Theo dõi Báo Thanh tra trên
Ngọc Anh
Thứ ba, 19/11/2024 - 09:35
(Thanh tra) - Các cuộc đột kích của Ủy ban Chống tham nhũng Malaysia (MACC) dẫn đến việc một quan chức Nhà nước có liên quan đến hoạt động khai thác bô xít trái phép ở thành phố Kuantan bị bắt giữ.
Malaysia điều tra tham nhũng liên quan hoạt động khai thác bô xít trái phép dẫn đến làm suy yếu các tiêu chuẩn về môi trường và quy định khai thác. Ảnh: Malaysian Insider
Đây là một phần trong hành động thực thi pháp luật quan trọng của MACC.
Quan chức nêu trên bị tình nghi “bảo kê” cho các hoạt động khai thác bô xít trái phép ở thành phố Kuantan kể từ năm 2022. Vụ bắt giữ xảy ra trong một cuộc đột kích ở khu vực Bukit Goh của Kuantan, nơi hai chủ doanh nghiệp trước đó cũng đã bị bắt giữ.
Những cá nhân này bị cáo buộc tham gia vào các kế hoạch tham nhũng nhằm bảo vệ hoạt động khai thác trái phép, dẫn đến làm suy yếu các tiêu chuẩn về môi trường và quy định khai thác.
Ông Azam Baki - Chủ tịch MACC xác nhận rằng, cuộc điều tra tập trung vào các cáo buộc về hành vi hối lộ và nhận hối lộ, vi phạm Mục 16 của Đạo luật MACC năm 2009.
Các chuyên gia đánh giá, diễn biến mới này cho thấy những nỗ lực đang diễn ra nhằm trấn áp nạn tham nhũng liên quan đến các ngành khai thác tài nguyên của Malaysia, nhấn mạnh nhu cầu minh bạch và tuân thủ pháp quyền nơi đây.
Vào tháng 1 năm 2016, có báo cáo cho biết, khai thác bô xít nổi lên như một vấn đề chính trị gây tranh cãi ở Malaysia, thúc đẩy Chính phủ áp dụng lệnh cấm tạm thời đối với việc khai thác quặng nhôm.
Chính phủ cũng đã áp dụng lệnh cấm đối với tất cả hoạt động khai thác bô xít sau khi các hoạt động không được kiểm soát và xảy ra tình trạng nước chảy ra từ các bãi chứa không được bảo vệ ở Pahang, một bang phía Đông, làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước, biến đường sá, sông ngòi và vùng nước ven biển chuyển thành màu đỏ.
Tuy nhiên, bất chấp lệnh cấm khai thác loại mỏ này từ chính quyền, thợ mỏ Malaysia vẫn khai thác bô xít để bán cho các nhà sản xuất nhôm hàng đầu của Trung Quốc.
Tháng 8 năm 2017, MACC đã tịch thu 10 triệu tấn bô xít trị giá hơn 298 triệu USD bị khai thác trái phép tại Kuantan. Đồng thời, tiến hành điều tra ít nhất 10 nhân viên của Văn phòng Khai khoáng và Cục Hải quan với cáo buộc nhận hối lộ để làm ngơ quá trình khai thác mỏ. Tất cả những người này đều là thành viên trong một đường dây bảo kê cho phép khai thác khoáng sản bất hợp pháp ở khu Bukit Goh và Bukit Sagu tại Kuantan.
Trước đó, vào tháng 7 năm 2017, Chính phủ Malaysia bị chỉ trích khi số liệu xuất khẩu cho thấy, sau hơn một năm rưỡi cấm đoán thì lượng xuất khẩu khoáng sản cho Trung Quốc lại tăng lên.
Người dân Malaysia đã rất phẫn nộ khi số liệu cho thấy, xuất khẩu bô xít sang Trung Quốc trong tháng 5 năm 2017 của Malaysia đạt 719.614 tấn và trong năm 2016, con số này lên đến 9 triệu tấn!
Sau đó, vào đầu năm 2019, Chính phủ Malaysia đã quyết định không gia hạn lệnh tạm dừng khai thác bô xít. Nội dung này được áp dụng vì lý do môi trường và sẽ hết hạn vào ngày 31 tháng 3 năm 2019.
Quyết định được đưa ra để đáp ứng với nhu cầu lớn về bô xít, một nguyên liệu thô quan trọng trong sản xuất nhôm, theo tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Nước, Đất đai và Tài nguyên thiên nhiên, trong sự nhấn mạnh lợi nhuận Nhà nước thu được từ khai thác bô xít là rất lớn.
Từng là nhà cung cấp bô xít hàng đầu cho Trung Quốc, Malaysia đã chứng kiến lượng xuất khẩu đạt đỉnh gần 3,5 triệu tấn mỗi tháng vào cuối năm 2015.
Chủ tịch MACC Azam Baki tiết lộ, thông tin tình báo do MACC thu thập được chỉ ra rằng, hoạt động khai thác bô xít tại Bukit Goh (Pahang) đang được tiến hành mà không tuân thủ các thủ tục pháp lý. Ông nhấn mạnh, việc phê duyệt chỉ được đưa ra đối với hoạt động khai thác bô xít đã được khai thác trước năm 2022.
Các báo cáo cho thấy, hối lộ đã được trả để lách các hành động thực thi đối với hoạt động khai thác bất hợp pháp này.
MACC vẫn đang trong quá trình xác định tổng số tiền hối lộ liên quan. Theo ông Azam, MACC đã tịch thu hơn 26.000 RM tiền mặt và ba chiếc điện thoại di động từ các nghi phạm.
Sau cuộc đột kích, MACC cũng đã kiểm tra một kho chứa bô xít ở thị trấn Jabor (quận Kemaman, Terengganu). Bảy xe tải, bốn máy xúc và một máy xúc lật đã được bàn giao cho Văn phòng Đất đai và Mỏ Terengganu để điều tra theo Mục 425 của Bộ luật Đất đai Quốc gia năm 1965 liên quan đến các hoạt động khai thác bất hợp pháp.
Ngoài ra, tám xe ben đã bị tịch thu vì vượt quá tải trọng cho phép trong quá trình kiểm tra tại một ngã tư ở thị trấn Gebeng (Pahang). Sau đó, các phương tiện đã được bàn giao cho Sở Giao thông Đường bộ để có hành động tiếp theo.
Thẩm phán Wahidah Zainal Abidin đã phê duyệt quyết định tạm giam đối với ba nghi phạm sau khi có đơn kiến nghị tại Tòa án Kuantan.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tân Tổng thống Botswana Duma Boko ngày 19/11 cho biết, Chính phủ sẽ tiến hành một cuộc chiến quyết liệt chống tham nhũng, trong đó tất cả những người bị coi là có tội sẽ bị đưa ra pháp luật một cách nghiêm khắc.
Ngọc Anh
12:40 20/11/2024(Thanh tra) - Nghiên cứu mới đây của Trung tâm Đối thoại Chính sách (CPD) cho thấy, tham nhũng vẫn là rào cản lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh tại Bangladesh.
Đức Anh
10:22 19/11/2024Ngọc Anh
09:35 19/11/2024Nam Dũng
18:58 14/11/2024Đức Anh
15:46 14/11/2024Hoài Phương
14:37 14/11/2024Cảnh Nhật
TN
Cảnh Nhật
Hải Hà
Vũ Linh
Trà Vân
Hương Giang
Nam Dũng
Phương Anh
N.P
Hoàng Nam