Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ấm áp Đại lễ Phật đản trên non thiêng Yên Tử

Trà Vân

Thứ tư, 06/05/2020 - 09:38

(Thanh tra)- Nghi thức tắm Phật trong Đại lễ Phật đản được tổ chức trang trọng tại Kinh đô Phật giáo Việt Nam (Chùa Hoa Yên, Yên Tử).

Nghi thức tắm Phật trong Lễ Phật đản chùa Hoa Yên, Yên Tử. Ảnh: TV

Dù không tập trung đông người, thực hiện nghiêm Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư của Hội đồng Trị sự T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhưng Ban Trị sự Phật giáo Quảng Ninh vẫn thể hiện sự trang nghiêm thành kính hướng về ngày Đức Thế Tôn thị hiện nơi đời để "khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến".

Sau ba hồi chuông trống bát nhã cung nghinh chư tôn đức tăng, ni quang lâm lễ đài cử hành chương trình Phật đản. Ảnh: TV

Tại Việt Nam, Lễ Phật đản là lễ hội lớn nhất của tín đồ Phật tử trong năm. Vào những ngày này, các tự viện thường tổ chức các sự kiện lớn kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh, ôn lại truyền thống lịch sử của Đức Phật cũng như nhắc nhở chúng sinh về đại hạnh xuất gia cứu cánh của Đức Bổn sư Như Lai. Đặc biệt, trong dịp này, các tự viện thường tổ chức lễ tắm Phật.

Theo Thượng tọa Thích Đạo Hiển - Chánh Thư ký, Phó Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh, lễ tắm Phật được xuất phát từ sự tích khi Đức Phật đản sinh có chín con rồng xuống phun mưa tắm cho ngài. Sự gột rửa đó vừa là để xóa đi những ô trọc trên cơ thể, đồng thời còn truyền tải một thông điệp về việc tẩy trừ mọi phiền não, sân si đang vướng bận trong lòng để hướng về sự thanh tịnh tinh khiết trong mỗi con người.

Để thực hiện lễ tắm Phật, các tự viện thường bài trí bàn thờ với hương hoa, thỉnh tôn tượng Phật sơ sinh để trong chậu hoặc thau lớn tinh sạch. Ở nước ta, các Phật tử thường nấu nước tắm Phật với hoa lài, hoa cúc, quế... Có nơi giản tiện thì dùng nước mưa, nước lọc tinh sạch.

Cũng theo Thượng toạ Thích Đạo Hiển, đến giờ hành lễ, đạo tràng trì tụng kinh sám theo nghi thức Lễ tắm Phật. Ảnh: TV

Các chư tăng ni nhiễu tháp Phật hoàng Trần Nhân Tông. Ảnh: TV

... Tỏ lòng thành kính với Đức vua Phật hoàng. Ảnh: TV

Nghi thức phóng sinh. Ảnh: TV

Dịp này, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh cũng trao quà cho các hộ gia đình nghèo và cận nghèo của xã Thượng Yên Công (Quảng Ninh) 150 suất quà bao gồm tiền mặt và các nhu yếu phẩm như gạo, mì gói, dầu ăn... để cùng nhau vượt qua khó khăn vì COVID-19.

Ban Trị sự Phật giáo Quảng Ninh trao quà cho các gia đình nghèo và cận nghèo tại xã Thượng Yên Công. Ảnh: TV

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm