Đình và chùa xã La Phù (thuộc thôn Đấu Tranh, xã La Phù, Hoài Đức, Hà Nội) được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1988. Tuy không còn tài liệu văn tự nào ghi chép về niên đại ra đời cụ thể của đình La Phù, nhưng người dân cho biết đình đã tồn tại hàng trăm năm, đến nay, đình là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của người dân, đặc biệt là nơi diễn ra lễ hội rước lợn nổi tiếng vào ngày 13/1 âm lịch hàng năm.Từ nhiều thập kỷ trở lại đây, khu đất đầu đình xã La Phù về phía Nam có hình thành một chợ tạm và sắp tới, UBND xã La Phù quyết định nâng cấp chợ tạm thành chợ dân sinh. Tuy nhiên, điều này vấp phải sự phản đối của người dân và ban khánh tiết của cụm đình, bởi cho rằng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan môi trường sinh thái của khu di tích đình và chùa La Phù. Đình và chùa xã La Phù (thuộc thôn Đấu Tranh, xã La Phù, Hoài Đức, Hà Nội) được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1988 Nhộn nhạo cảnh chợ tạmTheo quan sát của PV, chợ tạm dựng ngay sát bên đình làng La Phù, họp từ sáng đến chiều. Người bán hàng kê bếp than ngay chợ để chế biến, xe cộ để nhộn nhạo. Những chiếc bạt che nắng, che mưa giăng buộc tạm bợ. Trong chợ còn ngổn ngang vật liệu xây dựng, máy xúc phục vụ cho việc nâng cấp chợ tạm thành chợ dân sinh.“Đấy là chưa kể than đun nấu, thậm chí người đi vệ sinh ngay tại gốc đa cổ thụ 500 năm tuổi. Cây đa này cùng 2 cây đa khác trong khuôn viên đình La Phù vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam ký quyết định công nhận là cây Di sản Việt Nam”, một người dân lo lắng cho số phận của cây Di sản vừa được công nhận.Ông Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho biết, việc họp chợ quá sát cây gây mất vệ sinh, đè nén sức nặng, lên cây. Thậm chí, người dân tiện thì đổ nước nóng, rác thải những chất không có lợi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của cây. Tuy nhiên, khi nhận quyết định công nhận 3 cây đa thuộc cụm đình chùa La Phù là cây Di sản Việt Nam, người dân muốn đề nghị chính quyền đẩy chợ ra xa để đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh khu vực cây, đồng thời hứa sẽ có ý thức giữ gìn vệ sinh chung. Những chiếc bạt che nắng, che mưa giăng buộc tạm bợ ngay sát đình, che cả mái miếu thờ nhỏ bên gốc đa cổ thụ Ông Tả Tương Quý, thôn Đấu Tranh, xã La Phù, thành viên ban khánh tiết của cụm đình chùa này bức xúc: “Từ xưa, đình chùa cho dân mượn đất để làm chợ tạm. Song, nay UBND xã muốn nâng cấp thành chợ dân sinh, chúng tôi hoàn toàn không tán thành. Cứ thế này thì nhà đình, nhà chùa sẽ vĩnh viễn hóa chợ mất thôi”.Sai sót trong khoanh vùng bảo vệ di tíchCác cụ trong ban khánh tiết sau đó đã gửi đơn kiến nghị và kêu cứu tới Bộ VHTT&DL cùng Sở VHTT&DL Hà Nội. Trong đơn, ban khánh tiết không nhất trí nâng cấp chợ tạm thành chợ dân sinh và đề nghị trả lại khu đất hiện là chợ tạm cho đình.Ngày 23/10, Sở Văn hoá Hà Nội gửi công văn hồi đáp. Căn cứ trên hồ sơ xếp hạng hiện lưu tại Ban Quản lý di tích thắng Hà Nội, Sở xác nhận: “Hiện nay tại khu vực gần đình La Phù có chợ tạm của xã họp hàng ngày từ sáng đến chiều đúng như phản ánh trong đơn kiến nghị. Đồng thời, căn cứ hồ sơ trên, đối chiếu vị trí với chợ tạm trên thực tế, thì khu vực chợ tạm hiện nay nằm trong khu vực bảo vệ của di tích”.Trước phản ứng của người dân, cũng như nhận được ý kiến của Sở VHTT&DL Hà Nội, UBND xã quyết định tạm dừng cải tạo chợ. Ông Dư Quốc Bảo, Phó Chủ tịch UBND xã La Phù khẳng định UBND xã và Đảng ủy không chủ trương xây chợ mới mà đây là chợ dân sinh đã tồn tại nhiều thập kỷ qua. Do nhiều năm chợ đã được xây dựng tạm với hình thực cột bê tông và mái phibro xi măng đã xuống cấp với nhiều cột bị gãy, nhiều vị trí phải che bằng ni lông để tránh nước.“Qua khảo sát của UBND xã và xin ý kiến của huyện, chúng tôi chỉ muốn thay cột bê tông bằng những tuýp sắt, thay tấm lợp phibro xi măng bằng mái tôn. Điều này không làm ảnh hưởng tới mỹ quan, cảnh quan di tích. Quyết định cải tạo chợ tạm thành chợ dân sinh được các cấp phê duyệt để cải tạo, và đã thông qua hội đồng nhân dân kỳ họp 18 và thông qua các thôn xóm. Dự kiến chợ lớn của xã La Phù sẽ xây dựng năm 2020 ở một khu vực khác. Khu vực này chỉ là chợ tạm”, ông Bảo giải thích. Chợ tạm trước khi nâng cấp. Ảnh: UBND xã cung cấp "Điều đáng nói, trong hồ sơ xếp hạng di tích gốc, phần diện tích của di tích này lại rất bất cập so với hiện trạng", ông Dư Quốc Bảo cho biết.“Trong bản đồ khoanh vùng quy hoạch di tích lịch sử văn hóa đã có sự chồng chéo, chồng lấn, thiếu thừa không đúng quy định của pháp luật”, ông Bảo chia sẻ.Cụ thể, phần bản vẽ này bỏ sót những phần quan trọng của di tích như hồ nhỏ trong quần thể đình chùa, nơi được coi là miếng ấn hòn ngọc của di tích. Trong khi đó lại khoanh nhầm thêm diện tích của một số gia đình đã sinh sống lâu năm.Ông Bảo nhấn mạnh: “Việc khoanh vùng di tích không chính xác, không phân định rõ khu vực 1, khu vực 2 theo Luật Di sản Văn hóa và Nghị định 98, ở khu dân cư đương nhiên không có vùng 2 song vùng 1 cũng không rõ ràng. Hơn thế, việc ngẫu nhiên vẽ tay vùng UBND cũ và chợ dân sinh này không ở vùng 1 cũng chẳng ở vùng 2”.Cũng theo ông Dư Quốc Bảo, hiện phòng văn hóa xã và huyện không lưu hồ sơ gốc của di tích mà hiện chỉ lưu tại BQL danh thắng Hà Nội. Như vậy, việc khoanh vùng bảo vệ cho di tích cấp quốc gia lại được thực hiện mà không hề dựa trên hồ sơ gốc. Trong khi trước đó huyện đã có quy hoạch, quyết định về các vấn đề liên quan đến di tích và chợ tạm nói trên. “Chỉ sau khi Sở gửi công văn, chúng tôi mới được tiếp cận hồ sơ từ Sở. Bởi bản thân chúng tôi, cũng như phòng văn hóa huyện đều không có hồ sơ lưu”, ông Bảo cho biết.Ông Bảo nhấn mạnh việc cải tạo là cần thiết và sẽ triển khai theo đúng luật di sản văn hóa, không vi phạm đến khu vực bảo vệ của di tích: “Chúng tôi sẽ có buổi họp với nhân dân và các cụ. Việc cải tạo chợ đã được các cấp phê duyệt dù đúng trình tự luật pháp nhưng chúng tôi tạm dừng vì có sự không khớp nhau trong khoanh vùng.Việc nâng cấp chợ dân sinh là cần thiết song cũng không vì thế mà chúng tôi vi phạm pháp luật”./.