Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thế giới canh cánh nỗi lo khủng hoảng lương thực vì đại dịch Covid-19

Theo Trần Ngọc/VOV.VN

Thứ năm, 21/05/2020 - 08:10

Đại dịch Covid-19 lan rộng khiến thế giới không khỏi lo lắng về một cuộc khủng hoảng lương thực khi chuỗi cung ứng đứt gãy, sản xuất khó khăn...

Người dân nhận lương thực cứu trợ tại Nam Sudan. (Ảnh: AFP)

Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) vừa đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt lương thực toàn cầu nếu giới chức các nước không quản lý tốt cuộc khủng hoảng hiện tại do đại dịch Covid-19 gây ra.

FAO bày tỏ lo lắng về sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu, và cho rằng thế giới có thể phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực nếu không kịp thời thực hiện các biện pháp bảo vệ những đối tượng dễ bị tổn thương nhất và giữ vững chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu dưới tác động của đại dịch.

Theo thống kê của FAO, có khoảng 820 triệu người (chiếm gần 12% dân số toàn cầu) hiện đang không đủ thực phẩm để dùng hàng ngày. Có khoảng 113 triệu người đang phải sống trong đói nghèo và cần phải trợ cấp lương thực.Chuyên gia kinh tế trưởng của FAO - Maximo Torero Cullen phân tích: Chính phủ nhiều nước trên thế giới đã tiến hành các lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch nhưng đã kìm hãm nghiêm trọng hoạt động thương mại quốc tế và chuỗi cung ứng lương thực. Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất chính là những người yếu thế trong xã hội, trong đó có tới 300 triệu trẻ em.Sự không chắc chắn trong nguồn cung lương thực sẵn có có thể tạo ra làn sóng hạn chế xuất khẩu, từ đó gây ra tình trạng khan hiếm trên thị trường toàn cầu, chuyên gia Maximo Torero Cullen cho hay.Trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, các nước trên thế giới đều ra sức bảo vệ nguồn lương thực của mình thông qua các chiến lược khác nhau. Nước xuất khẩu thì "găm hàng", xuất ít đi, trong khi nước nhập khẩu thì cố tích trữ thật nhiều. Do đó, một số nước có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng an ninh lương thực bị đe dọa, dù trong ngắn hạn.Các chuyên gia nói rằng Mỹ có vấn đề lãng phí, chứ không phải thiếu hụt lương thực. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), nước này lãng phí 30% đến 40% lương thực mỗi năm. Song, vẫn có một số vấn đề thực tế cần xem xét. Ví dụ, hạn chế thương mại và du lịch có thể làm cho việc nhập khẩu trở nên khó khăn. Nông dân Mỹ cũng lo ngại về vấn đề thiếu sức lao động.Không chỉ ở Mỹ, các nơi khác trên thế giới bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, cũng có vấn đề tích trữ thực phẩm. Tại nhiều cửa hàng, các loại gạo, bột mì, mì, và thực phẩm đóng hộp có thể được lưu trữ đã bắt đầu bán hết, buộc nhiều siêu thị phải có biện pháp hạn chế mua hàng. Để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, nhiều chính phủ đã áp dụng các biện pháp đóng cửa thành phố, phong tỏa biên giới và hạn chế sự di chuyển của người dân, những biện pháp này cũng sẽ ảnh hưởng đến việc trồng trọt, chế biến thực phẩm và cả vấn đề lưu thông. Do đó, chuỗi cung ứng thực phẩm sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Một siêu thị tại Paris (Pháp) bị "cạn" lương thực vào ngày 2/3/2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Các gian hàng thực phẩm thiết yếu như gạo, mì và pasta trống trơn. (Ảnh: AFP) Theo Washington Post, các trang trại ở các nước châu Âu phụ thuộc nhiều vào lao động từ các nước khác. Dịch bệnh Covid-19 đã buộc nhiều quốc gia thực hiện các biện pháp đóng cửa và hạn chế nghiêm ngặt việc nhập cảnh của công dân nước ngoài khiến nền nông nghiệp ở châu Âu bị ảnh hưởng. Măng tây ở Đức để thối rữa trên cánh đồng và dâu tây Pháp cũng có thể phải đối mặt với việc thiếu người chăm sóc. Một số nước châu Âu đến nay vẫn có đủ thực phẩm, tuy nhiên, nếu cuộc khủng hoảng tiếp tục, sẽ có tác động lớn. Thách thức trực tiếp lớn nhất đối với chuỗi cung ứng thực phẩm là các rào cản tạo ra bởi việc đóng cửa biên giới và các biện pháp hạn chế đi lại.SCMP đưa tin, ở vùng cao nguyên Cameron đầy sương mù của Malaysia, nông dân trồng rau và trái cây chật vật tìm cách đóng gói và vận chuyển sản phẩm khi phải đối mặt với cơn ác mộng kho vận do lệnh phong tỏa toàn quốc để ngăn ngừa virus corona.Ở Philippines, các nhà hoạt động vì quyền nông dân đang lo lắng hơn bao giờ hết về tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở các hộ sản xuất nhỏ – cũng phải đối mặt với lệnh hạn chế đi lại – đang phải dùng chính cây trồng của mình thay vì bán lấy tiền mua rau và thịt.Ở Singapore – một trong những xã hội đầy đủ nhất thế giới, các thương nhân nông nghiệp đang cân nhắc xem các siêu thị còn đủ hàng trong bao lâu khi các quốc gia bạn hàng cung cấp lâu năm bắt đầu áp đặt kiểm soát xuất khẩu. Nếu dịch Covid-19 tiếp tục kéo dài thì nhiều nước sẽ thiếu lương thực trầm trọng. (Ảnh minh họa: KT) Mới đây, chính phủ các nước yêu cầu các nhà nhập khẩu đảm bảo các hợp đồng giao gạo trong tương lai, với dự đoán rằng giấy phép xuất khẩu mới có thể không được cấp.Theo trang mạng Stratfor, hiện các nước hầu như đã có những điều chỉnh trong chính sách xuất khẩu ở các mức độ khác nhau nhằm ứng phó với dịch Covid-19, khiến nguồn cung bị gián đoạn và giá cả cũng bấp bênh. Trước mắt, chưa gây ra tình trạng thiếu lương thực trầm trọng ở bất kỳ nơi nào, nhưng nếu bệnh dịch tiếp tục lây lan, các chính sách hạn chế xuất khẩu sẽ kéo dài và khi đó, tình hình có thể khác.Trung Quốc là một nước nhập khẩu lương thực lớn và hiện đã dự trữ rất nhiều. Tuy nhiên, chính phủ nước này vẫn tăng cường thu mua gạo từ các nguồn sản xuất trong nước. Điều này sẽ giúp bình ổn giá cả lương thực trong nước, nhưng hạn chế lượng xuất khẩu sang các nước khác trong khu vực.Trong khi đó, Nga đã tạm ngừng xuất khẩu các mặt hàng ngũ cốc và cũng nằm trong số các nước chấp hành lệnh cấm xuất khẩu ngũ cốc của Hội đồng Kinh tế Á - Âu trong thời gian từ ngày 10/4 đến ngày 30/6. Lệnh ngừng xuất khẩu một lượng ngũ cốc lớn như vậy trong 3 tháng sẽ khiến thị trường toàn cầu thiếu hụt một lượng lớn bột mì và ngũ cốc. Động thái này lại xảy ra ngay trước mùa thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 9 của Nga, thường là thời điểm xuất khẩu khá ít. Vì vậy, nếu lệnh ngừng xuất ngũ cốc kéo dài tới mùa thu hoạch và ngay cả sau đó - giai đoạn cao điểm các giao dịch mua bán - nguồn cung của những mặt hàng này trên thị trường toàn cầu sẽ bị gián đoạn. Hiện khó có thể dự báo chính xác sẽ phải áp dụng những biện pháp hạn chế thông thương lương thực toàn cầu đến bao giờ. Và bởi việc hạn chế thương mại giữa các nước là biện pháp cần thiết do cuộc khủng hoảng mà dịch Covid-19 gây ra vẫn tiếp diễn, nên nguy cơ thiếu lương thực cục bộ tại một số nước sẽ ngày càng gia tăng.Nếu kịch bản tồi tệ nhất xảy ra - nguồn cung bị gián đoạn tới tận mùa thu hoạch của các nước xuất khẩu lương thực lớn -  thì sự mất cân bằng cung-cầu và khả năng vận chuyển sẽ khiến những nước phụ thuộc nhập khẩu rơi vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng./.

Theo thống kê của FAO, có khoảng 820 triệu người (chiếm gần 12% dân số toàn cầu) hiện đang không đủ thực phẩm để dùng hàng ngày. Có khoảng 113 triệu người đang phải sống trong đói nghèo và cần phải trợ cấp lương thực.Chuyên gia kinh tế trưởng của FAO - Maximo Torero Cullen phân tích: Chính phủ nhiều nước trên thế giới đã tiến hành các lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch nhưng đã kìm hãm nghiêm trọng hoạt động thương mại quốc tế và chuỗi cung ứng lương thực. Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất chính là những người yếu thế trong xã hội, trong đó có tới 300 triệu trẻ em.Sự không chắc chắn trong nguồn cung lương thực sẵn có có thể tạo ra làn sóng hạn chế xuất khẩu, từ đó gây ra tình trạng khan hiếm trên thị trường toàn cầu, chuyên gia Maximo Torero Cullen cho hay.Trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, các nước trên thế giới đều ra sức bảo vệ nguồn lương thực của mình thông qua các chiến lược khác nhau. Nước xuất khẩu thì "găm hàng", xuất ít đi, trong khi nước nhập khẩu thì cố tích trữ thật nhiều. Do đó, một số nước có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng an ninh lương thực bị đe dọa, dù trong ngắn hạn.Các chuyên gia nói rằng Mỹ có vấn đề lãng phí, chứ không phải thiếu hụt lương thực. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), nước này lãng phí 30% đến 40% lương thực mỗi năm. Song, vẫn có một số vấn đề thực tế cần xem xét. Ví dụ, hạn chế thương mại và du lịch có thể làm cho việc nhập khẩu trở nên khó khăn. Nông dân Mỹ cũng lo ngại về vấn đề thiếu sức lao động.Không chỉ ở Mỹ, các nơi khác trên thế giới bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, cũng có vấn đề tích trữ thực phẩm. Tại nhiều cửa hàng, các loại gạo, bột mì, mì, và thực phẩm đóng hộp có thể được lưu trữ đã bắt đầu bán hết, buộc nhiều siêu thị phải có biện pháp hạn chế mua hàng. Để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, nhiều chính phủ đã áp dụng các biện pháp đóng cửa thành phố, phong tỏa biên giới và hạn chế sự di chuyển của người dân, những biện pháp này cũng sẽ ảnh hưởng đến việc trồng trọt, chế biến thực phẩm và cả vấn đề lưu thông. Do đó, chuỗi cung ứng thực phẩm sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Một siêu thị tại Paris (Pháp) bị "cạn" lương thực vào ngày 2/3/2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Các gian hàng thực phẩm thiết yếu như gạo, mì và pasta trống trơn. (Ảnh: AFP) Theo Washington Post, các trang trại ở các nước châu Âu phụ thuộc nhiều vào lao động từ các nước khác. Dịch bệnh Covid-19 đã buộc nhiều quốc gia thực hiện các biện pháp đóng cửa và hạn chế nghiêm ngặt việc nhập cảnh của công dân nước ngoài khiến nền nông nghiệp ở châu Âu bị ảnh hưởng. Măng tây ở Đức để thối rữa trên cánh đồng và dâu tây Pháp cũng có thể phải đối mặt với việc thiếu người chăm sóc. Một số nước châu Âu đến nay vẫn có đủ thực phẩm, tuy nhiên, nếu cuộc khủng hoảng tiếp tục, sẽ có tác động lớn. Thách thức trực tiếp lớn nhất đối với chuỗi cung ứng thực phẩm là các rào cản tạo ra bởi việc đóng cửa biên giới và các biện pháp hạn chế đi lại.SCMP đưa tin, ở vùng cao nguyên Cameron đầy sương mù của Malaysia, nông dân trồng rau và trái cây chật vật tìm cách đóng gói và vận chuyển sản phẩm khi phải đối mặt với cơn ác mộng kho vận do lệnh phong tỏa toàn quốc để ngăn ngừa virus corona.Ở Philippines, các nhà hoạt động vì quyền nông dân đang lo lắng hơn bao giờ hết về tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở các hộ sản xuất nhỏ – cũng phải đối mặt với lệnh hạn chế đi lại – đang phải dùng chính cây trồng của mình thay vì bán lấy tiền mua rau và thịt.Ở Singapore – một trong những xã hội đầy đủ nhất thế giới, các thương nhân nông nghiệp đang cân nhắc xem các siêu thị còn đủ hàng trong bao lâu khi các quốc gia bạn hàng cung cấp lâu năm bắt đầu áp đặt kiểm soát xuất khẩu. Nếu dịch Covid-19 tiếp tục kéo dài thì nhiều nước sẽ thiếu lương thực trầm trọng. (Ảnh minh họa: KT) Mới đây, chính phủ các nước yêu cầu các nhà nhập khẩu đảm bảo các hợp đồng giao gạo trong tương lai, với dự đoán rằng giấy phép xuất khẩu mới có thể không được cấp.Theo trang mạng Stratfor, hiện các nước hầu như đã có những điều chỉnh trong chính sách xuất khẩu ở các mức độ khác nhau nhằm ứng phó với dịch Covid-19, khiến nguồn cung bị gián đoạn và giá cả cũng bấp bênh. Trước mắt, chưa gây ra tình trạng thiếu lương thực trầm trọng ở bất kỳ nơi nào, nhưng nếu bệnh dịch tiếp tục lây lan, các chính sách hạn chế xuất khẩu sẽ kéo dài và khi đó, tình hình có thể khác.Trung Quốc là một nước nhập khẩu lương thực lớn và hiện đã dự trữ rất nhiều. Tuy nhiên, chính phủ nước này vẫn tăng cường thu mua gạo từ các nguồn sản xuất trong nước. Điều này sẽ giúp bình ổn giá cả lương thực trong nước, nhưng hạn chế lượng xuất khẩu sang các nước khác trong khu vực.Trong khi đó, Nga đã tạm ngừng xuất khẩu các mặt hàng ngũ cốc và cũng nằm trong số các nước chấp hành lệnh cấm xuất khẩu ngũ cốc của Hội đồng Kinh tế Á - Âu trong thời gian từ ngày 10/4 đến ngày 30/6. Lệnh ngừng xuất khẩu một lượng ngũ cốc lớn như vậy trong 3 tháng sẽ khiến thị trường toàn cầu thiếu hụt một lượng lớn bột mì và ngũ cốc. Động thái này lại xảy ra ngay trước mùa thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 9 của Nga, thường là thời điểm xuất khẩu khá ít. Vì vậy, nếu lệnh ngừng xuất ngũ cốc kéo dài tới mùa thu hoạch và ngay cả sau đó - giai đoạn cao điểm các giao dịch mua bán - nguồn cung của những mặt hàng này trên thị trường toàn cầu sẽ bị gián đoạn. Hiện khó có thể dự báo chính xác sẽ phải áp dụng những biện pháp hạn chế thông thương lương thực toàn cầu đến bao giờ. Và bởi việc hạn chế thương mại giữa các nước là biện pháp cần thiết do cuộc khủng hoảng mà dịch Covid-19 gây ra vẫn tiếp diễn, nên nguy cơ thiếu lương thực cục bộ tại một số nước sẽ ngày càng gia tăng.Nếu kịch bản tồi tệ nhất xảy ra - nguồn cung bị gián đoạn tới tận mùa thu hoạch của các nước xuất khẩu lương thực lớn -  thì sự mất cân bằng cung-cầu và khả năng vận chuyển sẽ khiến những nước phụ thuộc nhập khẩu rơi vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng./.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm