công việc nghiên cứu tại Trung tâm Báo chí, Chính trị và Chính sách công Shorenstein, Đại học Harvard. Sáng kiến thành lập Viện Trần Nhân Tông và Giải thưởng Quốc tế Trần Nhân Tông - Hòa giải và Yêu thương đã nhận được sự ủng hộ của các giáo sư (GS) có uy tín tại Đại học Harvard.
Trần Nhân Tông là một Hoàng đế của Vương quốc Đại Việt nửa cuối thế kỷ XIII. Nhân vật lịch sử này được biết đến cùng lúc như là người lãnh đạo Vương quốc trong thời gian diễn ra 2 cuộc chiến tranh vệ quốc chống xâm lược Nguyên - Mông phía Bắc, người kiến lập nền hòa bình với Vương quốc Chăm-pa ở phía Nam.
Trần Nhân Tông còn đặc biệt nổi tiếng như là người sáng lập dòng Thiền Phật giáo mang tên Trúc Lâm Yên Tử. Trong vài thập niên gần đây ở Việt Nam, Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được phục hồi và có xu hướng phát triển mạnh.
Trần Nhân Tông được coi như một trong các vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam, trị vì đất nước với một phong cách gần dân và một chủ trương khoan hòa.
Xây dựng một giải thưởng mang tầm cỡ quốc tế về Hòa giải và Yêu thương mang tên Trần Nhân Tông, Tổ chức Open Minds Union muốn vinh danh những người dấn thân cho sự nghiệp hòa giải, yêu thương của con người trên toàn thế giới; những người có sáng kiến, có đóng góp hiệu quả trong việc hoà giải, chấm dứt xung đột, giải quyết mâu thuẫn giữa các cộng đồng, giữa các quốc gia, dân tộc, tôn giáo; những người có tấm lòng yêu thương cao cả, đem hạnh phúc đến cho nhân loại cũng như nhằm nghiên cứu, giới thiệu, tôn vinh sự nghiệp và tư tưởng vĩ đại của Phật hoàng Trần Nhân Tông ra với thế giới.
Theo GS Daniel Shapiro của Trường Luật Harvard, “một năm thế giới mất đi 3.000 tỷ USD để giải quyết những vấn đề như chiến tranh, bạo loạn, xung đột, thiên tai. Nếu thế giới ngăn chặn được thì sẽ tiết kiệm được một khoản tiền lớn để đầu tư vào kinh tế và giải quyết được những vấn đề lâu dài của nhân loại”.
Còn nhà báo Nguyễn Anh Tuấn thì chia sẻ: Tôi nghĩ rằng, Trần Nhân Tông là một giá trị của nhân loại chưa được giới thiệu nhiều và nhân loại chưa biết đến nhiều. Bản thân tôi có một niềm tin, đó là một giá trị cao quý mà nhân loại trân trọng, nếu như chúng ta giới thiệu đúng lúc, đầy đủ. Tôi nghĩ rằng, có nhiều người cũng có niềm tin ấy cho nên đồng cảm với nhau.
Cũng theo ông Tuấn, vấn đề xung đột của nhân loại không bao giờ dứt; khoa học, công nghệ phát triển mạnh; kinh tế phát triển mạnh; nhiều thành quả và chúng ta đang sống trong thời đại văn minh, thời đại thông tin Internet, mobile, nhưng chưa bao giờ chúng ta có một thế giới yên bình, không có xung đột, không có bạo lực. Không có chiến tranh thì có bạo lực ở nơi này, nơi khác, giữa người này, người khác, nhóm này, nhóm khác. Đó là lý do khiến mọi người vẫn tiếp tục quan tâm, mặc dù có nhiều tổ chức xã hội, nhiều phong trào dấy lên ở nhiều nơi, đã làm rất nhiều, chứ không phải ngày nay chúng ta mới làm, nhưng mà có lẽ vẫn chưa đủ.
GS Thomas Patterson, Trường Quản lý Nhà nước John F. Kennedy thuộc Đại học Harvard, Chủ tịch Giải thưởng Trần Nhân Tông - Hòa giải và Yêu thương, lại cho rằng, có 2 nhân tố khiến Giải thưởng độc đáo: Một là, nó trao cho 2 cá nhân, những người làm việc cùng nhau ở 2 phía đối lập, đã giúp giảm sự khác biệt giữa 2 bên. Hòa giải là hành động hàn gắn, mang những phía đối lập lại với nhau. Để hòa giải thực sự được diễn ra, cả 2 phía phải sẵn sàng hợp tác và nhượng bộ, mặc dù trong một số trường hợp, một bên đã đàn áp bên kia. Chỉ khi mỗi bên sẵn sàng bước tới với cái ôm hôn cho bên kia, hòa giải thực sự xảy ra. Yếu tố độc đáo thứ hai, chính là bản thân Trần Nhân Tông. Ông có một cuộc đời thực sự anh hùng và đạo đức. Trong toàn bộ lịch sử nhân loại, chỉ có một vài lãnh đạo đã từ bỏ quyền lực và giàu sang để mang lại một ví dụ về sự giản dị và đạo đức cho thế hệ sau.
Chính GS Thomas Patterson là người đề xuất ý tưởng và phương án để Viện Trần Nhân Tông triển khai xây dựng Bảo tàng Trần Nhân Tông ở Hà Nội. GS cho biết, nhiều đồng nghiệp của ông ở Harvard cùng một số nhà báo lớn ở Mỹ rất trân trọng và sẵn sàng đồng hành cùng Viện Trần Nhân Tông bởi tư tưởng, minh triết và sự nghiệp của Trần Nhân Tông thực sự là một giá trị rất quý không chỉ của dân tộc Việt Nam mà còn của cả nhân loại.
Tại hội nghị về hòa giải tổ chức ở Đại học Havard vào ngày 22/9, các học giả có những báo cáo chuyên sâu, tiến tới tổ chức các hội nghị về Trần Nhân Tông bàn về những giải pháp để giải quyết xung đột, ngăn ngừa xung đột.
Viện Trần Nhân Tông sẽ là nơi tập hợp, liên kết, vận động nhiều nguồn lực trí tuệ, hợp tác trong và ngoài nước, làm sao để phối hợp cùng nhau nghiên cứu, đưa ra được các kết quả tốt. Công việc này đòi hỏi phải có thời gian và công sức của nhiều học giả lớn ở Harvard và vùng Boston cùng với tâm huyết của các nhà khoa học, nhà văn hóa lớn tại Việt Nam. Chỉ có vậy, Giải thưởng Trần Nhân Tông - Hòa giải và Yêu thương mới thực sự đem đến những giá trị, những giải pháp cho thế giới, để vừa ngăn ngừa, vừa giảm thiểu, làm sao cho xung đột trên thế giới bớt đi, hòa giải yêu thương trở nên chủ đạo trong cuộc sống hàng ngày.
Trà Vân
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.
Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024TC
23:39 09/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC