Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 02/02/2014 - 09:09
(Thanh tra)- 40 năm cầm máy, thực hiện thành công hàng nghìn bức ảnh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Hồng chia sẻ: “Sinh thời, Đại tướng đã tuyệt vời, sự ra đi của Đại tướng cũng có sức mạnh đến kì lạ, làm lay động và kết nối muôn triệu trái tim con người. Đó là một sự bùng nổ”.
Kể chuyện Đại tướng bằng hơn 2.000 bức ảnh
Năm 1973, nhà báo Trần Hồng đầu quân về Báo Quân đội Nhân dân. Trong một sự kiện tác nghiệp đầu tiên, nhà báo Trần Hồng được gặp, chụp ảnh Đại tướng. Có lẽ cái lần gặp gỡ khiến ông “choáng ngợp”, “mất tự tin” khi đối diện với người được cả thế giới ca ngợi ấy lại trở thành mối duyên để Trần Hồng vinh dự trở thành phóng viên ảnh riêng của Đại tướng.
Rồi cơ duyên đã đến, đó là vào tháng 10/1994, khi trình bày với Đại tá Nguyễn Văn Huyên (thư ký riêng của Đại tướng) tại 30 Hoàng Diệu, Hà Nội, thì Đại tướng đi qua. Sau khi biết nguyện vọng được chụp ảnh mình, Đại tướng đã gật đầu và nói với Đại tá Nguyễn Văn Huyên: “Cậu này có thể vào gặp tôi bất cứ lúc nào”.
“Ngay buổi sáng hôm sau, tôi vác máy đến 30 Hoàng Diệu để chụp ảnh Đại tướng. Từ đó, ngoài nhiệm vụ chính ở Báo Quân đội Nhân dân thì chụp ảnh Đại tướng là một mảng tự do nhất của tôi, không ai ra kế hoạch cho tôi và tôi cũng không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là khoảng thời gian hạnh phúc nhất của tôi, bởi tôi được làm những điều cần làm và thích làm”, nhà báo Trần Hồng xúc động nhớ lại.
Trong cuộc đời một người, nhất là người dân Việt Nam, nếu 1 lần được gặp Đại tướng thì đã là rất may mắn. Đối với ông, đây là cơ may quá lớn, vì thế mỗi lần được diện kiến Đại tướng, ông tự nhủ phải tranh thủ chớp cơ hội để ghi thật nhanh, thật đủ những trạng thái của Đại tướng. “Không phải lúc nào chụp Đại tướng cũng đẹp nhưng những khoảnh khắc về Đại tướng luôn đẹp, bởi nó là tài sản vô giá và không có lần thứ hai. Cho đến nay, trong kho ảnh của tôi có khoảng 2.000 bức ảnh về Đại tướng”.
Điều khiến nhà báo Trần Hồng “đau đầu” nhất là lúc nào Đại tướng cũng khoác lên mình bộ quân phục dù ngày thường hay khi lễ, Tết, còn khi mặc thường phục Đại tướng lại không đồng ý cho chụp. “Để có được những bức hình đời thường, tôi phải thuyết phục Đại tướng rất nhiều có khi còn phải giả vờ để Đại tướng không chú ý”.
Từ năm 2009, khi sức khỏe Đại tướng ngày một yếu dù đầu óc hoàn toàn minh mẫn, tỉnh táo, nhà báo Trần Hồng cũng ít chụp hơn, thỉnh thoảng chỉ 1 - 2 kiểu trong những sự kiện lớn để làm tư liệu. “Mỗi lần giơ máy lên lại ngập ngừng. Tôi nghĩ rằng, sự anh kiệt, vĩ đại của một danh tướng dường như khó mà ẩn chứa trong một hình hài, một gương mặt đã hao kiệt vì bệnh tật lẫn tuổi tác”.
“Đại tướng nhớ Bác” - lột tả được nội tâm, thần thái rất sâu sắc
Theo nhà báo Trần Hồng, một tác phẩm tốt phải hướng tới giá trị chân - thiện - mỹ. Ông luôn tôn trọng sự thật một cách tuyệt đối. Đã là ảnh thì phải là sự thật, sự thật và sự thật. Đối với thể loại ảnh chân dung, đặc biệt là đối với ảnh chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thì càng không được tùy tiện thêm bớt, những nếp nhăn, vết sẹo càng phải được trân trọng bới nó chất đầy những gian nan của Đại tướng. “Tôi không thể chấp nhận được cảnh chụp Đại tướng mà photoshop. Những bức ảnh của tôi chụp hoàn toàn chân thực, không qua bất kỳ một khâu xử lý kỹ thuật nào nhằm khắc họa phẩm chất thanh cao, sự giản dị của một vị tướng - một người luôn đau đáu vì nước, vì dân; một thiên tài, nhưng rất mực giản dị và gần gũi”.
Trong hàng nghìn bức ảnh chân thực và xúc động về cuộc đời của Đại tướng, nhà báo Trần Hồng tâm đắc nhất bức ảnh Đại tướng đứng bên tượng Bác Hồ. “Đây là bức ảnh đã lột tả được nội tâm, thần thái của Đại tướng rất sâu sắc. Bản thân Đại tướng cũng rất ưng bức ảnh này”, nhà báo Trần Hồng tiết lộ.
Một lần, kết thúc buổi làm việc, Đại tướng không về ngay mà một mình lưu lại văn phòng. “Tò mò, tôi quay lại và thấy Đại tướng chầm chậm đến bức tượng Bác Hồ đặt trong phòng làm việc, nét mặt đầy tâm trạng. Tôi đứng ở một góc khuất và bấm máy. Dường như lúc ấy, Đại tướng và bức tượng Bác là hai con người đang trò chuyện, giao cảm với nhau. Ánh mắt, thần thái của ông như đang giãi bày, tâm sự điều gì đó với người thầy của mình”. Chính khoảnh khắc đó đã được nhiếp ảnh gia Trần Hồng ghi lại và ông đặt tên cho bức ảnh là “Đại tướng nhớ Bác”.
Góc độ nào, Đại tướng cũng vĩ đại
Những lần chụp ảnh Đại tướng, nhà báo Trần Hồng không khỏi cảm phục vì con người Đại tướng vĩ đại là thế nhưng cũng vô cùng giản dị.
Sau cuộc triển lãm về Đại tướng của Trần Hồng ở Quảng Bình, ông đem các bức ảnh trở về Hà Nội thì nhận được một bức thư tay của vợ chồng Đại tướng viết rằng: “Anh Hồng ơi, bao giờ anh ở nhà, để vợ chồng tôi đến xem ảnh”. “Ở địa vị như vợ chồng Đại tướng đối với một người lính “hạng bét” như tôi, ông bà có thể ra lệnh để tôi đem ảnh đến, không phải có những lời lẽ khiêm nhường đến như vậy”.
Có nhiều dịp được đi cùng Đại tướng, nhà báo Trần Hồng lại càng khám phá ra nhiều điều thú vị ở con người Đại tướng. Nhà báo Trần Hồng luôn cảm nhận ở Đại tướng, toát lên phong thái và bản lĩnh của bậc vĩ nhân hiếm có. “Tiếp xúc với đối tượng nào, Đại tướng đều hòa mình trong bối cảnh đó để mọi người cảm thấy gần gũi. Khi ông tiếp cận với các chính khách nước ngoài, ông giữ lối chuyện sắc sảo, tài tình của bậc lãnh đạo xuất chúng, nhưng khi tiếp xúc với người dân, các cựu chiến binh, lối chuyện và hành động của ông lại uyển chuyển, gần gũi. Sự vào cuộc, khả năng tạo tính giao cảm của Đại tướng rất nhanh và linh hoạt. Chỉ qua vài lời, ông đã có thể nhập cuộc và bắt chuyện với nhiều đối tượng khác nhau, họ trò chuyện thoải mái, tựa như đã quen biết từ lâu. Con người Đại tướng luôn có sức lan tỏa đến kỳ lạ. Góc độ nào, Đại tướng cũng vĩ đại”.
Khi biết tin Đại tướng mất, nhà báo Trần Hồng tâm sự, ông nghe lòng mình hẫng hụt, nhưng không đau buồn. Bởi sự ra đi của Đại tướng là quy luật tất yếu của con người. “Tôi cảm ơn đất, cảm ơn trời, cảm ơn lòng người đã ứng thuận để chọn một ngày tuyệt đẹp khi Đại tướng ra đi. Sinh thời, Đại tướng đã tuyệt vời, sự ra đi của Đại tướng cũng có sức mạnh đến kì lạ, làm lay động và kết nối muôn triệu trái tim con người. Đó là một sự bùng nổ”.
Hồng Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.
Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024TC
23:39 09/12/2024Hương Giang
TC
Thái Hải
Thu Huyền
Trọng Tài
Thu Huyền
Cảnh Nhật
Lâm Ánh
Trần Kiên
Lâm Ánh
Trọng Tài
Thái Hải