Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thu Huyền
Thứ tư, 12/03/2025 - 06:09
(Thanh tra) - Thanh tra tỉnh Đồng Tháp đã xây dựng kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực năm 2025, trong đó yêu cầu thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN, tiêu cực.
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong chủ trì cuộc họp kiện toàn Ban Chỉ đạo PCTN, tiêu cực. Ảnh: dongthap.gov.vn
Kế hoạch của Thanh tra tỉnh Đồng Tháp yêu cầu thực hiện đồng bộ các giải pháp PCTN, tiêu cực. Trong đó, xác định phòng ngừa là chính, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng. Việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN, tiêu cực gắn liền với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tích cực, chủ động thực hiện các biện pháp có hiệu quả các hành vi tham nhũng, tiêu cực.
Đồng thời, thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN, tiêu cực, nhằm phát hiện các hành vi tham nhũng, tiêu cực, kịp thời xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo, Chánh Văn phòng và các trưởng phòng phối hợp tham mưu Chánh Thanh tra triển khai thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định của pháp luật về PCTN, tiêu cực. Thực hiện đồng bộ các quy định về phòng ngừa tham nhũng (công khai, minh bạch chế độ, định mức, tiêu chuẩn, công tác cán bộ, tài sản, thu nhập...).
Tăng cường công tác phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật; chỉ đạo triển khai thực hiện công tác PCTN, tiêu cực tại cơ quan, đơn vị phù hợp với điều kiện thực tế.
Trong quá trình thanh tra, kịp thời đề xuất người có thẩm quyền xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật, trong đó nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc chỉ đạo, triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN, tiêu cực.
Đối với việc kiểm tra, rà soát, hoàn thiện thể chế quản lý về PCTN, tiêu cực, thường xuyên rà soát, nghiên cứu, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN, tiêu cực, để phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời, theo quy định pháp luật. Kiểm tra, theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật về PCTN, tiêu cực; rà soát và lập danh mục những quy định pháp luật còn thiếu, sơ hở, dễ bị lợi dụng để tham nhũng, qua đó kiến nghị, báo cáo cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Về công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về PCTN, tiêu cực: Công tác PCTN, tiêu cực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong tình hình hiện nay. Các phòng thuộc Thanh tra tỉnh cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTN, tiêu cực và các văn bản của tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác PCTN, tiêu cực để công chức, thanh tra viên, người lao động nắm và thực hiện.
Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN, tiêu cực phải gắn liền với việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Cùng với đó, thực hiện đa dạng các hình thức tuyên truyền pháp luật cả trực tiếp và trực tuyến; chú trọng nhân rộng các cách làm hay, mô hình hiệu quả, gương điển hình nhằm tạo chuyển biến tích cực, hiệu quả trong công tác PCTN, tiêu cực; thường xuyên tập huấn cho cán bộ, công chức phụ trách công tác PCTN, tiêu cực tại cơ quan, đơn vị.
Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, thực hiện nghiêm việc công khai, minh bạch, dân chủ trong các lĩnh vực như: Bố trí, quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công; tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ, công chức; chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn; công tác thi đua, khen thưởng, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức…
Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc công khai, minh bạch trong các hoạt động của cơ quan, đơn vị nhằm chấn chỉnh kịp thời các vi phạm, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi tham nhũng, tiêu cực.
Đối với công tác thanh tra và xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực, chú trọng công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN, tiêu cực đối với các đoàn thanh tra đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt; chủ động theo dõi, nắm tình hình kịp thời đề xuất thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm. Tăng cường giám sát việc thực hiện kết luận thanh tra theo Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015 của Chính phủ quy định việc thực hiện kết luận thanh tra.
Thực hiện tốt quy định về phối hợp giữa cơ quan điều tra, viện kiểm sát, cơ quan Thanh tra trong việc trao đổi thông tin về tội phạm và giải quyết kiến nghị khởi tố được phát hiện thông qua hoạt động thanh tra tại Thông tư liên tịch số 03/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP-TTCP ngày 18/10/2018.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tỉnh Bắc Ninh đã thu hồi được hơn 18 tỷ đồng bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Hải Hà
(Thanh tra) - Báo cáo kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí tiêu cực trong quý I/2025, Thanh tra Chính phủ cho biết, ngành Thanh tra tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc các cấp, ngành thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng.
Phương Anh
Văn Thanh
Hương Giang
Hương Giang
Phương Anh
Phương Anh
Trọng Tài
Hương Giang
Hương Giang
Thu Huyền
Thu Huyền
Trần Quý
Văn Thanh
Văn Thanh
Hương Giang