Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ năm, 17/12/2020 - 14:10
(Thanh tra)- Đó là nhận định của các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học với chủ đề “Kết quả thực hiện Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020”, do Thanh tra Chính phủ tổ chức chiều 16/12. Phó Tổng Thanh tra Trần Văn Minh chủ trì hội thảo.
Phó Tổng Thanh tra Trần Văn Minh chủ trì hội thảo. Ảnh: TH
Ban hành hàng chục nghìn văn bản về PCTN
Phó Tổng Thanh tra Trần Văn Minh cho biết, năm 2009, trong bối cảnh tình hình tham nhũng ở Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực, trở thành rào cản lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục nhận thức sâu sắc, toàn diện hơn về nguyên nhân, tác hại của tham nhũng, nhận thấy sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện một chính sách về phòng, chống tham nhũng (PCTN) ở tầm quốc gia góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 và chủ động chuẩn bị cho việc phê chuẩn và thực thi công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng.
Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa X của Đảng, Chính phủ đã ban hành Chiến lược Quốc gia về PCTN với mục tiêu tổng quát là: Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, loại bỏ dần các cơ hội, điều kiện phát sinh tham nhũng, góp phần xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả, đội ngũ cán bộ, công chức liêm chính; lành mạnh hóa các quan hệ xã hội thông qua việc thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng; củng cố lòng tin của nhân dân và cộng đồng quốc tế, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Qua 10 năm thực hiện Chiến lược, đến nay các nghiên cứu, khảo sát ban đầu cho thấy, về cơ bản các mục tiêu, giải pháp lớn của Chiến lược đã được Đảng ta chỉ đạo thực hiện tại nhiều văn bản của Đảng như Chỉ thị 33 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản; Chỉ thị 50 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Kết luận số 10; Chỉ thị 27…
Đặc biệt, đến nay theo thống kê sơ bộ, các bộ, ngành, địa phương đã ban hành 61.738 văn bản liên quan đến công tác PCTN; gần 24.000 văn bản về công tác PCTN… góp phần ngăn chặn, từng bước đầy lùi tham nhũng, xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả, đội ngũ cán bộ công chức liêm chính vì nhân dân phục vụ.
Tham nhũng ngày càng tinh vi
Sau 10 năm thực thi Chiến lược, tình hình tham nhũng tuy có cải thiện bước đầu nhưng về cơ bản vẫn diễn ra ở mức độ nghiêm trọng, phức tạp, phổ biến và ngày càng tinh vi trên tất cả các lĩnh vực đời sống như: Quản lý, sử dụng các nguồn lực công và các nguồn lực xã hội, trong công tác cán bộ và đào tạo nhân lực, trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan của hệ thống chính trị bao gồm các cơ quan chuyên trách PCTN như thanh tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát, xét xử và cơ quan kiểm tra giám sát của Đảng… “gây hậu quả nghiêm trọng về pháp luật, chính trị, kinh tế, đạo đức - văn hóa liêm chính, dân chủ, công bằng, niềm tin trong nhân dân và sự phát triển bền vững”, Phó Tổng Thanh tra nói.
Mặt khác, hiện tượng tham nhũng, thâu tóm chính sách và nguồn lực quốc gia bởi các nhóm lợi ích, nhóm thân hữu diễn ra song hành với hiện tượng tham nhũng vặt là thách thức nghiêm trọng mang tính lịch sử đối với công cuộc PCTN của Việt Nam.
Phó Tổng Thanh tra cho rằng, rất nhiều vấn đề mới, lớn, phức tạp tiếp tục được đặt ra từ thực tiễn thực thi Chiến lược cần phải được nhận diện chính xác, nghiên cứu đánh giá khách quan, thấu đáo làm cơ sở cho việc hoạch định một Chiến lược mới hay chính sách trung hạn, dài hạn về PCTN, chẳng hạn như các vấn đề xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực nhằm PCTN; quản trị tốt và PCTN; triệt tiêu điều kiện, cơ hội phát sinh tham nhũng; tăng cường giáo dục đạo đức liêm chính nhằm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội và PCTN bền vững…
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận nội dung, ý nghĩa và vai trò thực tế của Chiến lược trong công tác PCTN hơn 10 năm qua; công tác chỉ đạo và thực hiện Chiến lược; công tác xây dựng thể chế nhằm thực thi Chiến lược; pháp luật và thực thi pháp luật về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình theo yêu cầu của Chiến lược.
Tổ chức và hoạt động của đơn vị chuyên trách về PCTN; kết quả thực hiện và xử lý tham nhũng; vai trò xã hội trong PCTN theo yêu cầu của Chiến lược; chính sách, pháp luật và thực thi chính sách, pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn; cơ sở ban hành và nội dung chính sách chủ yếu của Chiến lược Quốc gia về PCTN đến năm 2030, tầm nhìn 2035.
Bảo đảm thực hiện trách nhiệm giải trình của cơ quan
Tại bài tham luận “Thực trạng quy định của pháp luật về công khai, minh bạch theo yêu cầu của Chiến lược Quốc gia về PCTN”, TS Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra khẳng định: Công khai, minh bạch trong lĩnh vực công ở Việt Nam đã tiếp cận được các chuẩn mực quốc tế về PCTN và dần đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong PCTN ở Việt Nam hiện nay.
Việc công khai, minh bạch trong lĩnh vực công vẫn còn một số vấn đề hạn chế, cần phải khắc phục. Cụ thể là việc cụ thể hóa các yêu cầu về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong pháp luật chuyên ngành trên từng lĩnh vực còn hạn chế; việc tổ chức thực thi trong một số lĩnh vực vẫn chưa bảo đảm yêu cầu. Trên thực tế, vẫn còn việc lạm dụng quy định về bảo mật thông tin, thiếu công khai, minh bạch trong nội bộ.
TS Khanh đề xuất, trong thời gian tới, các ngành cần phải rà soát và hoàn thiện quy định của pháp luật về công khai, minh bạch trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý theo ngành, lĩnh vực được giao; tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các quy định về bí mật Nhà nước theo tinh thần của Chiến lược Quốc gia PCTN đến năm 2020 là: "Tổng rà soát, sửa đổi pháp luật về bí mật Nhà nước theo hướng thu hẹp phạm vi bí mật Nhà nước ở mức cần thiết".
Bảo đảm thực hiện các quy định về trách nhiệm giải trình. Trên thực tế, dường như việc thực hiện quy định về trách nhiệm giải trình của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong lĩnh vực công còn là vấn đề chưa được quan tâm. Nhiều người dân chưa thực hiện quyền yêu cầu giải trình được pháp luật quy định.
Vì vậy, trong thời gian tới, cần tập trung tuyên truyền, phổ biến và tăng cường các bảo đảm thực hiện trách nhiệm giải trình của cơ quan, tổ chức, đơn vị, coi đây là một bước đột phá nhằm công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Tăng cường minh bạch trong quá trình ban hành các quyết định hành chính cá biệt. Hoàn thiện quy định về trách nhiệm giải trình đòi hỏi phải có quy định về công khai, minh bạch quá trình, ban hành văn bản cá biệt của các cơ quan quản lý Nhà nước.
Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm bảo đảm thực hiện Luật Tiếp cận thông tin. Đây là nhiệm vụ đã từng được thể hiện trong kế hoạch xây dựng pháp luật và hiện nay đang là yêu cầu từ thực tiễn. Với hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay, Luật Tiếp cận thông tin là luật chung, không chỉ quy định về phạm vi, trình tự, thủ tục để công dân tiếp cận tài liệu, hồ sơ do các cơ quan Nhà nước lưu giữ mà còn phải điều chỉnh toàn bộ mối quan hệ Nhà nước - công dân trong việc tìm kiếm, tiếp nhận, quản lý, cung cấp, chia sẻ thông tin về hoạt động của bộ máy Nhà nước như thông tin từ các cuộc họp, thông tin về ban hành chính sách pháp luật.
Hệ thống văn bản được ban hành đầy đủ
Theo TS Đinh Văn Minh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ, hệ thống các văn bản được dự kiến trong Chiến lược Quốc gia về PCTN đã được ban hành đầy đủ, làm cơ sở cho việc thực hiện các biện pháp PCTN một cách đồng bộ và toàn diện, thể chế được hoàn thiện, ngày càng chặt chẽ, thống nhất, khắc phục nhiều bất cập, sơ hở là nguyên nhân, điều kiện phát sinh tham nhũng tiêu cực.
Phải nhận thấy rằng, ngoài sự chậm trễ có tính “kinh niên” của việc ban hành các văn bản thì tính khả thi của các văn bản cũng là vấn đề tồn tại dai dẳng. Chính vì vậy, một số biện pháp, giải pháp được đưa ra trong các quy định của pháp luật trở nên hình thức, ít hiệu quả, thậm chí là gây tốn kém, lãng phí thời gian và công sức.
Tình trạng này có nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan cần được nhận diện kịp thời và có giải pháp trong thời gian tới, khi chúng ta tiếp tục Chiến lược Quốc gia về PCTN giai đoạn 2020 đến 2030, nhất là việc triển khai các biện pháp được quy định tại Luật PCTN 2018.
Đồng tình với các tham luận tại hội thảo, ông Đỗ Đức Hồng Hà, Ủy viên Thường trực Uỷ ban Tư pháp Quốc hội cho rằng, báo cáo PCTN của Chính phủ chưa toàn diện, đánh giá tình hình tham nhũng và thực trạng tham nhũng chưa rõ ràng, lẫn lộn.
Trong thời gian tới trên cơ sở nhìn nhận hạn chế của Chiến lược Quốc gia PCTN đến năm 2020 cần đưa ra những giải pháp thực thi có hiệu quả; khẳng định rõ và ghi nhận chế tài xử lý đối với những người có trách nhiệm giải trình. Đồng thời, đánh giá chính xác tình hình tham nhũng để tập trung nguồn lực thực hiện công tác PCTN trong thời gian tới.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nằm ở vị trí trung tâm, khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng, Quận 1 có diện tích hơn 6.000m2 bị bỏ hoang nhiều năm nay. Khu đất này đã được UBND Thành phố Hồ Chí Minh thu hồi để quản lý.
Cảnh Nhật
20:00 12/12/2024(Thanh tra) - UBND tỉnh Bạc Liêu vừa có báo cáo đánh giá về công tác thanh tra, kiểm tra trong năm 2024; đồng thời đề ra chương trình, nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong năm 2025.
PV
18:34 12/12/2024Văn Thanh
13:18 12/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
09:00 12/12/2024Bùi Bình
20:37 11/12/2024Trần Kiên
18:02 11/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC