Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ ba, 07/11/2023 - 20:04
(Thanh tra) - Trả lời chất vấn, ông Đoàn Hồng Phong cho biết, Thanh tra Chính phủ thực hiện nhiều biện pháp để phòng chống tham nhũng, tiêu cực, kiểm soát quyền lực trong hoạt động thanh tra.
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong trả lời chất vấn. Ảnh: P.Thắng
Tiếp tục chương trình nghị sự kỳ họp 6, từ 9h10 đến 15h ngày 7/11, Quốc hội chất vấn người đứng đầu lĩnh vực nội vụ, an ninh trật tự, thanh tra, tòa án, kiểm sát, kiểm toán.
Chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ, đại biểu Nguyễn Thị Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, nêu, nghị quyết kỳ họp thứ 4 của Quốc hội yêu cầu tăng cường kiểm soát quyền lực trong hoạt động thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm, tiêu cực.
“Đề nghị Tổng Thanh tra cho biết, Thanh tra Chính phủ đã có giải pháp gì để triển khai nghị quyết nêu trên của Quốc hội? Hiệu quả của những giải pháp này trên thực tế?”, bà Thủy hỏi.
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho hay, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng và Thanh tra Chính phủ đã và đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, kiểm soát quyền lực trong hoạt động thanh tra.
Theo đó, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Trung ương xây dựng Đề án Quy định về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng và trong hoạt động thanh tra kiểm toán.
“Thanh tra Chính phủ đã trực tiếp xây dựng báo cáo thực trạng kiểm soát quyền lực để phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra”, ông Đoàn Hồng Phong cho hay.
Trên cơ sở đó, ngày 27/10, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 131 quy định kiểm soát quyền lực phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.
“Hiện nay các cấp, ngành đã và đang triển khai tổ chức thực hiện quy định này”, theo Tổng Thanh tra.
Ông Đoàn Hồng Phong cũng cho hay, Thanh tra Chính phủ đã chỉ đạo toàn ngành thanh tra tổ chức thực hiện Luật Thanh tra năm 2022, trong đó tham mưu trình Chính phủ ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành và xây dựng ban hành các thông tư hướng dẫn để chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ thanh tra.
Điều này, nhằm nâng cao chất lượng thanh tra, góp phần phòng chống tham nhũng, tiêu cực, kiểm soát quyền lực trong hoạt động thanh tra.
Giải pháp nữa được ông Đoàn Hồng Phong đề cập là, Thanh tra Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định để nâng cao, tăng cường lãnh đạo chỉ đạo về chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra và chấn chỉnh, xử lý vi phạm; thắt chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ theo đúng chỉ đạo của Tổng Bí thư, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Thanh tra Chính phủ đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 26 về chấn chỉnh, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ.
Ông Đoàn Hồng Phong cũng cho hay, tiếp tục hoàn thiện quy chế, quy định về giám sát nội bộ, nâng cao hiệu quả công tác giám sát thẩm định, chủ động phối hợp các cơ quan đơn vị theo chức năng theo dõi kiểm tra và có hình thức xử lý nghiêm đối với các trường hợp có vi phạm.
Tập trung thanh tra dự án sử dụng vốn Nhà nước, điện, than, dầu khí
Tổng Thanh tra đã trả lời chất vấn của đại biểu Trần Văn Tiến (đoàn Vĩnh Phúc) liên quan về việc tổ chức thanh tra chuyên đề, thanh tra thường xuyên liên quan đến các dự án có sử dụng vốn đầu tư công không hiệu quả, lãng phí; dự án trọng điểm liên quan đến lĩnh vực điện, than, dầu khí chậm tiến độ; dự án công trình đưa đất không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng theo Nghị quyết 74 của Quốc hội.
Theo ông, thực hiện Nghị quyết 74 của Quốc hội, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 53 chỉ đạo các bộ, ngành địa phương, nhất là Bộ Tài chính thực hiện các kiến nghị của Đoàn giám sát của Quốc hội.
“Thanh tra Chính phủ đã và đang tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc thanh tra nội dung này là thanh tra thường xuyên, mà không thực hiện thanh tra chuyên đề”, ông Đoàn Hồng Phong cho hay.
Theo ông, các dự án vi phạm, lãng phí trong báo cáo của đoàn giám sát của Quốc hội có quy mô, khối lượng rất lớn, khi gần 1000 dự án trong cả nước.
Lực lượng Thanh tra Chính phủ thì “rất mỏng”, hiện chỉ có khoảng 400 cán bộ công chức, viên chức, trong đó cán bộ làm trực tiếp công tác thanh tra chỉ có hơn 200 người, phải thực hiện nhiều nhiệm vụ thanh tra do Ban Chỉ đạo Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng giao nên không thể hoàn thành được trong năm 2023-2024 như Nghị quyết 75 nêu.
Do đó, Thanh tra Chính phủ đã tham mưu Chính phủ, Thủ tướng phê duyệt định hướng chương trình thanh tra năm 2023, 2024, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thanh tra trọng tâm, trọng điểm, trong đó tập trung thanh tra với các dự án có sử dụng vốn đầu tư công không hiệu quả, các dự án trọng điểm lĩnh vực điện, than, dầu khí; các dự án công trình không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng…
“Các bộ, ngành, địa phương đã và đang tổ chức thanh tra các nội dung này”, ông Đoàn Hồng Phong cũng cho hay, Thanh tra Chính phủ đã và đang thanh tra các dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn Nhà nước thuộc trách nhiệm quản lý của một số bộ, ngành, địa phương; thanh tra Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam...
Ông khẳng định, Thanh tra Chính phủ sẽ đôn đốc và yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, nhất là Bộ Tài chính báo cáo kết quả thanh tra về các nội dung này, cùng với kết quả của Thanh tra Chính phủ để tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng và Quốc hội.
Đại biểu Nguyễn Quang Huân (tỉnh Bình Dương) nói, tại Kỳ họp thứ 4, ông đã chất vấn về vụ việc thanh tra chuyển đổi đất dự án đường sắt TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Thời điểm đó, Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết đã bắt đầu thu thập số liệu. Sau một năm, công việc này chưa thấy tiến triển, cử tri vẫn tiếp tục đặt câu hỏi, theo ông Huân.
Vì vậy, đại biểu đề nghị Tổng Thanh tra cho biết đến thời điểm nào có thể kết thúc vụ việc này?
Trả lời, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, ngay sau Kỳ họp thứ 4, ông đã chỉ đạo đưa nội dung việc chuyển đổi đất của dự án đường sắt TP Dĩ An vào cuộc thanh tra liên quan đến thực hiện Nghị quyết 73 của Chính phủ, cũng là thực hiện Nghị quyết 60 của Quốc hội. Đó là, thanh tra việc chuyển đổi đất sản xuất của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần sang kinh doanh đất và nhà ở.
“Đoàn thanh tra đã kết thúc thanh tra trực tiếp, đang xây dựng báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra. Thời gian tới, theo quy định của luật, Thanh tra Chính phủ sẽ báo cáo kết quả thanh tra với Thủ tướng Chính phủ để hoàn thiện, ban hành kết luận thanh tra”, ông Đoàn Hồng Phong cho hay.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 13/12, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương kiểm tra, giám sát thường xuyên công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.
Trần Kiên
19:55 13/12/2024(Thanh tra) - Đó là phát biểu chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang tại hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang quán triệt, triển khai nội dung chỉ đạo trọng tâm về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và thông tin về một số vi phạm phổ biến trong các vụ án, vụ việc tham nhũng kinh tế, tiêu cực.
Nam Dũng
16:50 13/12/2024Đông Hà
09:19 13/12/2024Cảnh Nhật
20:00 12/12/2024PV
18:34 12/12/2024Văn Thanh
13:18 12/12/2024Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải