Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 16/05/2011 - 15:08
(Thanh tra) - Du lịch văn hóa đang trở thành xu hướng chung ở các nước đang phát triển. Nhờ có sẵn nguồn tài nguyên du lịch nhân văn đa dạng và phong phú, Việt Nam xem đây là hướng phát triển nhiều triển vọng. Tuy nhiên, hoạt động du lịch văn hóa ở nước ta đã và đang thiếu sự quản lý, kiểm soát chặt chẽ. Từ đó dẫn đến hệ lụy báo động.
Chợ tình Sa Pa ngày nay đã không còn ý nghĩa và mục đích nguyên thủy_Ảnh tư liệu
Động cơ chính của du lịch văn hóa là để tìm hiểu phong tục tập quán, văn hóa nghệ thuật, di tích lịch sử, lễ hội, tôn giáo tín ngưỡng. Từ đó gia tăng ý thức bảo vệ những giá trị tinh thần ấy của cả du khách lẫn người làm du lịch. Nhưng một số cá nhân, tổ chức lại cố tình vứt bỏ cốt lõi, nội dung chứa đựng của văn hóa. Chỉ giữ lại vỏ bề ngoài của nó và thay đổi để thỏa mãn hứng thú của khách, chạy theo lợi nhuận.
Mỗi nền văn hóa đều gắn liền với một số lễ hội, sự kiện lịch sử tôn giáo. Khi được thay đổi để đáp ứng nhu cầu của du khách, ý nghĩa của nó đã mất đi. Văn hóa biến thành một thứ hàng hóa sinh lợi, được mua bán, trao đổi bằng tiền.
Lễ khai ấn Đền Trần vốn là một phong tục đẹp, thể hiện kỷ cương của Nhà nước, uy quyền pháp luật của một quốc gia độc lập nay lại trở thành nơi chen lấn, xô đẩy, mua thần bán thánh. Mặc cho Ban tổ chức tuyên bố rằng sẽ phát ấn miễn phí, nhưng những ai tiếp cận được bàn phát ấn thì trên tay đều cầm tiền. “Tiền có vào thì ấn mới ra”. Và kết quả tất yếu của hàng hóa hóa là làm tầm thường nền văn hóa dân tộc.
Chợ tình Sa Pa ngày nay đã không còn ý nghĩa và mục đích nguyên thủy là nơi để thanh niên nam nữ hò hẹn, trao gửi tình cảm trong sáng. Giờ những điệu múa, tiếng khèn gọi bạn chỉ diễn ra khoảng 5 - 10 phút và kết thúc là “màn” xin tiền thưởng du khách.
Theo thống kê, ở nước ta có khoảng 8.000 lễ hội từ cơ sở đến tầm quốc gia. Thế nhưng việc tổ chức, quản lý lễ hội gần như bị thả nổi. Cộng với văn hóa ứng xử trong lễ hội của người tham gia có nhiều biểu hiện lệch lạc, thái quá, khiến cho lễ hội vốn là nét đẹp văn hóa lâu đời của dân tộc bị biến tướng. Đền thần giả, chùa miếu giả, kiến trúc giả cổ tràn lan “ăn theo” các di tích thật. Nghệ thuật biểu diễn dân gian, nghi thức tôn giáo trở thành “trò diễn” kiếm tiền. Diện mạo văn hóa dân tộc đã bị bóp méo, mất đi giá trị nhân văn vốn có.
Bước tiến của du lịch cũng kéo theo sự thay đổi hành vi tiêu dùng của cư dân địa phương. Khi Hội An được công nhận là di sản văn hóa thế giới, số lượng du khách quốc tế đến đây tăng vọt. Chính quyền địa phương đã tăng cường nhập khẩu các mặt hàng cao cấp để đáp ứng nhu cầu của họ. Từ đó những cửa hàng chuyên bán những mặt hàng truyền thống đã bị thay thế bằng những cửa hàng Âu phục, nhà hàng món Âu. Phục vụ một số lượng du khách muốn mua hàng giá rẻ, những phiên chợ bán hàng thủ công của ở Sa Pa đã trở thành sạp hàng đồ Trung Quốc. Việc này sẽ làm gia tăng mức nhập khẩu và làm giảm đáng kể hiệu quả du lịch.
Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà du khách muốn được thẩm nhận bề dày văn hóa của một nước, một vùng thông qua những di tích lịch sử, văn hóa, những phong tục tập quán còn hiện diện. Nhưng ở nước ta tình trạng các di tích được “trùng tu, xây mới” lại thường xuyên diễn ra. Những phong tục tập quán, lễ hội văn hóa dân gian cũng đã biến tướng khá nhiều. Những hiện tượng, hoạt động phi văn hóa lại diễn ra tràn lan tại những địa điểm du lịch. Du khách sẽ nghĩ gì khi thấy xung quanh đền thờ một danh nhân văn hóa thế giới như Nguyễn Trãi lại chỉ toàn bày bán súng ống, dao kiếm bằng nhựa của Trung Quốc?
Một khi nguồn tài nguyên nhân văn đã mất thì du lịch văn hóa cũng không còn cơ sở tồn tại. Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2011 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã nêu chỉ đạo chung của toàn ngành trong năm 2011 là: “Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, bám sát thực tiễn, giải quyết tích cực những hạn chế, bức xúc, tạo chuyển biến mới trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình”. Cụ thể là nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế.
Thế nhưng, làm sao để phát triển du lịch mà vẫn không làm mất đi bản sắc văn hóa vốn có lại là một câu hỏi chưa được giải quyết thỏa đáng.
Phương Ngọc
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.
Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024TC
23:39 09/12/2024Thái Hải
Thu Huyền
Trọng Tài
Thu Huyền
Cảnh Nhật
Lâm Ánh
Trần Kiên
Lâm Ánh
Trọng Tài
Thái Hải
T.Thanh
Văn Thanh