Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Xử phạt nghiêm minh, đương nhiên tham nhũng sẽ giảm”

Hương Giang

Thứ sáu, 19/02/2021 - 06:35

(Thanh tra)- “Khi chống tham nhũng càng được đẩy mạnh thì ý thức của cán bộ, công chức ngày càng cao. Khi thấy xử phạt nghiêm minh, đương nhiên tham nhũng sẽ giảm đi”.

Nhiều vụ án nghiêm trọng, phức tạp, người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn, thậm chí rất cao đều bị xử lý nghiêm minh, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng trong PCTN. Ảnh minh hoạ. Nguồn Internet

Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, thời gian qua, công tác xây dựng pháp luật để phòng, chống tham nhũng (PCTN) ngày càng được hoàn thiện.

“Về cơ bản, chúng ta đã xây dựng được hệ thống pháp luật về PCTN và quản lý kinh tế - xã hội để phòng ngừa tham nhũng một cách tương đối đầy đủ, toàn diện và đồng bộ”, ông Cường nhấn mạnh.

Không có kẽ hở để cán bộ có thể lợi dụng tham nhũng

+ Quốc hội khóa XIV đã đi gần hết chặng đường của nhiệm kỳ 2016-2021. Xin ông nói cụ thể hơn về công tác xây dựng pháp luật để PCTN trong nhiệm kỳ này?

Trước hết, về tổ chức bộ máy, chúng ta có quy định về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan theo nguyên tắc kiểm soát quyền lực Nhà nước, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa 3 cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Pháp luật về dân sự, kinh tế, thương mại, đầu tư, quản lý vốn và tài sản của Nhà nước cũng liên tục được hoàn thiện. Những quy định hướng tới bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan; hạn chế cơ chế xin cho - vốn là mảnh đất dung dưỡng cho hành vi tham nhũng; chống tình trạng “sân sau”, “sở hữu chéo” …

Tiếp đến, pháp luật về văn hóa, xã hội và môi trường ngày càng minh bạch, công khai hơn, hạn chế kẽ hở và nguy cơ cán bộ tiếp xúc trực tiếp với dân, nhũng nhiễu và gây phiền hà cho người dân trong giải quyết thủ tục.

Các luật liên quan đến hình sự cũng hoàn thiện cơ chế điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, bảo đảm xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật với hành vi tham nhũng và đảm bảo việc thu hồi tài sản tham nhũng đạt kết quả cao.

Đặc biệt, điểm nhấn phải kể đến Luật PCTN 2018 với những quy định rõ ràng hơn về biện pháp về phòng ngừa tham nhũng, về trách nhiệm người đứng đầu, về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn và quy định việc xử lý khi kê khai tài sản, thu nhập không trung thực. Luật PCTN còn áp dụng một số biện pháp PCTN ra khu vực tư.

Có thể thấy, không chỉ pháp luật quy định các biện pháp cụ thể phòng ngừa tham nhũng, xử lý tham nhũng mà cả pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội để phòng ngừa tham nhũng cũng được hoàn thiện. Các văn bản được quy định chặt chẽ, không có kẽ hở để cán bộ, công chức có thể lợi dụng tham nhũng.

+ Còn công tác giám sát thực hiện pháp luật về PCTN thì như thế nào, thưa ông?

Đi đôi với hoàn thiện pháp luật về PCTN, trong nhiệm kỳ qua, Quốc hội đã tăng cường hoạt động giám sát công tác PCTN dưới nhiều hình thức.

Hằng năm, Quốc hội đều dành thời gian thỏa đáng để thảo luận các báo cáo của Chính phủ về công tác PCTN, về tình hình kinh tế - xã hội, các báo cáo công tác của Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao. Cùng với đó, giám sát thông qua hoạt động chất vấn, giải trình, xử lý khiếu nại, tố cáo…

Với nhiều hình thức đa dạng, tập trung vào những vấn đề bức xúc, qua giám sát, Quốc hội đã chỉ ra những điểm hạn chế, bất cập trong công tác PCTN. Đó là, việc triển khai các biện pháp phòng ngừa tham nhũng còn hình thức, công tác kiểm tra nội bộ rất ít phát hiện ra tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng hiệu quả chưa cao…

Trên cơ sở giám sát, Quốc hội đã ra nghị quyết về các nội dung này, từ đó đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong công tác PCTN.

Số lượng người đứng đầu để xảy ra tham nhũng trong đơn vị đã tăng lên. Trước đây mỗi năm cả nước chỉ có 5-7 trường hợp thì năm 2020 có đến hơn 80 người đứng đầu bị xử lý. Số vụ tham nhũng được cơ quan thanh tra, kiểm toán phát hiện, chuyển cơ quan điều tra tăng dần qua hàng năm; tài sản tham nhũng thu hồi tăng hàng năm.

Trong xử lý hành vi tham nhũng, nhiều vụ án nghiêm trọng, phức tạp, người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn, thậm chí rất cao đều bị xử lý nghiêm minh, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng trong PCTN.

Thực hiện không nghiêm, pháp luật cũng chỉ dừng lại trên giấy 

+ Một trong những biện pháp phòng ngừa tham nhũng được người dân kỳ vọng là kiểm soát tài sản, thu nhập. Theo ông, với quy định của Luật PCTN có đáp ứng được yêu cầu?

Một trong những điểm mới nổi bật của Luật PCTN chính là những chế định về kiểm soát tài sản. Trước đây với chế định minh bạch, luật quy định rất nhiều đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập, nhưng lại chỉ phát hiện vài người kê khai không trung thực.

Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội

Cơ quan kiểm soát, xác minh tài sản thu nhập cũng tản mạn, nhiều đầu mối, không chuyên nghiệp, lại phụ thuộc người đứng đầu nên không hiệu quả. Rồi xử lý kê khai không trung thực cũng rất hình thức, ví dụ như vụ buôn chổi đót ở Yên Bái thấy xử lý không nghiêm.

Luật PCTN 2018 đã khắc phục được điều này. Trước hết, đối tượng kê khai được mở rộng nhưng lại thay đổi hình thức kê khai cho phù hợp. Đối tượng trực tiếp kê khai tài sản hàng năm thu hẹp lại, tập trung vào những người dễ có điều kiện để tham nhũng.

Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập tập trung, thu gọn hơn, chuyên nghiệp hơn, và đảm bảo tính độc lập.

Đặc biệt, luật đã mở rộng việc kiểm soát, xác minh tài sản, thu nhập ngẫu nhiên, bất kể ai cũng có thể bị kiểm tra nên bắt buộc mọi người phải trung thực trong kê khai.

Về xử lý nếu kê khai không trung thực cũng nghiêm hơn, cụ thể như cán bộ trong quy hoạch sẽ bị đưa ra khỏi quy hoạch, người sắp được bổ nhiệm sẽ không được bổ nhiệm.

Phải khẳng định rằng, chế định kiểm soát tài sản thu nhập có tiến bộ rất lớn. Chỉ cần thực hiện tốt điều đó, công tác kiểm soát tài sản, thu nhập sẽ tốt hơn rất nhiều.

+ Công tác PCTN vừa qua rất quyết liệt, nhưng tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, có biểu hiện tinh vi hơn, trong khi không ít người lo ngại cuộc chiến này sẽ “chùng xuống”. Ông có suy nghĩ như thế nào?

Như tôi đã nói, thể chế PCTN của ta tương đối tốt, pháp luật luôn hoàn thiện, cả về PCTN và cả văn bản về quản lý kinh tế- xã hội để phòng ngừa tham nhũng, đi tới chuẩn mực chung của thế giới.

Có thể chế tốt nhưng phải tổ chức thực hiện cho tốt. Luật pháp tốt đến đâu mà tổ chức thực hiện không tốt, không nghiêm thì pháp luật cũng chỉ dừng lại trên giấy.

Cho nên, thể chế tốt rồi thì quan trọng nữa là ý thức, trách nhiệm của người thực thi công vụ phải được tăng cường hơn nữa, đặc biệt người đứng đầu. Nếu người đứng đầu có trách nhiệm càng cao, càng gương mẫu thì pháp luật càng nghiêm.

Khi chống tham nhũng càng được đẩy mạnh thì ý thức của cán bộ, công chức ngày càng cao. Khi thấy xử phạt nghiêm minh, đương nhiên tham nhũng sẽ giảm đi. Như vậy, lo ngại cuộc chiến chống tham nhũng “chùng xuống” là không có cơ sở.

+ Xin cảm ơn ông!

“Thời gian tới, cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đổi mới phương thức hoạt động của Quốc hội để nâng cao hiệu quả công tác PCTN.

Trong công tác xây dựng pháp luật, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, xóa bỏ các kẽ hở, cơ chế “xin- cho” trong quản lý kinh tế - xã hội, tiếp tục cụ thể hóa quy định rõ hơn nguyên tắc phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực nhà nước.

Bên cạnh đó, cần tập trung giám sát những vấn đề lớn, bức xúc trong đời sống kinh tế - xã hội có liên quan tới PCTN. Tập trung đôn đốc, theo dõi, giám sát việc thực hiện kết luận, kiến nghị sau giám sát” - ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.

Đặc điểm của tội phạm kinh tế, tham nhũng là tội phạm ẩn, khi bị phát hiện thì gần như hành vi phạm tội đã hoàn thành, hậu quả đã xảy ra. Đối tượng vi phạm thường là có chức vụ, có trình độ, có lợi ích phụ thuộc nhau.

Vì vậy, theo Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an, công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với tội phạm tham nhũng phải luôn đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện của Đảng, trực tiếp là Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN và sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả với các cơ quan của Đảng và của tỉnh, thành ủy trong việc xử lý kỷ luật của Đảng mở đường, tạo điều kiện cho xem xét kỷ luật của chính quyền, của đoàn thể và xử lý hình sự.

“Quyết tâm chính trị về PCTN với phương châm ngắn gọn, nhất quán “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai” là chỗ dựa vững chắc cho các Cơ quan tư pháp”, Thượng tướng Lê Quý Vương nhấn mạnh.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…

Hương Trà

07:00 14/12/2024
Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).

Lâm Ánh

06:30 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm