Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Tham nhũng và rửa tiền tại Thái Bình Dương

Đức Anh

Thứ sáu, 06/05/2022 - 06:36

(Thanh tra)- Một nghiên cứu do Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) New Zealand công bố trong tuần này về tham nhũng, rửa tiền ở các quốc đảo Thái Bình Dương, đã cho thấy các hệ thống điều tra và phòng ngừa tại đây không đủ và hoạt động thiếu hiệu quả.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Nghiên cứu đã tiến hành phân tích các quy định chính về phòng, chống rửa tiền và áp dụng cho việc chống tham nhũng; kiểm tra năng lực và thực tiễn thực hiện các tiêu chuẩn này ở Thái Bình Dương, với các phân tích chi tiết và nghiên cứu điển hình từ 7 quốc đảo Thái Bình Dương được chọn.

Bà Julie Haggie, Giám đốc Điều hành TI New Zealand cho biết: “Báo cáo chỉ ra rằng, các quốc đảo Thái Bình Dương đã không quan tâm đầy đủ đến mối liên hệ giữa tham nhũng với rửa tiền và thiếu các chính sách cụ thể để sử dụng các biện pháp phòng, chống rửa tiền làm công cụ chống tham nhũng”.

Báo cáo cho thấy, hầu hết các quốc đảo Thái Bình Dương đều có khuôn khổ pháp lý phòng, chống rửa tiền hợp lý để chống tham nhũng và thu hồi tiền phi pháp. Tuy nhiên, tham nhũng và rửa tiền vẫn còn là một vấn đề, bởi các lý do liên quan tới:

- Sự sẵn sàng và/hoặc khả năng hạn chế của các quốc gia trong việc chống tham nhũng thông qua các công cụ phòng, chống rửa tiền có sẵn;

- Các quốc gia được nghiên cứu không chú ý đầy đủ đến mối liên hệ giữa tham nhũng và rửa tiền;

- Các quốc gia này thiếu những chính sách cụ thể để sử dụng các biện pháp phòng, chống rửa tiền làm công cụ chống tham nhũng;

- Họ không được trang bị đủ nguồn lực và chuyên môn để giải quyết vấn đề rửa tiền liên quan đến tham nhũng.

Báo cáo do TI New Zealand công bố kêu gọi:

Các tổ chức tài chính cần thẩm định tốt hơn, bao gồm khả năng tiếp cận thông tin về những người sở hữu các công ty hoạt động trong hệ thống tài chính của họ. Các biện pháp thẩm định tốt hơn có xu hướng ngăn chặn rửa tiền do tham nhũng.

Tăng cường các khuôn khổ pháp lý liên quan việc thu hồi tiền từ hoạt động tội phạm, do đó giảm động cơ tham gia vào các hoạt động tham nhũng.

Kiện toàn nhân sự đầy đủ hơn, quan tâm tới nguồn nhân lực và công tác đào tạo của các đơn vị tình báo tài chính ở các nước Thái Bình Dương.

Hợp tác và cam kết nhiều hơn giữa các bên đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính của mỗi quốc gia.

Hợp tác xuyên biên giới tốt hơn bao gồm các sáng kiến khu vực và sử dụng mạng lưới liên cơ quan khu vực như Mạng lưới Liên ngành Thu hồi tài sản.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm