Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 19/03/2011 - 22:16
Đại lễ tưởng niệm 1.000 năm Quốc sư Khuông Việt viên tịch đã được Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức trọng thể sáng nay (19/3), tại Học viện Phật giáo Việt Nam (Sóc Sơn, Hà Nội) – nơi tương truyền từ hơn 1000 năm trước Tăng thống Khuông Việt từ quan về ở ẩn và mở trường giảng dạy đạo pháp.
Học viện Phật giáo Việt Nam
Đại lễ là dịp để tri ân công trạng của Thiền sư Khuông Việt, tức Ngô Chân Lưu - nhà văn hoá, chính trị, quân sự và ngoại giao kiệt xuất thế kỷ thứ X – người có công lao to lớn với một quốc gia Đại Cồ Việt vừa mới giành được độc lập và bước vào thời kỳ xây dựng, củng cố chính quyền sau hơn 1000 Bắc thuộc. Năm 40 tuổi, Ngài được Vua Đinh Tiên Hoàng phong chức Tăng thống - thái sư đầu triều, tức Tể tướng và người đứng đầu Phật giáo cả nước. Sự kiện này đã cho thấy tính nhập thế của Phật giáo ở đầu giai đoạn tự chủ mà Khuông Việt là người tiên phong.
Thiền sư cũng là người kế thừa dòng thiền Vô Ngôn Thông mà sau này, đến thời nhà Trần, những tinh hoa của thiền phái này đã được kế thừa trong thiền phái Trúc Lâm.
Thái sư quyền ngang tể tướng được tham gia các công việc quốc gia đại sự, đây là mốc son chói lọi trong vấn đề phật giáo hòa nhập đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo Việt Nam. Về sau Phật hoàng Trần Nhân Tông - một vị vua đứng ra làm Phật, còn đây là vị sư đứng ra làm tể tướng. Vai trò của vị quốc sư và vị Phật hòa nhập với nhau Đạo – đời như là một, và sẵn sàng cống hiến cho dân tộc và đạo pháp. Tất cả mọi người cũng đều vì nhân dân, vì chúng sinh là những người nhà Phật cũng như nhà vua đều phải cống hiến, đều phải chăm sóc kể cả cuộc sống vật chất và tinh thần.
Cũng trong sáng nay, Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh đã tưởng niệm 1000 năm ngày Quốc sư Khuông Việt viên tịch để ghi nhớ những đóng góp của Thiền sư khi tham gia chính sự cũng như hành đạo. Đặc biệt, lịch sử ghi nhận ông như một nhà ngoại giao mềm dẻo trong việc duy trì mối bang giao Tống – Việt. Lịch sử còn ghi nhận Quốc sư khi đã ở trên đỉnh cao của quyền lực, được 2 triều vua Đinh và Tiền Lê cung kính nhưng ngài lại rời bỏ chính sự để trở về với Đạo, mở trường đào tạo tăng tài.
Tròn 1000 năm kể từ ngày Đại sư viên tịch, giáo hội Phật giáo Việt Nam tưởng niệm Ngài để tri ân những đóng góp của thiền sư cho Phật pháp và dân tộc.
(Theo VTV)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.
Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024TC
23:39 09/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC