Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nhiều giải pháp đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực y tế

Phương Anh

Thứ bảy, 19/11/2022 - 08:35

(Thanh tra)- Thời gian qua, Bộ Y tế đã đề ra nhiều biện pháp nhằm thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN). Bên cạnh việc quan tâm chỉ đạo sát sao, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cũng thường xuyên được triển khai thực hiện, nên có tác dụng kịp thời đến từng cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động trong toàn ngành.

Bộ Y tế kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại tỉnh Quảng Trị. Ảnh minh họa: Hoài Nam

Thể chế hóa các giải pháp, định hướng trong văn bản pháp luật

Bộ Y tế cho biết, luôn chú trọng công tác PCTN trong toàn cơ quan, xem đây là một nhiệm vụ quan trọng để xây dựng ngành Y tế trong sạch, vững mạnh, tạo mối đoàn kết và phát huy tinh thần phê và tự phê trong thực hiện nhiệm vụ được giao, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị trong công tác PCTN, phát huy tinh thần tiên phong gương mẫu của các tổ chức Đảng và từng đảng viên.

Từ đầu năm 2022 đến nay, Bộ Y tế tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiếp tục thực hiên Chỉ thị số 33-CT/TW của Bộ Chính trị về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản”; Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế ban hành Nghị quyết số 113/NQ/BCSĐ về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả về PCTN, tiêu cực...

Bộ Y tế đã căn cứ và bám sát các nội dung của các văn bản pháp luật về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật PCTN, chương trình hành động của Chính phủ về PCTN, Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng để chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc bộ tổ chức triển khai thực hiện, cụ thể hóa trong các chương trình, kế hoạch hoạt động của đơn vị mình để áp dụng và triển khai thực hiện một cách có hiệu quả nhất trong công tác chuyên ngành.

Cùng với đó, việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về PCTN thông qua các văn bản chỉ đạo, được lồng ghép trong các cuộc họp giao ban để quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật như Luật PCTN, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, các quy định về thực hiện quy chế dân chủ, cải cách hành chính...

Báo cáo của Bộ Y tế về kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị từ đầu năm 2022 đến nay cho thấy, Bộ Y tế đã thực hiện việc công khai dự toán và quyết toán về tài chính và xây dựng cơ bản, các dự án hỗ trợ, viện trợ, mua sắm, sử dụng trang thiết bị làm việc...

Hiện nay, Bộ Y tế đang thực hiện kê khai thu nhập theo Luật PCTN số 36/2018/QH14 và Nghị định 130/2020/NĐ-CP của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Thông qua kiểm tra, giám sát để phát hiện tham nhũng, tiêu cực

Đối với PCTN trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước, Bộ Y tế cho biết, ngoài công tác tuyên truyền Luật PCTN và các quy định có liên quan, Bộ Y tế tích cực thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, kịp thời phát hiện, phối hợp với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý tham nhũng xảy ra trong doanh nghiệp, tổ chức mình theo quy định của pháp luật và điều lệ, quy chế, quy định của doanh nghiệp, tổ chức; kịp thời cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng của người có chức vụ, quyền hạn và phối hợp với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý tham nhũng.

Ngoài sự chỉ đạo của lãnh đạo bộ, Ban Chỉ đạo PCTN Bộ Y tế còn phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể như Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Ban Nữ công, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng cơ sở tại các đơn vị trong ngành cùng tích cực tham gia công tác PCTN. Đồng thời, coi PCTN là công tác trọng tâm, lâu dài, là trách nhiệm của mọi người, mọi tổ chức trong cơ quan, đơn vị.

Tại Hội nghị “Phổ biến, triển khai công tác PCTN, tiêu cực trong lĩnh vực y tế và tập huấn nâng cao nghiệp vụ công tác thanh tra y tế năm 2022” mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh, nội dung cốt lõi của PCTN, tiêu cực trong y tế là phát hiện. Do vậy, muốn phát hiện ra tham nhũng, tiêu cực trong y tế thì phải thông qua kiểm tra, giám sát và thanh tra.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, để PCTN phải chú trọng đến phòng ngừa. Phòng ngừa là chính. Lấy phòng ngừa làm cơ bản, lâu dài. Muốn thế, các đơn vị phải ban hành quy chế làm việc, phân công, phân nhiệm rõ ràng. Xây dựng và ban hành quy chế chi tiêu nội bộ minh bạch. Bên cạnh đó, thực hiện thật tốt quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị. Phải xây dựng, kết hợp hài hòa mối quan hệ giữa tổ chức Đảng và lãnh đạo, thực hiện tốt cải cách hành chính.

Ông Tuyên cũng đặc biệt lưu ý, trong lĩnh vực y tế cần công khai rõ ràng vấn đề tài chính (thu - chi viện phí; thủ tục cấp giấy lưu hành thuốc; trang thiết bị; mua sắm…). Bên cạnh đó, phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong cơ quan, đơn vị để thực hiện giám sát. Phát huy mạnh mẽ vai trò của ban thanh tra nhân dân trong các cơ quan, đơn vị y tế để thực hiện giám sát.

“Nếu phòng ngừa rồi mà vẫn còn tổ chức, cá nhân sai phạm thì phải xử lý nghiêm. Khi xử lý sai phạm thì cố gắng thu hồi được tài sản tham nhũng, tiêu cực. Cùng với đó, phải ngăn chặn có hiệu quả việc tham nhũng vặt”, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bộ Nội vụ: Chưa phát hiện đối tượng liên quan đến hành vi tham nhũng vặt

Bộ Nội vụ: Chưa phát hiện đối tượng liên quan đến hành vi tham nhũng vặt

(Thanh tra)- Bộ Nội vụ cho biết, sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn đã quy định rộng khắp các vấn đề dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và làm cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai, thực hiện.

Phương Anh

06:00 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm