Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoài Phương
Thứ tư, 21/08/2024 - 13:20
(Thanh tra) - Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) đã công bố Báo cáo giám sát thí điểm về các vụ án tham nhũng lớn Khu vực Kurdistan ở Iraq.
UNDP công bố Báo cáo giám sát thí điểm về các vụ án tham nhũng lớn Khu vực Kurdistan ở Iraq. Ảnh: UNDP
Theo UNDP, báo cáo đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc kiềm chế tham nhũng ở Iraq.
Báo cáo nhấn mạnh những tiến bộ đáng kể của Chính quyền Khu vực Kurdistan trong việc chống tham nhũng và đưa ra những hiểu biết sâu sắc về thủ tục tố tụng tư pháp của khu vực thông qua phân tích toàn diện, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng cường nỗ lực đạt được sự minh bạch và liêm chính trong hệ thống tư pháp.
Những phát hiện chính tiết lộ các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng lớn
Báo cáo đề cập đến việc xét xử tham nhũng tại tòa án ở Erbil (Thủ đô của Kurdistan thuộc Iraq), các thành phố Sulaymaniyah và Duhok, dựa trên việc theo dõi hơn 100 vụ án từ tháng 11/2022 đến tháng 12/2023, cùng với 50 phán quyết được đưa ra từ năm 2016 đến 2022.
Trọng tâm của báo cáo là về nạn tham nhũng nghiêm trọng qua các vụ việc, bao gồm những vụ liên quan đến số tiền "khủng", các quan chức cấp cao, các án tham nhũng được công chúng quan tâm hoặc những vụ chống lại người cung cấp thông tin và những người ủng hộ chống tham nhũng.
Những phát hiện chính của báo cáo chỉ ra rằng, Bộ Tài chính (25%), Bộ Điện lực (18%) và Hội đồng thành phố (17%) nằm trong số các khu vực chính quyền bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi nạn tham nhũng lớn.
Phân tích cho thấy, số người bị kết án tăng lên so với số người được trắng án, mặc dù tỷ lệ bị cáo cấp cao vẫn ở mức thấp và rất ít quan chức Chính phủ cấp cao bị buộc tội.
Đã có tiến bộ đáng kể trong việc loại các trường hợp liên quan đến tham nhũng ra khỏi chế độ ân xá chung.
Báo cáo cũng ghi nhận mức giảm đáng kể trong các phiên tòa được tiến hành vắng mặt và sự gia tăng những trọng tội liên quan đến cố ý gây thiệt hại thông qua việc lạm dụng chức vụ công, phản ánh sự tiến bộ của ngành Tư pháp trong nỗ lực chống tham nhũng.
Tuy nhiên, báo cáo của UNDP nhấn mạnh đến tình trạng thiếu sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự (CSO) tại phiên tòa với tư cách là bên thứ ba, mặc dù các quy định pháp luật cho phép họ có mặt.
Nền tảng để thúc đẩy sự tiến bộ
Là nền tảng của Sáng kiến Chống tham nhũng và Trọng tài của UNDP do Liên minh Châu Âu tài trợ; báo cáo được công bố với sự cộng tác của Hội đồng Tư pháp Khu vực Kurdistan thuộc Văn phòng Nhân quyền của Phái bộ Hỗ trợ của Liên hợp quốc tại Iraq (UNAMI).
Phát biểu tại sự kiện công bố báo cáo, ông Auke Lootsma, đại diện UNDP, nhấn mạnh tầm quan trọng của báo cáo đối với những nỗ lực thống nhất nhằm kiềm chế tham nhũng.
“Báo cáo quan trọng này, cao điểm của những nỗ lực chung của chúng ta, thể hiện một cột mốc quan trọng trong nỗ lực chung nhằm nâng cao tính minh bạch và công lý. Chúng tôi sẵn sàng hợp tác để giải quyết các khuyến nghị của báo cáo", ông Auke Lootsma nói.
Qua một phát biểu bằng video, Thomas Seiler, Đại sứ Liên minh Châu Âu tại Iraq tuyên bố, Báo cáo giám sát thí điểm về các vụ án tham nhũng lớn "cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách thức các cuộc điều tra được tiến hành và cách thức tiến hành việc xét xử... Những khuyến nghị sẽ hướng dẫn chúng ta hoàn thiện các chiến lược và tăng cường các biện pháp chống tham nhũng”.
Trong khi đó, Thẩm phán Abdel Gabar Aziz Hassan, người đứng đầu Hội đồng Tư pháp Khu vực Kurdistan của Iraq nêu rõ vai trò quan trọng của báo cáo đối với cải cách tư pháp trong khu vực.
"Chứng minh sự nỗ lực của chúng tôi trong việc chống tham nhũng, báo cáo cũng mang đến cho cơ hội nâng cao các hoạt động đã cam kết, hướng tới một hệ thống tư pháp minh bạch và có trách nhiệm hơn", ông nói.
Đề xuất cải cách
Báo cáo kêu gọi chính quyền Khu vực Kurdistan, Hội đồng Tư pháp, Hiệp hội Luật sư, xã hội dân sự và cộng đồng quốc tế thực hiện các cải cách chống tham nhũng được đề xuất.
Những đề xuất bao gồm việc thành lập các tòa án chuyên trách xử lý các vụ án tham nhũng lớn, hiện đại hóa bộ luật hình sự để giải quyết các vấn đề hiện tại như hối lộ trong khu vực tư nhân và ban hành luật để bảo vệ người tố giác cũng như nạn nhân của tham nhũng.
Báo cáo cũng kêu gọi hạn chế quyền tự quyết của tổ chức trong việc rút yêu cầu bồi thường thiệt hại và tăng cường giám sát trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi tham nhũng.
Các khuyến nghị khác bao gồm cải cách thủ tục hình sự để nâng cao năng lực điều tra, triển khai hệ thống quản lý vụ án điện tử và tiêu chuẩn hóa việc tuyên án.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tân Tổng thống Botswana Duma Boko ngày 19/11 cho biết, Chính phủ sẽ tiến hành một cuộc chiến quyết liệt chống tham nhũng, trong đó tất cả những người bị coi là có tội sẽ bị đưa ra pháp luật một cách nghiêm khắc.
Ngọc Anh
12:40 20/11/2024(Thanh tra) - Nghiên cứu mới đây của Trung tâm Đối thoại Chính sách (CPD) cho thấy, tham nhũng vẫn là rào cản lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh tại Bangladesh.
Đức Anh
10:22 19/11/2024Ngọc Anh
09:35 19/11/2024Nam Dũng
18:58 14/11/2024Đức Anh
15:46 14/11/2024Hoài Phương
14:37 14/11/2024Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân