Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ca trù – Sự thử thách khắc nghiệt

Thứ bảy, 23/07/2011 - 20:04

Đạt huy chương Vàng Liên hoan các CLB ca trù toàn quốc (2007), nhận Bằng khen của Viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam trong Đêm ca trù Việt Nam (2006), đào nương Nguyễn Thị Mai (Vân Mai) vẫn lặng lẽ ngày đêm như một con tằm nhả tơ kết nên những tấm vải lụa đẹp nhất cho một nền văn hóa cổ truyền của dân tộc...

Đào nương Vân Mai

PV: Cơ duyên nào đã đưa chị đến với ca trù?

Đào nương Vân Mai:
Tôi sinh ra ở Hải Phòng, khi lên 5 tuổi gia đình chuyển về Thái Bình. Đây là cái nôi hát chèo của miền Bắc, vì vậy tôi đã biết hát chèo lúc 8 tuổi. Năm 17 tuổi, tôi vào bộ đội thuộc Tổng cục Hậu cần và tham gia vào đội văn nghệ với sở trường hát chèo, chầu văn. Năm 1995, một lần vô tình tôi được nghe cụ Quách Thị Hồ hát ca trù trên Đài phát thanh, tôi đã say mê ngay và bày tỏ với nghệ sĩ Hồng Thái ở Viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Lúc ấy, cô Hồng Thái liền nói: “tuyệt vời, nếu thế thì tốt quá vì Mai có giọng hát mộc và đẹp đấy”. Từ lời động viên ấy, tôi bắt đầu theo nghiệp hát ca trù - trở thành cái duyên và phận của cuộc đời.

Để có được thành công như ngày hôm nay, có lẽ chị đã phải trải qua những ngày tháng luyện tập gian khổ?

Năm 1995, tôi bắt đầu học ca trù thì mãi tới 2001 mới chính thức trở thành Đào nương. Trong 6 năm khổ cực ấy, hai vợ chông tôi thay phiên nhau lên cơ quan, rồi lại công việc kinh doanh cửa hàng, dạy dỗ con cái, cứ rảnh ra lại học hát ca trù không có lúc nghỉ ngơi. Nhưng có lẽ điều ám ảnh nhất với tôi ấy chính là lúc ngồi tập thở, tập hát, rồi tập gõ phách… khiến người rã rời, chân tay cứng đơ và không cử động được, nhất là cánh tay dùng để gõ phách gần như tê hoàn toàn. Riêng bệnh thoái hóa đốt sống lưng tôi phải chịu hiện nay cũng là do tập hát ca trù mà ra.

Theo chị học ca trù thì khó nhất là điều gì?

Ca trù thì lắm công phu nên cái gì cũng khó. Nhưng có lẽ khó nhất vẫn là việc hát, thả chữ, nảy hột như thế nào, lấy hơi ra sao. Sau đó là học gõ phách, trong thời gian học ca trù tôi vừa phải học hát và gõ phách. Năm 2001 tôi được mọi người công nhận và được đi hát thế nhưng gõ phách thì tận bây giờ tôi cũng chỉ thấy mình “tàm tạm” mà thôi…

Theo chị, bí quyết trở thành một đào nương giỏi là gì?

Ca trù là một loại hình có nhiều luật lệ nghiêm ngặt, chưa kể những tiêu chuẩn về thanh, sắc, đạo đức, về phép tắc và phương tiện nhưng theo tôi để  trở thành một đào nương giỏi thì trước hết phải có chất giọng đẹp, vang rền, nền nẩy, càng mộc càng tốt, có đam mê, đạo đức với nghề. Thời gian tập luyện ít nhất từ 3-5 năm theo phương pháp truyền khẩu. Một bí quyết để hát hay là phải lấy hơi từ bụng, thở bằng mũi và miệng từ đó là thả chữ, nảy hột tự nhiên, không được rặn chữ…

Để chính thức trở thành một đào nương có phải trải qua một nghi lễ gì không, thưa chị?

Có chứ, theo truyền thống thì một người được công nhận chính thức làm một đào nương khi họ phải trải qua lễ “mở xiêm áo”, sau khi qua lễ này thì người đó mới được gọi là đào nương và được chính thức đi hát. Còn hiện nay, lễ “mở xiêm áo” được thay thế bằng một danh hiệu, giải thưởng ca trù nào đó đạt được. Nhiều người cứ nghĩ đã hát ca trù đều được gọi là đào nương, thực tế là hiện nay để mà nói thì số lượng đào nương thực sự được giới phê bình và công chúng biết tới lại chỉ trên đầu ngón tay mà thôi. Những người già cội nắm nhiều bí quyết, kĩ thuật và điệu hát cổ lại đã già, sắp không còn nữa, hoặc răng đã rụng việc truyền khẩu lại rất khó khăn.

Chị có thể hát được bao nhiêu làn điệu ca trù?

Tôi có thể hát được hơn 20 trong số 50 làn điệu, như Tì Bà Hành, Non Mai Hồng Hạnh…

Hiện nay ca trù trở thành di sản văn hóa của thế giới, nên ngày càng có những hoạt động xã hội để nhằm khôi phục và phát triển bộ môn nghệ thuật tinh hoa này. Đây có phải là một tín hiệu đáng mừng cho nền văn hóa cổ truyền của dân tộc ta?

Trước nỗi lo một bộ môn nghệ thuật cổ truyền của dân tộc sẽ biến mất giá trị thực của nó, các cơ quan quản lí văn hóa đã tìm nhiều hướng đi đáng ghi nhận nhưng có điều đáng buồn là trong quá trình phục dựng phát triển ca trù nhiều khi chúng ta nóng vội, chỉ quan tâm nhiều tới số lượng và sự phủ sóng của nó mà xem nhẹ chất lượng. Tôi không phủ nhận những hành động tích cực ấy. Đó là một tín hiệu đáng mừng thể hiện sự quan tâm của nhà nước và xã hội tới ca trù nhưng cũng có nhiều vấn đề khiến tôi vô cùng đau lòng.

Đau lòng -  dường như đây là một vấn đề khá là  nghiêm trọng, thưa chị?

Khi bạn yêu một cái gì đó như chính máu thịt của mình thì bất cứ ai làm tổn thương nó cũng sẽ đau đớn lắm, ca trù đối với tôi cũng quan trọng như vậy. Hiện nay, tôi thấy nhiều nơi dậy trẻ con hát ca trù khi mới 5, 10 tuổi để cho các em tiếp cận với nền văn hóa dân tộc nhưng có mấy ai hiểu rằng, ca trù chỉ được hát thật hay, thật chuẩn khi những cô gái trưởng thành, có “giọng hát khỏe, vang, rền, nền, nẩy” mới đủ sức nhả chữ, thả hột. Còn  các em nhỏ, giọng hát vẫn còn yếu, sức không có sao mà thể hiện được đúng kĩ thuật của hát ca trù. Tôi thấy hiện nay việc khôi phục và phát triển ca trù chúng ta còn nóng vội, điều này vô hình chung sẽ khiến ca trù dễ bị biến chất như đang xảy ra với chèo, nhã nhạc…

Vậy theo chị, làm thế nào để thúc đẩy ca trù phát triển một cách đúng nghĩa?

Không còn cách nào khác, chúng ta nên bám theo nguyên tắc đào tạo ca trù là chính. Hiện nay để ca trù đi vào đời sống nhân dân một cách quảng đại thì Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có nhiều chính sách phát triển ca trù như tổ chức những câu lạc bộ ca trù, những đêm ca trù miễn phí ngoài trời giới thiệu tới công chúng từ cách đây 10 năm.

Bên cạnh đó, chúng ta cần đưa ca trù vào trong sách giáo khoa, trường học cho học sinh tìm hiểu; Nhà nước cũng cần có sự quan tâm hơn nữa tới những “giáo viên” và những “học viên” đích thực để học an tâm của cuộc sống, đồng thời loại bỏ bớt những trung tâm ca trù không đúng quy chuẩn. Chúng ta có thể mất 5 - 7 năm, mất một số tiền lớn nhưng “chậm mà chắc” - tôi tin chắc rằng kết quả thu lại sẽ là hơn như thế và công chúng cũng sẽ chẳng bao giờ quay lại với một loại hình nghệ thuật tinh hoa thuần Việt, một di sản văn hóa thế giới đang đứng trước nguy cơ mai một.

Xin cám ơn chị!

(Theo Chinhphu.vn)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm