Theo dõi Báo Thanh tra trên
Đức Anh
Thứ tư, 28/02/2024 - 19:00
(Thanh tra) - Nigeria đã công bố kế hoạch điều tra 3.000 trường hợp tội phạm tài chính trên khắp đất nước. Đây là một con số đáng kinh ngạc, liên quan đến các hành vi gian lận, rửa tiền, tham ô và tội phạm mạng.
Ảnh minh họa: Tuyến đường sắt chạy điện ở Lagos, Nigeria. Nguồn: chinadaily.com.cn
Trong một tuyên bố mới đây, ông Ola Olukoyede, Chủ tịch Ủy ban Tội phạm Kinh tế và Tài chính (EFCC), cho biết 3.000 trường hợp được phê duyệt để điều tra là một phần trong hơn 5.000 kiến nghị mà EFCC nhận được.
Lãnh đạo EFCC lưu ý rằng, các trường hợp được chỉ định để điều tra liên quan đến một loạt hành vi sai trái tài chính, bao gồm gian lận, rửa tiền, tham ô và tội phạm trên không gian mạng.
Trước tình trạng tham nhũng tràn lan ở Nigeria, quốc gia đông dân nhất châu Phi, quan chức chống tham nhũng cho biết: “EFCC đã đổi mới các cơ chế để ngăn chặn hoặc giảm thiểu hành vi xà xẻo công quỹ cũng như các tội phạm tài chính và kinh tế khác”.
“Tất cả những gì chúng tôi phải làm là điều tra và phơi bày sự thật trước tòa án”, ông nói, đồng thời nhấn mạnh trách nhiệm tập thể của người dân trong việc hỗ trợ cuộc chiến chống tham nhũng của Chính phủ.
Nigeria là nền kinh tế lớn nhất và xuất khẩu dầu lớn nhất châu Phi, đã phải vật lộn với tình trạng tham nhũng tràn lan trong nhiều thập kỷ.
Trong những năm gần đây, Ủy ban đã tăng cường nâng cao năng lực điều tra, áp dụng các kỹ thuật điều tra hiện đại và tăng cường quan hệ đối tác với các cơ quan thực thi pháp luật quốc tế để giải quyết một cách hiệu quả vấn đề tội phạm tài chính xuyên quốc gia.
Được thành lập vào năm 2003, EFCC được trao quyền rộng rãi để chống lại các hành vi sai trái tài chính và thúc đẩy tính minh bạch, trách nhiệm giải trình trong khu vực công cũng như tư nhân của Nigeria.
Theo EFCC, việc thành lập Ủy ban một phần là để đáp lại áp lực từ phía Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF).
Cũng theo Ủy ban, FATF đã xếp Nigeria là 1 trong 23 quốc gia không hợp tác trong các nỗ lực chung nhằm chống rửa tiền trên toàn cầu.
Mallam Ribadu, Chủ tịch đầu tiên của EFCC, đã được giao nhiệm vụ to lớn cho cơ quan chống hối lộ này. Nhiều cái tên vốn được cho là khó thể chạm tới đã bị bắt giữ, truy tố.
Tháng 10 năm ngoái, Tổng thống Nigeria Bola Tinubu đã đề cử ông Ola Olukoyede, một luật sư, cựu Chánh Văn phòng EFCC vào vị trí đứng đầu cơ quan chống tham nhũng sau khi đình chỉ quan chức tiền nhiệm vì cáo buộc tham nhũng.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tân Tổng thống Botswana Duma Boko ngày 19/11 cho biết, Chính phủ sẽ tiến hành một cuộc chiến quyết liệt chống tham nhũng, trong đó tất cả những người bị coi là có tội sẽ bị đưa ra pháp luật một cách nghiêm khắc.
Ngọc Anh
12:40 20/11/2024(Thanh tra) - Nghiên cứu mới đây của Trung tâm Đối thoại Chính sách (CPD) cho thấy, tham nhũng vẫn là rào cản lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh tại Bangladesh.
Đức Anh
10:22 19/11/2024Ngọc Anh
09:35 19/11/2024Nam Dũng
18:58 14/11/2024Đức Anh
15:46 14/11/2024Hoài Phương
14:37 14/11/2024Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân