Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đón bằng Di tích lịch sử văn hóa Nhà lưu niệm Xuân Diệu

Thứ năm, 19/05/2011 - 16:17

(Thanh tra)- Thực hiện Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc xếp hạng "Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh thành phố" đối với Di tích lịch sử văn hóa: Nhà lưu niệm Xuân Diệu, sáng 19/5, UBND huyện Can Lộc, UBND thị trấn Nghèn và Chi 5, dòng họ Ngô Trảo Nha đã tiến hành buổi Lễ đón nhận Bằng Xếp hạng đối với Di tích Nhà Lưu niệm Xuân Diệu.

Đại diện dòng họ và chính quyền Thị trấn Nghèn đón bằng công nhận di tích


Buổi Lễ diễn ra tại Hội trường UBND Thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc với sự hiện diện của ông Võ Hồng Hải, Tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể Thao và Du lịch, Trần Hồng Dần, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh cùng đại diện lãnh đạo chính quyền huyện Can Lộc, con em dòng họ Ngô Trảo Nha và đông đảo nhân dân địa phương đã tổ chức rước Bằng về Nhà Lưu niệm Xuân Diệu tại khối Phúc Sơn - Thị trấn Nghèn.

Không khí long trọng, trang nghiêm tại buổi lễ

Lễ rước bằng

Đường vào di tích lịch sử văn hóa quốc gia đền thờ Ngô Phúc Vạn và khu lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu

Con em họ Ngô Trảo Nha trước bàn thờ  tưởng niệm nhà thơ Xuân Diệu

Một số kỷ vật của cố nhà thơ Xuân Diệu trưng bày tại nhà lưu niệm


Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha sinh tại Gò Bồi, xã Tùng Giản, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định (quê ngoại của Xuân Diệu). Cha là ông Ngô Xuân Thọ, là ông Đồ Nho (thường gọi là ông Kép Thụ), người Trảo Nha (nay là thị trấn Nghèn), Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh và mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp.

Xuân Diệu lớn lên ở Qui Nhơn. Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông đi dạy học tư và làm viên chức ở Mĩ Tho (nay là Tiền Giang), sau đó ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn, là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn (1938–1940). Ông tốt nghiệp cử nhân Luật 1943 và làm tham tá thương chánh ở Mỹ Tho một thời gian trước khi chuyển về ở Hà Nội.

Bên cạnh sáng tác thơ, ông còn tham gia viết báo cho các tờ Ngày Nay và Tiên Phong. Ông là một trong những người sáng lập Đoàn báo chí Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam. Trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của mình, Xuân Diệu được biết đến như là một nhà thơ lãng mạn trữ tình, “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, “Ông hoàng của thơ tình” (Lời Hoài Thanh). Xuân Diệu là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn và cũng đã là một trong những chủ soái của phong trào “Thơ Mới”. Tác phẩm tiêu biểu của ông ở giai đoạn này: Thơ Thơ (1938), Gửi Hương Cho Gió (1945), truyện ngắn Phấn Thông Vàng (1939). Hai tập “Thơ thơ” và “Gửi hương cho gió” được giới văn học xem như là hai kiệt tác của ông ca ngợi tình yêu và qua các chủ đề của tình yêu là ca ngợi sự sống, niềm vui và đam mê sống. "Và ca ngợi tình yêu thì làm sao mà không ca ngợi tuổi trẻ, mùa xuân, ca ngợi thiên nhiên là tổ ấm và cái nôi của tình yêu. Và Xuân Diệu cảm nhận sâu sắc đến đau đớn nỗi thời gian trôi chảy, sự mong manh của đời người cũng như lòng khát khao vĩnh cửu, tất cả đã được diễn tả bằng những câu thơ xúc động, có khi đậm đà triết lý nhân sinh" - Huy Cận, tháng 4 năm 2000.

Năm 1944, Xuân Diệu tham gia phong trào Việt Minh. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông hoạt động trong Hội văn hóa cứu quốc, làm thư ký Tạp chí Tiền Phong của Hội. Sau đó ông công tác trong Hội văn nghệ Việt Nam, làm thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ ở Việt Bắc.

Xuân Diệu tham gia Ban chấp hành, nhiều năm là Ủy viên thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam. Từ đó, Xuân Diệu trở thành một trong những nhà thơ hàng đầu ca ngợi cách mạng, một “dòng thơ công dân”. Bút pháp của ông chuyển biến phong phú về giọng vẻ: có giọng trầm hùng, tráng ca, có giọng chính luận, giọng thơ tự sự trữ tình. Tiêu biểu là: Ngọn Quốc Kỳ (1945), Một Khối Hồng (1964), Thanh Ca (1982), Tuyển Tập Xuân Diệu (1983).

Là cây đại thụ của nền thi ca hiện đại Việt Nam, Xuân Diệu đã để lại khoảng 450 bài thơ (một số lớn nằm trong di cảo chưa công bố), một số truyện ngắn, và nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học.
Xuân Diệu từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I. Ông còn được bầu là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật nước Cộng hòa dân chủ Đức năm 1983. Sau khi Xuân Diệu mất (1985), ông được an táng tại Nghĩ trang Mai Dịch, Hà Nội.

Ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt I năm 1996). Tên của ông được Hà Nội và một số thành phố khác đặt tên đường phố; nhiều trường học trên khắp cả nước được mang tên Xuân Diệu.

Trần Đắc

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm