Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 08/04/2016 - 07:08
(Thanh tra)- Thiệt hại do tội phạm tham nhũng gây ra tăng cấp độ theo thời gian, trăm tỷ rồi đến nghìn tỷ… Ấy vậy mà, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng “thua xa” thiệt hại, có khi phải lưu hồ sơ vì không có điều kiện để thi hành án (THA)...
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Án sau gây thiệt hại “to” hơn án trước
Qua công tác xét xử tội phạm tham nhũng trong vòng 10 năm, TAND Tối cao nhận thấy, mức độ thiệt hại gây ra ngày càng nghiêm trọng, vụ án sau bị phát hiện thường gây thiệt hại lớn hơn vụ án trước.
Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Sơn cho biết, chỉ trong thời gian ngắn gần đây (từ năm 2010 đến năm 2015), TA các cấp đã đưa ra xét xử nhiều vụ án tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệêt hại lớn cho Nhà nước, trong đó có nhiều đại án tham nhũng gây thiệt hại hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng. Bên cạnh thiệt hại về vật chất, tham nhũng còn gây ra những thiệt hại phi vật chất không thể đo, đếm được.
Thiệt hại nặng nề như thế, nhưng tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng lại rất thấp so với yêu cầu, mục tiêu mà công tác đấu tranh chống tham nhũng đặt ra. Theo Tổng cục THA dân sự, Bộ Tư pháp, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng mới chỉ dừng ở mức khoảng 22%.
Đặc biệt, đối với các vụ đại án tham nhũng, số tiền thi hành xong rất nhỏ, “thua xa” so với tổng số tiền còn phải thi hành. Vụ Huỳnh Thị Huyền Như mới thi hành được khoảng hơn 180 tỷ đồng. Còn hơn 13 nghìn tỷ đồng phải thi hành, nhưng trong đó có hơn 9 nghìn tỷ đồng phải đưa vào hồ sơ diện chưa có khả năng THA. Còn 22 tài sản, nhà đất tạm tính khoảng 500 tỷ đồng đã kê biên cũng chưa thi hành được.
Chưa có bản án, tài sản đã kịp tẩu tán
Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục THA dân sự Mai Lương Khôi lý giải nguyên nhân là do trong quá trình giải quyết các vụ án tham nhũng, các cơ quan tố tụng chưa thực sự quan tâm đến việc kê bên tài sản của đương sự để bảo đảm THA nên đến giai đoạn THA, đương sự không còn tài sản để THA. “Nhiều tài sản đã bị tẩu tán, chuyển dịch hết trước thời điểm bản án quyết định của TA có hiệu lực pháp luật. Chỉ còn những tài sản có giá trị nhỏ, không đáng kể, không đủ bảo đảm THA”, ông Khôi nói.
Trong khi đó, quy định pháp luật hiện nay liên quan đến việc kê khai tài sản, quản lý tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, người có chức vụ, quyền hạn còn nhiều hạn chế. Thói quen sử dụng tiền mặt của toàn xã hội trong các giao dịch còn phổ biến… nên khó xác định, xử lý hành vi phạm nhũng. Các quy định của pháp luật về thu hồi tài sản tham nhũng phần lớn chỉ mang tính nguyên tắc chứ chưa quy định trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan…
Tội tham ô chiếm tỷ lệ cao trong án tham nhũng
Qua 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, TA các cấp đã xét xử sơ thẩm tổng số 4.323 vụ án/11.080 bị cáo về tội tham nhũng. Trong đó, số lượng các vụ án tham nhũng được xét xử năm 2006 - 2009 nhiều hơn so với năm 2012 - 2014. Riêng năm 2015, số vụ án về tham nhũng tăng lên khoảng 12% (449 vụ/1.144 bị cáo) so với năm 2014 và 12,79% so với năm 2012. Trong tổng số các vụ án, bị cáo bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tham nhũng thì số vụ án tham ô tài sản chiếm tỷ lệ cao nhất 52,7% số vụ và 49,9% số bị cáo.Xây dựng dữ liệu quốc gia về tài sản của người có chức quyền
Theo TAND Tối cao, để chống tham nhũng hiệu quả phải thu hồi triệt để tài sản tham nhũng, làm triệt tiêu động cơ kinh tế của các hành vi tham nhũng.
Ông Nguyễn Sơn nhấn mạnh, cần sớm ban hành văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ quyền hạn; sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành về minh bạch tài sản, thu nhập theo hướng quy định việc mua, bán tài sản có giá trị lớn phải thanh toán qua tài khoản, hạn chế tiền mặt, tiến tới thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt của xã hội.
“Cần cho một cơ quan ở Trung ương làm đầu mối quản lý theo dõi, giám sát, kiểm soát, tiếp nhận, xử lý thông tin, xác minh về tài sản, thu nhập. Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn”, Phó Chánh án TAND nói và lưu ý, cũng cần có một cơ quan chuyên trách trong việc hợp tác với các nước để thu hồi tài sản tham nhũng từ Việt Nam tẩu tán ra nước ngoài.
Song song với đó, phải tăng cường thanh tra, kiểm tra, chú trọng công tác điều tra, truy tố, xét xử tội tham nhũng. Đặc biệt, các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết các vụ án tham nhũng phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời (kê biên, phong tỏa tài sản của người phạm tội), tránh trường hợp người phạm tội tẩu tán hết tài sản.
- Vụ án tham nhũng xảy ra tại Công ty Cho thuê tài chính II thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam gây thiệt hại trên 540 tỷ đồng;
- Vụ án Phạm Thanh Bình và đồng phạm xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) gây thiệt hại trên 910 tỷ đồng;
- Vu án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm xảy ra tại Ngân hàng Á Châu gây thiệt hại trên 1.600 tỷ đồng;
- Vụ án xảy ra tại Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam, Chi nhánh Nam Hà Nội gây thiệt hại trên 2.400 tỷ đồng;
- Vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm, xảy ra tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, Chi nhánh TP Hồ Chí Minh gây thiệt hại trên 3.900 tỷ đồng;
- Vụ án Dương Chí Dũng và đồng phạm, xảy ra tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã tham ô tài sản của Nhà nước trị giá trên 16 triệu USD…
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang vừa ban hành Văn bản số 04-TC/UBKT về thông cáo kết quả kỳ họp thứ 41, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Bùi Bình
20:37 11/12/2024(Thanh tra) - Ngày 11/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực và cải cách tư pháp năm 2024.
Trần Kiên
18:02 11/12/2024N. Phó - L. Bằng
17:24 11/12/2024PV
14:50 11/12/2024Hải Hà
14:50 11/12/2024Hải Hà
14:40 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà