Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 08/03/2011 - 22:10
(Thanh tra) - Người Mạ cũng là một trong những chủ nhân của nhiều bộ chiêng – một nhạc khí tự thân vang; trong đó, tiêu biểu nhất là bộ chiêng droòng gồm 6 chiếc. Cồng chiêng là một trong những hình thức sinh hoạt văn hóa được hình thành và duy trì trong đời sống xã hội cộng đồng dân tộc Mạ Lâm Đồng từ xưa đến nay. Tuy nhiên, sinh hoạt cồng chiêng của người Mạ liệu có hiện hữu trong tang ma hay không hiện là vấn đề đang được xem xét kỹ.
Nhiều bài viết trên một số tờ báo cho rằng: Cồng chiêng là vật thiêng và hiện hữu trong mọi hoạt động cộng đồng của các dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng, đặc biệt là hiện hữu trong cả một đời người từ lúc mới sinh thành cho đến lúc từ giã cõi đời. Cũng như vậy, nhiều người cho rằng, bộ chiêng của người Mạ có mặt trong tang ma của con người. Điều này đúng hay sai?
Mạ và K’ho là hai tộc người thiểu số chính của tỉnh Lâm Đồng, cùng thuộc ngữ hệ Môn Khơme, có nền văn hóa với nhiều nét tương đồng nhau, nói cùng một ngôn ngữ… Đặc biệt, địa vực cư trú của hai tộc người này khá gần nhau nên điều kiện giao lưu văn hóa giữa người Mạ và người K’ho diễn ra khá thuận tiện từ xưa đến nay. Rõ ràng, với điều kiện như vậy, việc tương đồng trong văn hóa cũng là điều rất dễ hiểu giữa hai tộc người này.
Hơn thế, các bộ chiêng của người Mạ cũng khá giống với bộ chiêng của người K’ho nên hầu hết các bài bản chiêng của họ cũng tương đồng. Nếu trong cộng đồng người K’ho có bộ chiêng droòng gồm 6 chiếc chiêng thành viên thì trong cộng đồng người Mạ cũng có một bộ chiêng như vậy. Tuy nhiên, văn hóa của người K’ho không hoàn toàn “chồng khít” lên văn hóa cúa người Mạ. Một trong những “dị biệt” về văn hóa giữa hai tộc người là quan niệm về việc sử dụng cồng chiêng trong đời sống xã hội, đặc biệt là sử dụng trong tang ma. Ở tộc người K’ho, cồng chiêng có mặt trong hầu hết một vòng đời của một con người: Lúc mới sinh thành, cồng chiêng được sử dụng trong lễ thổi tai; khi lìa đời, bộ chiêng cũng góp mặt vào cuộc tiễn đưa con người ta về với bên kia thế giới.
Bởi sự giống nhau đến mức không phân biệt nên không ít người nhầm tưởng rằng văn hóa cồng chiêng của người Mạ cũng là văn hóa cồng chiêng của người K’ho. Một số người cho rằng, trong tang ma, người Mạ có sử dụng cồng chiêng để tấu những bài bản tiễn đưa người chết về với bên kia thế giới.
Cũng có một số tác phẩm báo chí viết rằng bộ chiêng của người Mạ gắn bó với con người ta từ lúc mới được sinh ra đến khi từ giã cõi đời. Khi đọc những trang viết đại loại như vậy, đã có không ít người thuộc chính tộc người Mạ, chủ nhân một số bộ chiêng, trong đó có chiêng droòng đã phản ứng: “Người Mạ mình không ai dám dùng bộ chiêng trong đám tang đâu!”. Qua nhiều chuyến khảo sát ở buôn làng người Mạ, chúng tôi đã được nhiều già làng, nhiều nghệ nhân xác nhận rằng trong tang ma của người Mạ, cồng chiêng không được mang ra sử dụng như một số tộc người khác, đặc biệt là với tộc người K’ho thân cận có nhiều nét văn hóa tương đồng với người Mạ. Lý do người Mạ không sử dụng cồng chiêng trong tang ma thật đơn giản, theo giải thích của các già làng rằng, cồng chiêng cũng như con người, nó cũng có hồn và cái hồn ấy luôn luôn được “con ma” nhòm ngó đến, nên việc đưa cồng chiêng trong lễ tang sẽ là tạo điều kiện cho “con ma” bắt mất cái hồn chiêng. Tất nhiên, ở tộc người K’ho, con người cũng quan niệm cồng chiêng là vạn vật hữu linh nhưng khác với người Mạ là người K’ho không cho rằng đem chiêng ra sử dụng trong tang ma thì hồn chiêng bị bắt mất.
Tuy nhiên, ở cộng đồng người Mạ, việc không được phép mang cồng chiêng vào sử dụng để tiễn đưa người chết không có nghĩa là âm nhạc “cồng chiêng” không hiện hữu. Điều khá độc đáo ở tộc người này chính là ở chỗ: Âm nhạc cồng chiêng vẫn hiện hữu trong lễ tang nhưng không dùng cồng chiêng thật có linh hồn mà thay vào đó bằng một thứ nhạc cụ khác có tên gọi là “đinh điở”. Đinh điở được làm bằng 6 ống lồ ô, thay cho 6 chiếc chiêng của bộ chiêng droòng, được một nghệ nhân nào đó của buôn làng chế tác ngay sau khi làng có người chết. Thường thì bộ chiêng mới chế tác bằng ống lồ ô đó được chôn theo người chết; hoặc có khi nó được làm một nghi thức nho nhỏ để “chôn” theo kiểu khác. Cũng có nghĩa là sau lễ tang, “nhạc cụ thế mạng” này đã bị con ma “bắt hồn” nên nó không được mang theo về buôn làng, sợ hồn “con ma” theo về làm hại dân làng.
Về vấn đề sử dụng nhạc cụ cồng chiêng trong tang ma của người Mạ và người K’ho ở Lâm Đồng, chúng tôi xin được góp một tiếng nói nhỏ như trên để mọi người quan tâm đến vấn đề này cùng bàn thảo một cách kỹ hơn, hiệu quả hơn.
Kim Chánh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.
Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024TC
23:39 09/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC