Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Trên 32.000 hội nghị tập huấn về PCTN

Thứ sáu, 25/03/2016 - 06:33

(Thanh tra)- Đó là số liệu về công tác tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng (PCTN) trên điạ bàn tỉnh Lào Cai 10 năm qua.

Nhiều tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác PCTN được tuyên dương. Ảnh: Trần Quý

Đánh giá kết quả 10 năm triển khai thực hiện Luật PCTN, ông Đặng Xuân Phong, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai khẳng định: Công tác PCTN của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng được quan tâm thực hiện đồng bộ, nhất là việc công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan, đơn vị, cải cách hành chính, quản lý, sử dụng tài sản công. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về PCTN, lãng phí được tăng cường chỉ đạo, đôn đốc. Các hoạt động thanh tra, kiểm tra về khiếu nại, tố cáo có liên quan đến tham nhũng được chỉ đạo giải quyết. Trên một số lĩnh vực, tham nhũng đã từng bước được kiềm chế.

Tỉnh đã ban hành được 321 văn bản mới; sửa đổi bổ sung 388 văn bản để thực hiện Luật PCTN và các văn bản hướng dẫn thi hành; tổ chức trên 32.369 hội nghị, lớp tập huấn, buổi tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về PCTN. Giải quyết 42/43 đơn tố cáo về tham nhũng thuộc thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức liên quan đến tiêu cực.

10 năm qua toàn tỉnh đã phát hiện, xử lý 30 vụ với 110 đối tượng tham nhũng, trong đó tham nhũng do kiếu nại tố cáo là 6 vụ/23 đối tượng, tham nhũng được phát hiện trong kỳ báo cáo do các cơ quan tố tụng thụ lý, giải quyết 21 vụ/84 bị can và 3/13 đối tượng tham nhũng thông qua tự kiểm tra nội bộ, thu hồi trên 41 tỷ đồng.

“Tuy nhiên, công tác PCTN chưa đạt yêu cầu và mục tiêu ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng. Tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, diễn ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, gây bức xúc, bất bình trong xã hội; là thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước” - ông Phong thừa nhận.

Nguyên nhân được chỉ ra là việc lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát thực hiện Luật PCTN ở một số cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương còn hạn chế, chưa thực sự coi trọng các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; một số công chức nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị chưa làm tốt công tác tuyên truyền; công tác kiểm tra nội bộ chưa được quan tâm. Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu một số cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa ngang tầm với yêu cầu và đòi hỏi của công tác PCTN, lãng phí…

Từ thực tiễn, lãnh đạo tỉnh Lào Cai đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm: Công tác đấu tranh PCTN phải được đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng, sự quản lý điều hành sâu sát của chính quyền và sự giám sát thường xuyên của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể.

Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm về PCTN của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội và việc làm cụ thể của mỗi cấp, mỗi ngành, cá nhân, đơn vị. PCTN phải gắn liền với thực hành tiết kiệm chống lãng phí; phải xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh từ tỉnh đến cơ sở. Kiên quyết đấu tranh với những hành vi quan liêu, cửa quyền, lãng phí, tiêu cực, đặc biệt coi trọng sự tham gia, giám sát của nhân dân.

PCTN là công việc phức tạp, phải kiên quyết, kiên trì; phải đề cao tinh thần trách nhiệm người đứng đầu địa phương, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ quản lý. Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, coi phòng ngừa là biện pháp quan trọng trong PCTN. Phát huy hiệu quả chức năng giám sát của HĐND các cấp. Đẩy mạnh các hoạt động và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan kiểm tra, thanh tra, điều tra, kiểm sát, tòa án; nâng cao hiệu quả công tác phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng.

Để công tác PCTN hiệu quả hơn, tỉnh Lào Cai đề nghị Trung ương tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện hệ thống pháp luật về PCTN, đặc biệt là các văn bản quy phạm quy định cụ thể về chế tài xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan đơn vị khi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nhiệm vụ trong phòng ngừa tham nhũng.

Đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định trong Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật Tố tụng hình sự theo hướng đề cao vấn đề thu hồi tài sản tham nhũng. Quy định quá trình điều tra, cơ quan điều tra có trách nhiệm làm rõ tài sản đang ở đâu, tẩu tán ra sao.

Xây dựng và bổ sung, hoàn thiện quy định pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là những người ở những vị trí và lĩnh vực công tác có nguy cơ tham nhũng cao. Trong đó tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về kê khai, giải trình, xác minh tài sản,  thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.

Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách, đẩy mạnh cải cách thủ thục hành chính; cải cách cơ bản chế độ tiền lương để công chức có thu nhập ổn định, bổ sung chính sách đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ làm công tác PCTN tại cơ quan, đơn vị.

Đồng thời, tiếp tục thực hiện tốt các hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế về PCTN, nhất là trong lĩnh vực tương trợ tư pháp nhằm tiếp thu những kinh nghiệm tốt và phù hợp của thế giới nâng cao hiệu quả công tác PCTN.

Trần Quý

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh và những con số ấn tượng trong thực hiện phòng, chống tham nhũng

Quảng Ninh và những con số ấn tượng trong thực hiện phòng, chống tham nhũng

(Thanh tra) - Trong 5 năm qua (2019 - 2024), phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, với tinh thần "không ngừng", "không nghỉ", "không có vùng cấm, không có ngoại lệ", công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực của tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng…

Trọng Tài

17:00 05/01/2025

Tin mới nhất

Xem thêm