Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ năm, 20/06/2024 - 15:12
(Thanh tra) - Ngày 20/6, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CL&KHTT) tổ chức hội thảo góp ý hoàn thiện đề cương nghiên cứu đề tài khoa học cấp bộ “Kiểm soát quyền ban hành quyết định hành chính của UBND các cấp nhằm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN,TC)” do TS Phạm Thị Huệ, Trưởng phòng Nghiên cứu hợp tác và Phát triển, Viện CL&KHTT làm chủ nhiệm.
TS Phạm Thị Huệ, chủ nhiệm đề tài. Ảnh: TH
Theo TS Phạm Thị Huệ, quyết định hành chính (QĐHC) của UBND các cấp nói chung và cấp tỉnh nói riêng là “sản phẩm đầu ra” của quá trình thực thi công vụ của UBND nhằm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở địa phương - những chủ thể được trao quyền, nhân danh quyền lực Nhà nước để thực thi công vụ.
QĐHC là một dạng của quyết định pháp luật, do các chủ thể quản lý hành chính Nhà nước ban hành theo trình tự, hình thức pháp luật quy định, nhằm đề ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng những quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong quản lý hành chính Nhà nước có tính chất bắt buộc phải thực hiện đối với các đối tượng liên quan.
Chủ nhiệm đề tài cho rằng, việc UBND cấp tỉnh QĐHC là kết quả tất yếu của việc áp dụng pháp luật vào quản lý Nhà nước nhằm duy trì trật tự xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi địa bàn quản lý. Do vậy, hoạt động này của UBND các cấp sẽ tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích chính đáng của các chủ thể là đối tượng quản lý.
Là sản phẩm của hoạt động chỉ đạo, điều hành, QĐHC thể hiện sự phản ứng của chủ thể quản lý đối với tình huống quản lý xảy ra trên thực tế. Do vậy, việc ban hành quyết định, bên cạnh việc đảm bảo áp dụng đúng pháp luật để đảm bảo tính hợp pháp, còn rất cần đảm bảo tính hợp lý, phù hợp với thực tiễn quản lý.
“Nói cách khác, chất lượng của QĐHC phụ thuộc nhiều vào trình độ, năng lực và đạo đức của người ban hành QĐHC. Nguy cơ lạm quyền, lợi dụng quyền lực hay vì lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân luôn luôn hiện hữu.
Hiện tượng lợi dụng quyền lực để ban hành những QĐHC không đúng về thẩm quyền, vượt quá thẩm quyền, sai về trình tự, thủ tục, không đúng với nội dung, tinh thần của Nghị quyết Hội đồng nhân dân, văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên,... hay việc ban hành QĐHC có dấu hiệu không minh bạch, thiếu khách quan, có dấu hiệu lợi ích nhóm... xảy ra ngày càng nhiều trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước của UBND các cấp, từ tổ chức cán bộ (những quyết định bổ nhiệm thần tốc, việc tuyển dụng, bổ nhiệm con ruột vào những vị trí công tác quan trọng nhưng thiếu minh bạch…) đến đầu tư công, quyết định phê duyệt, đấu thầu, chỉ định thầu hay những “chỉ đạo miệng”, “bút phê” làm thay đổi QĐHC của cơ quan Nhà nước, diễn ra rất phổ biến trong hoạt động công vụ ngày nay. Những quyết định như vậy không chỉ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích chính đáng của các chủ thể có liên quan mà còn ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của cơ quan thực thi quyền lực Nhà nước", chủ nhiệm đề tài nói.
Đánh giá việc ban hành QĐHC của UBND cho thấy, các QĐHC của UBND các cấp được ban hành qua các năm ngày càng chặt chẽ về chất lượng cũng như trình tự, thủ tục, đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, đúng thẩm quyền ban hành. Các QĐHC được ban hành phù hợp với từng vấn đề, cụ thể với từng đối tượng, xác định rõ nhiệm vụ, phương thức và thời gian thực hiện. Nội dung của QĐHC đã bám sát và giải quyết hợp lý các vấn đề thực tiễn, có tính khả thi cao, tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Tuy nhiên, còn khá nhiều các QĐHC của UBND các cấp ban hành sai, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, dẫn đến bị khiếu nại khởi kiện và tòa án tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ.
Một trong những nguyên nhân được chỉ ra đó là, việc kiểm tra, rà soát, đánh giá các QĐHC chưa được thực hiện thường xuyên. Việc kiểm tra, giám sát cấp dưới trong việc thực hiện nhiệm vụ tham mưu chưa được kịp thời.
Theo chủ nhiệm đề tài, kiểm soát quyền lực Nhà nước là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Kiểm soát quyền lực nói chung là nhu cầu tất yếu trong nền dân chủ, nhằm chống lại sự lạm quyền, sự tha hóa quyền lực.
Kiểm soát việc thực hiện thẩm quyền ban hành QĐHC của UBND các cấp nhằm ngăn chặn sự tùy tiện, chống lại sự tha hóa, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực trong thực thi quyền lực Nhà nước của UBND các cấp, là phương thức hữu hiệu để tạo dựng môi trường công vụ minh bạch liêm chính, bảo đảm quyền lực Nhà nước được thực thi hiệu quả, khách quan, công bằng. Do vậy, kiểm soát việc sử dụng quyền lực Nhà nước trong quá trình này là công cụ hữu hiệu để PCTN,TC trong hoạt động của chính quyền địa phương.
Vì vậy việc đề xuất nghiên cứu vấn đề kiểm soát quyền ban hành QĐHC của UBND các cấp nhằm PCTN,TC là thực sự cần thiết và có ý nghĩa trong bối cảnh chúng ta đang quyết tâm đẩy mạnh kiểm soát quyền lực nhằm PCTN,TC.
TS Phạm Thị Huệ cho biết, đề cương nghiên cứu gồm 3 nội dung chính.
Nội dung 1: Những vấn đề chung về kiểm soát việc thực hiện thẩm quyền ban hành QĐHC của UBND cấp tỉnh nhằm PCTN,TC sẽ phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát việc thực hiện thẩm quyền ban hành QĐHC của UBND cấp tỉnh nhằm PCTN,TC.
Nội dung 2: Thực trạng kiểm soát việc thực hiện thẩm quyền ban hành QĐHC của UBND cấp tỉnh thời gian qua và hiệu quả PCTN,TC, phân tích, tổng hợp, đánh giá quy định pháp luật về kiểm soát và thực tiễn kiểm soát việc thực hiện thẩm quyền ban hành QĐHC của UBND cấp tỉnh thời gian qua; đánh giá hiệu quả của việc kiểm soát và tác động đối với công tác PCTN,TC.
Nội dung 3: Quan điểm, giải pháp tăng cường kiểm soát việc thực hiện thẩm quyền ban hành QĐHC của UBND cấp tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả PCTN,TC, nhằm đưa ra quan điểm, đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật và pháp luật về PCTN,TC nhằm nâng cao hiệu quả thực tiễn trong kiểm soát việc thực hiện ban hành QĐHC của UBND cấp tỉnh nhằm PCTN,TC.
Cho ý kiến vào đề cương nghiên cứu, các đại biểu đều đồng ý với nội dung đề cương chủ nhiệm đề tài đưa ra, nội dung chi tiết, đã làm rõ nội hàm nghiên cứu.
Tuy nhiên các đại biểu cho rằng, về phần đối tượng và phạm vi nghiên cứu, đề tài nghiên cứu cần đề cập thêm thẩm quyền ban hành QĐHC của UBND cấp huyện, cấp xã, nhưng tập trung vào kiểm soát việc thực hiện thẩm quyền ban hành QĐHC của UBND cấp tỉnh để phù hợp với tên đề tài đưa ra.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong 5 năm qua (2019-2024), công tác phòng chống tham nhũng (PCTN) trên địa bàn tỉnh Nghệ An được các cấp, các ngành quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện và đạt kết quả tích cực.
Văn Thanh
12:00 23/11/2024(Thanh tra) - Sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2018, nhận thức, ý thức và trách nhiệm PCTN trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân tỉnh Sơn La ngày càng được nâng lên; công tác phòng ngừa tham nhũng được triển khai đồng bộ hơn; việc phát hiện và xử lý tham nhũng ngày càng chặt chẽ, khẩn trương.
Trần Kiên
07:00 23/11/2024Bùi Bình
06:00 23/11/2024Nhật Minh
13:57 22/11/2024Phương Anh
06:00 22/11/2024Hoàng Nam
20:19 21/11/2024Lợi Châu
Đức Anh
Văn Thanh
Hương Giang
Hương Giang
Hương Giang
Minh Thắng
Văn Thanh
Thu Huyền
Uyên Uyên
Uyên Uyên