Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ sáu, 02/12/2022 - 18:40
(Thanh tra) - Luật Phòng chống rửa tiền năm 2022 giao Chính phủ quy định hoạt động mới phát sinh có rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo sau khi được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để đảm bảo bao quát được các hoạt động phát sinh trong tương lai.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh. Ảnh: Đ.X
Chiều ngày 2/12, Văn phòng Chủ tịch nước họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước công bố 6 luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp 4.
6 luật này gồm: Luật Thanh tra; Luật Thực hiện dân chủ cơ sở; Luật Phòng chống bạo lực gia đình; Luật Dầu khí; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện; Luật Phòng chống rửa tiền.
Trong đó, Luật Phòng chống rửa tiền năm 2022 có 4 chương, 66 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2023.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh cho hay, luật mới đã sửa đổi, bổ sung tên gọi của một số hoạt động của đối tượng báo cáo (các hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kinh doanh trò chơi có thưởng...).
Cạnh đó, bổ sung đối tượng báo cáo là các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trên cơ sở luật hóa quy định về đối tượng này tại Nghị định số 116.
Đáng chú ý, Luật Phòng chống rửa tiền năm 2022 đã bổ sung quy định về cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị của tổ chức quốc tế.
Trong đó, quy định rõ hơn trách nhiệm của đối tượng báo cáo phải thực hiện các biện pháp thích hợp để xác minh nguồn gốc tài sản của khách hàng, chủ sở hữu hưởng lợi và thực hiện giám sát mối quan hệ kinh doanh trong suốt quá trình giao dịch với khách hàng này.
Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 cũng quy định đối tượng báo cáo phải ban hành chính sách, quy trình để nhận diện, đánh giá mức độ rủi ro về rửa tiền trước khi cung cấp sản phẩm, dịch vụ mới và sản phẩm, dịch vụ hiện có áp dụng công nghệ đổi mới và việc áp dụng các biện pháp để giảm thiểu rủi ro về rửa tiền.
Hoạt động phòng chống rửa tiền luôn cập nhật
Cũng tại buổi họp báo, ông Tạ Quang Đôn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ngân hàng Nhà nước, đã lời về vấn đề tiền ảo, tài sản ảo.
“Hoạt động phòng chống rửa tiền luôn cập nhật”, ông Đôn nói và cho hay, Luật Phòng chống rửa tiền năm 2022 đã giao Chính phủ quy định những hoạt động mới có rủi ro về rửa tiền, các đối tượng báo cáo, sau khi được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc vụ.
Về vấn đề pháp lý quản lý tiền ảo, tài sản ảo, theo ông Đôn, trong Kế hoạch 941 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành kế hoạch phòng chống rửa tiền giai đoạn 2022 - 2025 đã giao các bộ, ngành ban hành các quy định về tài sản ảo làm cơ sở cho công tác này.
Tiền ảo, tài sản ảo là vấn đề được các đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm trong quá trình thảo luận Luật Phòng chống rửa tiền.
Trung tướng, Giám đốc Công an TP Hà Nội Nguyễn Hải Trung (đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội) đề nghị cần có quy định về quản lý tài sản ảo, tiền ảo, dịch vụ công nghệ tài chính để đưa vào diện đối tượng phải báo cáo về phòng chống rửa tiền.
“Chúng ta không thừa nhận tiền ảo, tiền điện tử, tiền số, nhưng thực tế đang có thị trường ngầm hoạt động rất sôi động, rất mạnh. Qua phương thức của các đối tượng phạm tội, phần lớn là tội lừa đảo đều thông qua tiền ảo để rửa tiền”, Giám đốc Công an TP Hà Nội cho hay.
Do các bộ, ngành mới đang triển khai nghiên cứu rà soát đánh giá tổng thể thực trạng pháp luật về tài sản ảo để đề xuất trên cơ sở phù hợp với thực tiễn của Việt Nam nên chưa đủ cơ sở để quy định ngay các biện pháp phòng chống rửa tiền đối với hoạt động này.
Vì vậy, luật quy định theo hướng giao Chính phủ quy định các hoạt động mới phát sinh có rủi ro về rửa tiền. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ sớm xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý đối với tiền ảo, tài sản ảo nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu các rủi ro rửa tiền nói riêng và rủi ro tài chính nói chung.
Quy định rõ dấu hiệu giao dịch đang ngờ trong lĩnh vực bất động sản, chứng khoán
Trước câu hỏi về hoạt động chứng khoán, bất động sản có rủi ro rửa tiền cao, ông Đôn nhắc lại trong luật đã có các quy định cụ thể từ nhận biết khách hàng cho đến báo cáo, xây dựng các quy định...
“Các điều khoản về báo cáo dấu hiệu giao dịch đáng ngờ trong lĩnh vực bất động sản, chứng khoán đã có quy định cụ thể nêu rõ từng dấu hiệu và đối tượng báo cáo phải thực hiện phân tích thông tin, báo cáo giao dịch đáng ngờ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền”, Vụ trưởng Vụ Pháp chế của Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh.
Ông Tạ Quang Đôn cho biết thêm, trong Kế hoạch 941 cũng nêu về thanh toán qua ngân hàng khi giao dịch bất động sản. Vấn đề này sẽ được xử lý khi sửa đổi Luật Kinh doanh bất động sản.
“Bộ Xây dựng đang tiến hành xây dựng dự án luật này và Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp”, ông Đôn nói.
Luật Phòng chống rửa tiền dự kiến sẽ có 3 văn bản quy định chi biết gồm: 1 nghị định của Chính phủ, 1 quyết định của Thủ tướng và 1 thông tư của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ngân hàng Nhà nước cho biết, sau khi Quốc hội thông qua Luật Phòng chống rửa tiền, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành rà soát các quy định và gửi xin ý kiến các bộ, ngành về các dự thảo nghị định, quyết định, thông tư.
Ngân hàng Nhà nước đã xin ý kiến Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc trình các dự thảo nghị định, quyết định, thông tư này theo “thủ tục rút ngọn” để bảo đảm các văn bản này được ban hành cùng thời gian Luật Phòng chống rửa tiền năm 2022 có hiệu lực thi hành.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…
Hương Trà
07:00 14/12/2024(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).
Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Trần Kiên
19:55 13/12/2024Đông Hà
09:19 13/12/2024Cảnh Nhật
20:00 12/12/2024Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang