Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Điều đặc biệt trong ngôi đình Tổng thống Pháp ghé thăm

Thứ tư, 07/09/2016 - 10:03

Bia đá, cột đình cổ, hoành phi câu đối, mái vòm, không gian cổ kính là những đặc trưng của ngôi đình lớn nhất trên phố cổ Hà Nội - đình Kim Ngân được Tổng thống Francois Hollande ghé thăm.

Đình Kim Ngân là điểm dừng cuối cùng của Tổng thống Francois Hollande trong chuyến dạo chơi phố cổ Hà Nội chiều 6/9. Đình tọa lạc tại số 42 phố Hàng Bạc (Hoàn Kiếm, Hà Nội) được xây dựng từ thời Hậu Lê, cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16, thờ ông tổ bách nghệ (tổ trăm nghề) Hiên Viên. Đây được coi là một trong những đình cổ kính, rộng nhất trên địa bàn phố cổ.

 

Tổng thống Francois Hollande được nghe giới thiệu sơ lược về lịch sử ngôi đình cũng như những sinh hoạt văn hóa của người Việt tại đây. Ảnh: Giang Huy.

Các giá trị chính mà di tích đình còn bảo lưu được mang ý nghĩa lớn về mặt kiến trúc nghệ thuật và lịch sử tồn tại phát triển của một phường nghề ở Hà Nội. Vào thời Pháp thuộc, con phố Hàng Bạc có tên tiếng Pháp là Rue de changeurs (tức là phố Đổi Bạc hay phố của những người nhiều tiền). Nơi đây quy tụ những thợ kim hoàn tinh xảo bậc nhất của đất kinh kỳ.

Ngôi đình được xây theo kiến trúc truyền thống kiểu chữ “Công” với gỗ và gạch là vật liệu chính. Đại đình rộng 3 gian, hậu cung 3 gian được giật cấp nâng cao và là hậu cung kép, có sàn thờ và hệ thống vách ngăn riêng biệt.

Nối giữa hậu cung và tiền tế là ống muống (hành lang nối giữa hai dãy nhà) làm theo kiểu kiến trúc 2 tầng mái, mái trên liên kết với tiền tế, mái dưới tạo không gian hở của hai bên và lấy ánh sáng tự nhiên. Tấm hoành phi đặt trang trọng trên cao, hai cột lớn là hai câu đối.

Năm 2009, đình Kim Ngân được trùng tu tôn tạo, và nới rộng mặt bằng với diện tích 575 m2. Hiện trong đình kê bộ bàn ghế và tấm hoành phi câu đối cổ.

Chiếc sập với nhiều hoạ tiết đặt giữa đình.

Công được thêu những họa tiết cầu kỳ đặt trang trọng trên lưng ngựa phía hai bên lối vào hậu cung.

Ba tấm bia đá trên tường.

Sau ngày giải phóng Thủ đô (năm 1954) khuôn viên đình bị thu hẹp, tuy nhiên, tại đình vẫn lưu giữ bia đá, đồ thờ tự, tượng pháp... Về kiến trúc, ở đây vẫn còn nhiều họa tiết chạm khắc đẹp và độc đáo.

Cột đình cổ được lưu giữ bên trong khuôn viên đình.

Đình được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích quốc gia vào tháng 10/2012.

Theo Vnexpress

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm