Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ sáu, 07/10/2022 - 23:53
(Thanh tra) - Nhiều dự án lớn được dư luận quan tâm như tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020; dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành giai đoạn 1… vào dự kiến kế hoạch kiểm toán năm 2023.
Dự án cao tốc Bắc - Nam, đoạn Mai Sơn- Quốc lộ 45
Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn vừa ký báo cáo Quốc hội về dự kiến kế hoạch kiểm toán năm 2023.
Giảm 39 nhiệm vụ, lựa chọn lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng
Theo báo cáo này, tổng số nhiệm vụ kiểm toán năm tới không tăng so với năm 2022 nhưng sẽ tăng tỷ trọng các cuộc kiểm toán chuyên đề, kiểm toán hoạt động, kiểm toán môi trường…
“Kế hoạch kiểm toán năm 2023 lựa chọn kiểm toán các chủ đề lớn gắn với việc quản lý, điều hành ngân sách Nhà nước; những vấn đề, lĩnh vực trọng yếu dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; bám sát, phục vụ tích cực các hoạt động của Quốc hội về lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước”, báo cáo nêu.
Với định hướng như trên, Kiểm toán Nhà nước dự kiến kế hoạch kiểm toán năm 2023 gồm 139 nhiệm vụ, giảm 39 nhiệm vụ so với năm 2022.
Cụ thể, Kiểm toán Nhà nước dự kiến kiểm toán hoạt động 10 chủ đề, tập trung vào bảo vệ môi trường, xử lý rác thải, chống biến đổi khí hậu, phát triển đô thị, nhà ở xã hội, ổn định dân cư phát triển kinh tế-xã hội...
Kiểm toán Nhà nước cũng dự kiến kiểm toán 25 chuyên đề. Trong đó, có một số chuyên đề, chủ đề kiểm toán có quy mô lớn, phạm vi rộng, như kiểm toán các chuyên đề liên quan đến Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế xã hội; kiểm toán 3 chương trình mục tiêu quốc gia…
Bên cạnh một số chuyên đề lớn, Kiểm toán Nhà nước dự kiến lựa chọn các chủ đề kiểm toán gắn với chức năng quản lý Nhà nước, lĩnh vực chuyên ngành của các bộ, cơ quan trung ương, các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương như: công tác quy hoạch rừng, xử lý bù giá xăng dầu, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp…
Sẽ kịp thời chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra, thanh tra
Đề cập đến lĩnh vực đầu tư xây dựng và chương trình, dự án, Kiểm toán Nhà nước cho biết, dự kiến thực hiện 26 cuộc kiểm toán.
Nhiều dự án lớn, được dư luận quan tâm như tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020; dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành giai đoạn 1; các dự án giao thông trọng điểm kết nối liên vùng khu vực miền núi phía Bắc, khu vực Đồng bằng sông Hồng, khu vực miền Trung và Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; các dự án đường ven biển Việt Nam… dự kiến vào diện kiểm toán trong năm 2023.
Ở lĩnh vực doanh nghiệp và tổ chức tài chính - ngân hàng, cơ quan kiểm toán dự kiến thực hiện 16 cuộc kiểm toán, gồm Ngân hàng Nhà nước; 10 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước; 5 tổ chức tài chính, ngân hàng.
Lĩnh vực quốc phòng, an ninh và khối cơ quan Đảng dự kiến thực hiện 18 cuộc, trong đó kiểm toán 18 tỉnh uỷ, thành uỷ.
Để hoàn thành các nhiệm vụ kiểm toán trong năm 2023, Kiểm toán Nhà nước cho biết, sẽ triển khai nhiều giải pháp.
Trong đó, sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan trung ương, cấp ủy và chính quyền địa phương trong hoạt động kiểm toán, nhất là nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc kiểm toán, kiến nghị hoàn thiện chính sách pháp luật; theo dõi, đôn đốc thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán.
Kịp thời chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra, thanh tra đối với các hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật được phát hiện qua kiểm toán nhằm nâng cao vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…
“Bốc thăm” 34 trường hợp để thanh tra việc kê khai tài sản, thu nhập
Trước đó, thực hiện nhiệm vụ kiểm toán năm 2022, đến ngày 26/9, Kiểm toán Nhà nước đã tổ chức xét duyệt 216 kế hoạch kiểm toán, triển khai 207 đoàn kiểm toán.
Tổng hợp sơ bộ kết quả kiểm toán từ 194 báo cáo kiểm toán đã phát hành, đến cùng thời điểm trên, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý 27.737 tỷ đồng, trong đó số kiến nghị tăng thu ngân sách Nhà nước 1.466 tỷ đồng, giảm chi ngân sách Nhà nước 9.003 tỷ đồng và kiến nghị khác là 17.268 tỷ đồng.
Đồng thời, kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới 102 văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý không phù hợp với quy định chung của Nhà nước và thực tiễn; kiến nghị chấn chỉnh hoạt động của đơn vị được kiểm toán và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong công tác quản lý, điều hành, sử dụng tài chính công, tài sản công.
Kiểm toán Nhà nước đã chuyển hồ sơ 8 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán sang cơ quan cảnh sát điều tra để điều tra làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Đặc biệt, trong năm 2022, Kiểm toán Nhà nước đã lựa chọn ngẫu nhiên 34 trường hợp thuộc đối tượng phải kê khai của 6 đơn vị trong ngành để tiến hành thanh tra việc kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2018, nhận thức, ý thức và trách nhiệm PCTN trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân tỉnh Sơn La ngày càng được nâng lên; công tác phòng ngừa tham nhũng được triển khai đồng bộ hơn; việc phát hiện và xử lý tham nhũng ngày càng chặt chẽ, khẩn trương.
Trần Kiên
07:00 23/11/2024(Thanh tra) - Trong 5 năm qua, huyện vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, đã đạt được những thành tựu nổi bật trong công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN). Sự quyết liệt trong chỉ đạo của chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị và sự đồng lòng của người dân đã giúp công tác PCTN trên địa bàn huyện chuyển biến tích cực, tạo nền tảng cho sự minh bạch, công bằng và phát triển bền vững.
Bùi Bình
06:00 23/11/2024Nhật Minh
13:57 22/11/2024Phương Anh
06:00 22/11/2024Hoàng Nam
20:19 21/11/2024Trần Kiên
20:01 21/11/2024Hương Giang
Trần Kiên
Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam