Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Giọng hát Hà Thị Cầu - Di sản quý giá của nghệ thuật Xẩm

Thứ ba, 24/01/2012 - 07:58

(Thanh tra)- Những làn điệu xẩm cùng giọng hát của bà là di sản quý giá còn lại của nghệ thuật xẩm. Dù đã ở tuổi 90, nhưng ngày ngày trong ngôi nhà nhỏ ở xã Yên Phong, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, bà vẫn hát và xem đó là niềm vui, niềm an ủi tuổi già.

Dù đã bước sang tuổi 90 nhưng hàng ngày trong căn nhà nhỏ nghệ nhân Hà Thị Cầu vẫn hát và xem đó như một nhu cầu tự thân.

Chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân vào những ngày cuối năm 2011 để nghe bà kể về cuộc đời theo nghiệp hát rong của mình. Bà tên thật là Hà Thị Năm, sinh năm 1921 tại làng Sở, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định trong một gia đình đã 3 đời làm nghề hát rong, cha mất sớm nên ngay từ khi lên 10 tuổi, cô bé Hà Thị Năm đã phải theo mẹ đi khắp các chợ quê để hành nghề hát xẩm kiếm sống. Nhờ đó mà chỉ một thời gian ngắn, cô bé Hà Thị Năm đã thuộc nhiều câu hát rong nơi kẻ chợ. Năm lên 16 tuổi, cha mất, bà cùng mẹ về sinh sống tại thôn Quảng Phúc, xã Yên Phong, huyện Yên Mô, Ninh Bình và tiếp tục hành nghề hát xẩm. Tại đây, bà đã gặp và chấp nhận làm vợ thứ 18 của ông Nguyễn Văn Mậu, một người có tài đàn hát. Sau khi trở thành vợ của một “trùm xẩm” bà đã theo chồng rong ruổi đi hát khắp các chợ, nhà ga, bến tàu từ Hải Phòng vào tận đất Thanh Hóa, Nghệ An...

Bà nói, xẩm có rất nhiều làn điệu, nếu ai đã hát được điệu Lưu thủy thì sẽ hát được rất nhiều bài như: Huê tình, Hà liễu, Ba bậc, Cò lả... Vừa nói tay bà vừa cầm cây líu (Nhị) lên và cất giọng hát: Mẹ kể từ khi mới sinh/Con đâu đã biết gì đau thương/Giặc Pháp giày xéo quê hương/Bà con chết đói ngập đường, đầy chợ... Từ khi có Đảng dẫn đường/Tự do độc lập qua cầu nguy nan/ Mẹ con ta khỏi bần hàn...

Hơn 60 năm rong ruổi đi hát khắp mọi nơi nhưng chính bà cũng không biết xẩm có từ bao giờ. Bà chỉ biết rằng, ngay từ khi còn bé, bà đã theo mẹ đi hát và thuộc rất nhiều những làn điệu xẩm khác nhau. Trong đó, có những bài hát gắn với tên tuổi của bà như: Theo Đảng trọn đời, Mẹ sinh con ra… Cũng nhờ giọng hát độc đáo đó đã đưa bà đến với những sân khấu lớn của nghệ thuật xẩm Việt Nam, đã có lần bà được mời đi biểu diễn tại Trung Quốc. Bà đã đạt được nhiều danh hiệu cao quý như: Danh hiệu nghệ sỹ ưu tú năm 1992; năm 1998, bà được nhận Bằng khen của Đài tiếng nói Việt Nam và giải đặc biệt "Nghệ nhân hát chèo tỉnh Ninh Bình” trong liên hoan trích đoạn tuồng chèo hay toàn quốc; năm 2004, bà được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian; năm 2008, bà tiếp tục nhận giải thưởng Đào Tấn - giải thưởng cho những đóng góp trong việc gìn giữ vốn quý của nghệ thuật dân tộc.

Giải thưởng Đào Tấn - Giải thưởng cho những đóng góp trong việc gìn giữ vốn quý của nghệ thuật dân tộc


Dù tuổi cao, nhưng bà vẫn tham gia dạy hát cho các nghệ nhân nhí. Theo bà, hát xẩm đòi hỏi mọi người phải có niềm đam mê, có giọng hát khỏe thì mới theo nghề được.


Hoàn cảnh gia đình bà còn nhiều khó khăn nhưng, trong ngôi nhà nhỏ ấy luôn tràn ngập tiếng cười đùa của trẻ nhỏ. Chị Mận, con gái bà chia sẻ: “Mấy năm nay sức khỏe của mẹ đã yếu, vợ chồng tôi khuyên mẹ đừng đi hát nữa nhưng, hễ trong làng có đám nào mời thì mẹ đòi đi bằng được”.

Được biết, UBND huyện Yên Mô, Ninh Bình đang hoàn thiện Đề án bảo tồn nghệ thuật hát xẩm của nghệ nhân Hà Thị Cầu tại xã Yên Phong. Những làn điệu xẩm cùng giọng hát của bà là những di sản quý giá còn lại của nghệ thuật xẩm cho muôn đời sau.


Nguyễn Trường

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm