Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Liên minh châu Âu sắp đưa ra các quy tắc mới về chống rửa tiền

Võ Như Uyên

Thứ hai, 11/12/2023 - 22:41

(Thanh tra) - Liên minh châu Âu (EU) đang tiến gần đến thỏa thuận chung về Luật Chống rửa tiền và thị thực vàng mới mang tính đột phá.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Kì vọng về việc sửa luật

Giới chức EU đang kỳ vọng về việc sửa Luật Chống rửa tiền mới sẽ chấm dứt hàng loạt bê bối về tiền bẩn và tăng cường các biện pháp nhằm đối phó với tội phạm tài chính toàn cầu.

Hai thành viên EU là Croatia và Bulgaria hiện nằm trong “danh sách xám” về rửa tiền cùng với Haiti, Syria và Yemen do Lực lượng Đặc nhiệm tài chính quốc tế (FATF) cảnh báo.

Các cuộc đàm phán sửa luật ngày càng cấp bách hơn khi uy tín của EU bị ảnh hưởng bởi hàng loạt vụ bê bối rửa tiền "ngoạn mục" của Ngân hàng Danske và sự sụp đổ của Ngân hàng Pilatus ở Malta - quốc gia từng nằm trong danh sách cảnh báo của FATF.

Lần đầu tiên, các quy tắc chống rửa tiền được quy định chung trong EU sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả 27 thành viên, với kì vọng chung tay đối phó hiệu quả với các dòng tiền “bẩn” xuyên biên giới.

Đầu tuần này (ngày 11 và 12/12), các đại diện của Nghị viện Châu Âu, Hội đồng châu Âu (EC) gồm các chính phủ thành viên EU có cuộc họp kín giữa ba bên để thảo luận về các sửa đổi luật. Tuy nhiên, thời gian hoàn thiện không còn nhiều khi vị trí Chủ tịch EC hiện tại sẽ được luân chuyển vào cuối tháng 12 này.

Giao dịch tiền mặt và di sản văn hóa

Các nhà đàm phán đồng thuận về việc mở rộng phạm vi áp dụng với đối tượng trong luật sửa đổi đến bên trung gian trong giao dịch các di sản văn hóa gồm: Tác phẩm nghệ thuật, di vật khảo cổ, bản thảo, nhạc cụ… Điều này đồng nghĩa với việc phải xác minh danh tính trong giao dịch tương tự như các ngân hàng hiện đang làm với khách hàng. Lý giải đưa ra là do việc buôn bán các di sản văn hóa bất hợp pháp có thể được sử dụng để tài trợ cho tội phạm và khủng bố như khi ISIS thu lợi từ các di vật khảo cổ bị đánh cắp ở Iraq và Syria.

Luật sửa đổi cũng cấm sử dụng tiền mặt trong các giao dịch lớn. Tuy nhiên đang có những bất đồng xung quanh ngưỡng giao dịch ở mức 10.000 euro hay thấp hơn bởi một số ý kiến lo ngại rằng việc bắt buộc thanh toán chuyển khoản sẽ gia tăng rủi ro trong bảo mật về quyền riêng tư, quyền truy cập và an ninh mạng…

Bất đồng ý kiến

Các nghị sĩ châu Âu cho biết luật sửa đổi sẽ giúp ngăn chặn hàng tỷ euro tiền bẩn “tuồn” qua nền kinh tế EU.

Trong một tuyên bố hồi tháng 3, nhà lập pháp Damien Carême, cho biết các sửa đổi trong luật sẽ “đánh dấu khởi đầu cho sự kết thúc của tội phạm rửa tiền, tài trợ khủng bố và các mối đe dọa khác đối với hệ thống tài chính toàn cầu”.

Dự kiến cơ quan chống rửa tiền mới của EU sẽ giám sát việc kiểm soát tiền bẩn tại khoảng 40 ngân hàng lớn, nhưng cuộc họp tuần này khó có thể chọn ra thành phố đặt trụ sở của cơ quan này trong số 9 thành phố được đề nghị.

Ngoài ra, các nghị sĩ châu Âu cũng cần thuyết phục EC cấm cấp thị thực vàng thông qua đầu tư.

Thị thực vàng

Theo Roland Papp - Giám đốc Chính sách cấp cao về dòng tài chính bất hợp pháp, các nhà lập pháp đã “đúng khi cho rằng cần quản lý trong việc cấp thị thực vàng”, đồng thời cho biết chính sách này rất dễ bị lợi dụng để “rửa tiền và tham nhũng”. FATF trong một báo cáo tháng 11 cũng đã chỉ ra mạng lưới nhà môi giới bất động sản và nhà quản lý tài sản thao túng chính sách này.

Papp cho rằng việc đối phó với tiền bẩn cũng đòi hỏi phải làm sáng tỏ quyền sở hữu doanh nghiệp, quỹ tín thác và các cấu trúc pháp lý liên quan khác. Theo Papp, Tòa án Cấp cao EU đã ra phán quyết “thảm họa” khi cho rằng việc công bố thông tin về quyền sở hữu doanh nghiệp có thể khiến giới siêu giàu đối mặt với nguy cơ lừa đảo, bắt cóc. Ông cho rằng dữ liệu về quyền sở hữu có thể giúp chống gian lận thuế, tội phạm có tổ chức và nhiều lĩnh vực khác.

Roland Papp nhận định, các nhà đàm phán cần tìm ra biện pháp quản lý, cung cấp dữ liệu cần thiết cho việc truy vết tiền bẩn, đây cũng là một phần của các cuộc đàm phán song song về Luật Chống rửa tiền mới - một công cụ pháp lý riêng biệt mang lại sự linh hoạt hơn cho Chính phủ các quốc gia.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm