Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ngày Quốc tế chống tham nhũng 2020: Phục hồi với sự liêm chính

Hoài Phương

Thứ tư, 09/12/2020 - 12:21

(Thanh tra) - Ngày Quốc tế chống tham nhũng năm nay (9/12) là cơ hội để chúng ta nhắc nhở hành động tập thể trong việc ngăn chặn và giải quyết tham nhũng, khi chúng ta suy nghĩ về những hậu quả tàn khốc của COVID-19 đối với các thể chế quản trị, nền kinh tế và xã hội.

Trao quyền cho cộng đồng, tập trung vào phụ nữ và thanh niên hành động chống tham nhũng ở Ukraine. Ảnh: UNDP Ukraine

Theo Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), đại dịch COVID-19 đã đảo ngược nhiều thập kỷ tiến bộ về phát triển với tình trạng đói nghèo và bất bình đẳng gia tăng trên quy mô toàn cầu. Một nửa thế giới - 4 tỷ người - đang vật lộn để sống sót qua COVID-19 mà không có bất kỳ sự bảo trợ xã hội nào và 2/3 trường hợp tử vong do COVID-19 là ở các nước đang phát triển.

Đại dịch đang dẫn đến sự suy giảm phát triển con người toàn cầu và có thể đẩy số người sống trong tình trạng cực kỳ nghèo đói lên con số hơn 1 tỷ người vào năm 2030. Trong khi đó, tham nhũng đang làm suy yếu nỗ lực ứng phó và phục hồi của chúng ta.

Các cuộc khủng hoảng như đại dịch COVID-19 tạo ra cơ hội to lớn cho tham nhũng phát triển mạnh, khi các biện pháp bảo vệ được nới lỏng theo các giao thức khẩn cấp và cơ chế giám sát bị suy yếu hoặc bị gián đoạn trong phản ứng với COVID-19.

Do đó, các nguy cơ tham nhũng là chưa từng có, bao gồm cả việc thổi giá cho thiết bị bảo hộ cá nhân và máy thở, thuốc giả làm ảnh hưởng đến sự an toàn của bệnh nhân và đối xử ưu ái quá mức trong việc phân phối vắc xin và dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Bên cạnh những tác động đến sức khỏe, tham nhũng còn bóp méo việc phân bổ các gói kích thích để tái thiết nền kinh tế, và phá hoại việc triển khai mạng lưới an sinh xã hội cho những người có nguy cơ bị bỏ lại phía sau cao nhất.

UNDP nhấn mạnh, hơn bao giờ hết, tham nhũng đang cản trở sự phát triển bền vững. Hàng năm, các doanh nghiệp và cá nhân phải trả khoảng 1,5 nghìn tỷ USD hối lộ, trong khi ít nhất 500 tỷ USD bị mất cho tham nhũng trong lĩnh vực y tế mỗi năm, nhiều hơn tổng chi phí Bảo hiểm y tế toàn dân toàn cầu.

Tham nhũng không chỉ hướng những nguồn lực quý giá ra khỏi các nỗ lực tài chính cho phát triển và phục hồi mà còn có thể dẫn đến một vòng xoáy đi xuống làm xói mòn lòng tin của người dân và sự gắn kết xã hội, làm suy yếu việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

Giữa cuộc khủng hoảng tàn khốc này, các quốc gia có cơ hội hình dung lại những con đường phát triển và xây dựng tương lai tốt hơn.

Chủ đề Ngày Quốc tế chống tham nhũng năm nay: "Phục hồi với sự liêm chính" nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết của các quốc gia trong việc đảm bảo rằng, chống tham nhũng là một phần không thể thiếu của tất cả các nỗ lực phát triển bền vững, xây dựng nền kinh tế xanh hơn, xóa đói giảm nghèo, đầu tư vào trao quyền cho phụ nữ và bình đẳng giới, cung cấp bảo hiểm y tế toàn dân, thúc đẩy sự phục hồi và hòa nhập của các cơ quan tổ chức, xã hội.

UNDP đang hợp tác chặt chẽ với các quốc gia để tích hợp tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và chống tham nhũng cả trong ứng phó trước mắt và phục hồi COVID-19 về lâu dài. Điều này hình thành theo nhiều cách khác nhau ở những nơi khác nhau, từ việc tăng cường Liên minh Chống tham nhũng, Minh bạch và Trách nhiệm giải trình (ACTA) cho y tế, đến việc hỗ trợ các quốc gia tận dụng công cụ kỹ thuật số để tăng cường chức năng của Chính phủ trong thời kỳ đại dịch, bao gồm cả sự phát triển của trí tuệ nhân tạo.

UNDP đang thúc đẩy hành động tập thể chống tham nhũng thông qua sự tham gia của nhiều bên với các Chính phủ, doanh nghiệp và xã hội dân sự và trao quyền cho cộng đồng, tập trung vào phụ nữ và thanh niên để tăng cường trách nhiệm giải trình xã hội.

Ví dụ, ở Châu Á và Thái Bình Dương, UNDP đang thúc đẩy một môi trường kinh doanh công bằng để tạo sân chơi bình đẳng, bao gồm việc hướng dẫn các doanh nhân trẻ nâng cao tính liêm chính trong kinh doanh.

Tại Ukraine, UNDP đã tăng cường sự tham gia của cộng đồng và cho phép tiếp cận dễ dàng hơn với các dịch vụ công thông qua các trung tâm dịch vụ di động.

Cách tiếp cận tổng hợp đối với chống tham nhũng là một phần quan trọng trong công tác quản trị của UNDP, thúc đẩy xã hội hòa bình, công bằng, hòa nhập và tăng cường các khế ước xã hội dựa trên quyền, phù hợp với tầm nhìn của Mục tiêu phát triển bền vững số 16.

UNDP cam kết hỗ trợ các quốc gia tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm giải trình, chống tham nhũng trong và sau thời gian COVID-19.

UNDP cam kết loại bỏ tận gốc mọi gian lận cũng như tham nhũng trong hoạt động của chính mình.

UNDP gửi thông điệp: Khi chúng ta hướng tới năm 2030, chúng ta hãy đoàn kết chống lại tham nhũng để phục hồi với sự liêm chính và xây dựng một thế giới xanh hơn, mau phục hồi hoạt hơn, hòa nhập hơn và bền vững hơn cho tất cả mọi người.

Ngày Quốc tế chống tham nhũng, viết tắt là IACD được tổ chức vào ngày 9/12 hàng năm, do Liên hợp quốc phát động, kể từ khi thông qua Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng vào ngày 31/10/2003.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tân Tổng thống Botswana cam kết đấu tranh chống tham nhũng

Tân Tổng thống Botswana cam kết đấu tranh chống tham nhũng

(Thanh tra) - Tân Tổng thống Botswana Duma Boko ngày 19/11 cho biết, Chính phủ sẽ tiến hành một cuộc chiến quyết liệt chống tham nhũng, trong đó tất cả những người bị coi là có tội sẽ bị đưa ra pháp luật một cách nghiêm khắc.

Ngọc Anh

12:40 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm