Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thanh tra Chính phủ kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại Bộ Công Thương

Phương Hiếu

Thứ năm, 14/11/2024 - 14:47

(Thanh tra) - Sáng 14/11, Tổ công tác của Thanh tra Chính phủ do ông Chu Đức Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế làm Tổ trưởng đã có buổi làm tại Bộ Công Thương về việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng (PCTN).

Sáng 14/11, Tổ công tác của Thanh tra Chính phủ làm việc tại Bộ Công Thương về việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN. Ảnh: LP

Theo Phó Chánh Thanh tra Bộ Công Thương Đỗ Anh Tuấn, thực hiện các quy định của pháp luật về phòng ngừa tham nhũng, Bộ Công Thương đã chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ, đồng thời tích cực chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ tăng cường hoàn thiện các quy chế đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước trong quản lý sử dụng vốn ngân sách, quản lý mua sắm sử dụng tài sản công, công tác đầu tư xây dựng cơ bản, chế độ hội họp, chi tiêu nội bộ, chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức…

Bên cạnh đó, thường xuyên đôn đốc công chức, viên chức thực hiện nghiêm quy tắc về ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, tạo thuận lợi cho các tổ chức, đơn vị, cá nhân đến làm việc tại Bộ và các đơn vị theo quy chế văn hóa công sở cơ quan Bộ.

Về chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn, Bộ đã triển khai, xây dựng danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ phải chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức theo quy định tại Luật PCTN năm 2018.

Theo Phó Chánh Thanh tra Bộ Công Thương Đỗ Anh Tuấn, Bộ Công Thương đã triển khai, xây dựng danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ phải chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức bảo đảm theo quy định tại Luật PCTN năm 2018. Ảnh: LP

Với quan điểm và thực tiễn lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, Bộ Công Thương đã đưa tổng cộng 129 dịch vụ công trực tuyến của Bộ lên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Đến thời điểm này, Cổng Dịch vụ công Bộ Công Thương đang cung cấp 267 dịch vụ công trực tuyến với hơn 53.000 doanh nghiệp tham gia khai báo.

Thực hiện các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập, năm 2021, Bộ Công Thương đã có 156/156 đơn vị thực hiện việc kê khai tài sản hằng năm. Số lượng bản kê khai đã tổng hợp là 8.083 bản kê khai.

Bộ Công Thương đã ban hành văn bản về việc thực hiện kê khai tài sản, thu nhập năm 2021; hướng dẫn các đơn vị thuộc Bộ thực hiện kê khai tài sản, thu nhập năm 2021.

Năm 2022, có 156/156 đơn vị thực hiện việc kê khai tài sản. Số lượng bản kê khai tài sản là 6.570 bản.

Năm 2023, có 150/150 đơn vị thực hiện việc kê khai tài sản. Số lượng bản kê khai đã tổng hợp là 7.689 bản. Bộ Công Thương đã phối hợp cùng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở Trung ương, Đảng ủy Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ và Tổng cục Quản lý thị trường tiến hành bốc thăm lựa chọn người được xác minh của 25 đơn vị nêu trên. Kết quả bốc thăm đã lựa chọn 133 cá nhân thuộc đối tượng xác minh tài sản, thu nhập năm 2023.

Chánh Thanh tra Bộ Công Thương Lê Việt Long cho biết, các hoạt động ngăn chặn, xử lý tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giao dịch với cơ quan Nhà nước được chú trọng đẩy mạnh và triển khai rộng rãi. Ảnh: LP

Năm 2024, thực hiện kế hoạch xác minh, tài sản năm 2024, Bộ Công Thương xác định 28 đơn vị được thực hiện công tác xác minh tài sản năm 2024 đảm bảo 20% theo quy định. Bộ Công Thương đã tiến hành bốc thăm lựa chọn người được xác minh của 28 đơn vị. Qua bốc thăm đã lựa chọn 153 cá nhân thuộc đối tượng xác minh tài sản, thu nhập năm 2024. Hiện nay, Bộ Công Thương đang tiến hành triển khai thực hiện kiểm tra, xác minh tài sản, thu nhập tại các đơn vị.

Chánh Thanh tra Bộ Công Thương Lê Việt Long cho biết, sau khi Luật PCTN năm 2018 ra đời, công tác PCTN tiếp tục được tăng cường, đẩy mạnh với cách làm bài bản, quyết liệt, đồng bộ, đi vào chiều sâu và hiệu quả hơn, qua đó, khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong công tác PCTN, giữ vững niềm tin của Nhân dân. Các hoạt động ngăn chặn, xử lý tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giao dịch với cơ quan Nhà nước được chú trọng đẩy mạnh và triển khai rộng rãi.

Tuy nhiên, hiện nay, một số văn bản pháp luật liên quan đến công tác đấu tranh PCTN, tiêu cực còn nhiều bất cập, chưa thống nhất, gây khó khăn cho việc áp dụng và thực thi có hiệu quả trên thực tế.

Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Thanh tra Chính phủ) Nguyễn Văn Tuấn phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: LP

Bộ Công Thương kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tiếp tục xây dựng và ban hành quy định cụ thể về kiểm soát quyền lực đối với các lĩnh vực, nhóm hành vi dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực; quy định cụ thể về cơ sở dữ liệu kiểm soát tài sản, thu nhập; xây dựng và ban hành quy định cụ thể về phối hợp cung cấp thông tin và kiểm soát tài sản, thu nhập; tiếp tục xây dựng và ban hành cụ thể các nội dung phải công khai, minh bạch (đặc biệt quy định về công khai trên phương tiện điện tử); chế tài giám sát, xử lý vi phạm trong việc cung cấp thông tin; đẩy mạnh triển khai Chính phủ điện tử.

Đại diện các đơn vị thuộc Bộ Công Thương đã chia sẻ những bất cập, khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện các quy định của Luật PCTN và các văn bản hướng dẫn thi hành, đồng thời đề nghị Tổ công tác giúp đỡ, hướng dẫn về công tác chuyên môn để các đơn vị thuộc Bộ Công Thương thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phòng ngừa tham nhũng.

Ông Chu Đức Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Thanh tra Chính phủ) - Tổ trưởng Tổ công tác đánh giá cao những kết quả mà Bộ Công Thương đạt được trong việc thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa tham nhũng những năm qua. Ảnh: LP

Qua nghe báo cáo tại buổi làm việc cũng như nghiên cứu hồ sơ và các ý kiến tham gia tại buổi làm việc, Tổ công tác đã đề nghị Bộ Công Thương làm rõ thêm một số nội dung về việc công khai minh bạch; về chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn; về kiểm tra thu nhập… Đồng thời, đề nghị làm rõ các kiến nghị, giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Chu Đức Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Thanh tra Chính phủ) - Tổ trưởng Tổ công tác đánh giá cao những kết quả mà Bộ Công Thương đạt được trong việc thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa tham nhũng những năm qua. Bộ Công Thương là đơn vị đa lĩnh vực nên việc tổ chức thức hiện sẽ có nhiều khó khăn vướng mắc. Trên cơ sở ý kiến của các thành viên Tổ công tác, đề nghị Bộ Công Thương bổ sung thêm thông tin để làm rõ hơn về kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa tham nhũng trong 5 năm qua; xây dựng kế hoạt thanh tra, kiểm tra, giám sát, PCTN sát với thực tế của ngành nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phòng ngừa tham nhũng trong thời gian tới.

Chánh Thanh tra Bộ Công Thương Lê Việt Long tiếp thu ý kiến của các thành viên Tổ công tác và nhấn mạnh “sẽ giao cán bộ tiếp tục hoàn thiện báo cáo theo các nội dung đề nghị của Tổ công tác và triển khai thực hiện các nhiệm vụ về phòng ngừa tham nhũng tại Bộ Công Thương bảo đảm đúng quy định của pháp luật”.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).

Lâm Ánh

06:30 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm