Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 29/05/2012 - 07:05
(Thanh tra) - Với người thiểu số Tây Nguyên, cồng chiêng và văn hóa cồng chiên là tài sản vô giá. Âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên không những là một giá trị nghệ thuật đã từ lâu được khẳng định trong đời sống xã hội, mà còn là sản phẩm được kết tinh của hồn thiêng sông núi qua bao thế hệ.
Ảnh minh họa
Hẳn sự kiện UNESCO hồi tháng 11/2005 công nhận không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cho đến nay đã gần 7 năm trôi qua nhưng vẫn đang là sự kiện “nóng” trên khá nhiều diễn đàn cũng phần nào nói lên “tầm vóc” của cồng chiêng Tây Nguyên trong đời sống xã hội đương đại.
Tính thiêng của cồng chiêng Tây Nguyên
Hầu hết các dân tộc thiểu số Tây Nguyên đều có sử dụng cồng chiêng, một nhạc cụ luôn gắn liền với đời sống con người và cộng đồng xã hội. Cồng chiêng là một nhạc khí tự thân vang; cái có núm gọi là cồng, cái không có núm gọi là chiêng. Cồng chiêng Tây Nguyên có một tiến trình phát triển riêng trong lòng xã hội các tộc người thiểu số Tây Nguyên. Điều đáng quan tâm là, trong tiến trình ấy, cồng chiêng luôn gắn với đời sống tâm linh tộc người của các dân tộc bản địa Tây Nguyên; từ đó, tính thiêng đã hình thành và phát triển thành một không gian văn hóa chiêng cồng của Tây Nguyên, một không gian văn hóa có yếu tố tâm linh chi phối mạnh mẽ.
Các dân tộc thiểu số Tây Nguyên quan niệm rằng, cồng chiêng là vật thiêng, là “trung gian” giúp con người giao tiếp với các thế lực siêu nhiên, là chiếc cầu nối tinh thần giữa các thành viên trong cộng đồng, và giữa cộng đồng này với các cộng đồng khác.
Nói cách khác, cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất cũng như ý nghĩa về nghệ thuật đơn thuần, mà nó còn là “tiếng nói” của con người và của thần linh theo quan niệm vạn vật hữu linh. Ở tộc người Jarai ở Gia Lai, dàn chiêng arap 13 chiếc thường dùng trong tang ma, chiêng kơm và chiêng trum thường dùng trong lễ rước thần lửa… Với người Churu ở Lâm Đồng, nhạc cụ thường dùng trong tang ma là chiêng sạ atâu với những bài bản chiêng cũng rất riêng. Trong khi đó, người Mạ (Lâm Đồng) thì thay vì dùng chiêng, khi nào làng có tang ma, dân làng thường làm ngay tại chỗ một “bộ chiêng” bằng lồ ô (hoặc tre nứa) để diễn tấu và chôn theo người chết như là một sự “chia của”. Còn đây là cách ứng xử của hầu hết các dân tộc thiểu số Tây Nguyên: Cồng chiêng từ giá trị vật chất đơn thuần muốn trở thành vật thiêng, dân làng phải tiến hành nhiều nghi lễ mang đậm dấu ấn tâm linh, trong đó đáng kể nhất là lễ “đón hồn chiêng”, nghi lễ cuối cùng trong hàng loạt nghi lễ nhằm đưa “hồn chiêng” nhập vào “xác chiêng”.
Không gian thiêng
Với các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, không gian văn hóa để lưu giữ và phát triển âm nhạc cồng chiêng chính là không gian thiêng. Chỉ ở trong không gian ấy, tiếng chiêng với sự ngự trị của thần linh mới có thể “cất lời”, mới có thể nói thay tiếng nói của cộng đồng người trong quá trình giao tiếp với các thế lực siêu nhiên.
Về hình thức, không gian nói trên là không gian của núi rừng hoang dã, của bản làng đơn sơ bên những dòng suối, ngọn núi, rừng cây… Nhưng điều quan trọng nhất là trong không gian ấy có các vị thần, từ thần thiện đến thần ác, cùng “chung sống” với con người. Chỉ có không gian thiêng mới có thể sinh ra được tiếng chiêng thiêng. Bên cạnh đó, trong cái không gian thiêng kia, con người với tư cách là một thực thể của vũ trụ chính là “tầng dưới” đang hướng về một “cõi thiêng” nằm ngoài vũ trụ.
Bởi thế, trong các buôn làng truyền thống Tây Nguyên, khi người già và thầy cúng làm lễ rước chiêng trước khi mang thứ nhạc cụ này vào lễ hội, thì mọi người có mặt quanh đó đều phải im lặng và hướng mắt về phía ngọn lửa với lòng thành tuyệt đối. Đến lúc chiêng được mang vào hội, nghĩa là bộ chiêng đó đã được sự đồng ý của thần linh; cho nên khi những âm thanh trầm bổng dập dồn cất lên thì mọi người đều phải vào vòng xoang với không chỉ giao tiếp với những người quanh mình mà còn vào vòng xoang với thần linh đang hiện hữu quanh mình. Có thể hiểu rằng, trong không gian thiêng của tiếng cồng tiếng chiêng đó, các thế lực siêu nhiên luôn hiện hữu cùng với những hoạt động của cộng đồng.
Giá trị là vậy, song điều đáng nói là trong thời gian gần đây, không gian thiêng ấy đã bị thu hẹp bởi sự thâm nhập đến thái quá của các dòng văn hóa khác; cùng đó, ngay trong cộng đồng các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, nhất là với những người trẻ tuổi, sự đơn giản hóa các quan niệm truyền thống dần phổ biến, vì thế mà tính thiêng của chiêng cồng không còn được như trước.
Hậu quả nhãn tiền cần báo động là, việc sử dụng tùy tiện chiêng cồng (từ làng ra phố) khiến cho nguy cơ tính thiêng của không gian thiêng chiêng cồng bị mai một. Xin đưa ra một ví dụ: Lần lập hồ sơ để đề nghị UNESCO công nhận cồng chiêng là di sản văn hóa nhân loại năm 2005 không chỉ có riêng cồng chiêng Việt Nam mà còn có nhiều bộ cồng chiêng của các nước khác. Tuy nhiên, một trong những tiêu chí để UNESCO công nhận cồng chiêng Tây Nguyên bởi chính nhạc cụ ấy phát triển trong một “không gian văn hóa” và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ấy có nguy cơ bị xóa sổ. Bởi vậy, không gian văn hóa mang tính thiêng ấy có một ý nghĩa và giá trị rất lớn lao khi chúng ta nhìn nhận cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ cho ngày hôm nay mà còn cho một tương lai rất xa để từ đó có một kế hoạch dài hơi nhằm bảo vệ không gian thiêng ấy.
Kim Chánh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.
Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024TC
23:39 09/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC