Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thực tiễn tiếp công dân tại Sơn La còn nhiều khó khăn, vướng mắc

Trần Kiên

Thứ bảy, 11/01/2025 - 07:00

(Thanh tra) - Qua 10 năm thực hiện Luật Tiếp công dân (TCD) tại Sơn La cho thấy công tác TCD, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) ngày càng chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Song, từ thực tiễn công tác TCD tại địa phương này cũng bộc lộ không ít khó khăn, vướng mắc.

Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Nguyễn Đình Việt tiếp công dân thường kỳ tháng 12/2024. Ảnh: sonla.gov.vn

Kết quả TCD, giải quyết KNTC giúp an ninh chính trị, trật tự xã hội được đảm bảo

UBND tỉnh Sơn La mới có báo cáo 10 năm thực hiện Luật TCD 2013, kết quả cho thấy UBND tỉnh đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị; Kế hoạch số 136-KH/TU ngày 2/5/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác TCD, giải quyết KNTC.

Các cấp, các ngành sửa đổi, bổ sung, ban hành các nội quy, quy chế TCD phù hợp với Luật TCD 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành; quan tâm củng cố kiện toàn tổ chức, bộ máy cán bộ làm công tác TCD và chuẩn bị, bố trí cơ sở vật chất phục vụ TCD theo quy định.

Các cấp, các ngành, các cơ quan thanh tra đã duy trì thực hiện tốt công TCD; UBND tỉnh ban hành kế hoạch phối hợp tổ chức TCD và giải quyết KNTC thời gian trước, trong, sau những sự kiện chính trị lớn như Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, XV; Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, XIII; Bầu cử Quốc hội, bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016, nhiệm kỳ 2016 - 2021. Kịp thời xử lý đơn thư, giải quyết KNTC thuộc thẩm quyền và được giao, tập trung cao giải quyết dứt điểm những đơn thư liên quan đến nhân sự Đại hội Đảng các cấp và bầu cử đại biểu HĐND các cấp, hạn chế KNTC đông người, vượt cấp.

Các vụ việc KNTC phức tạp, tồn đọng đã được chỉ đạo tập trung giải quyết dứt điểm.

Trên địa bàn tỉnh không phát sinh điểm nóng, không có đoàn đông người đi KNTC về các cơ quan của Đảng và Nhà nước ở Trung ương, không có việc lợi dụng quyền KNTC để gây rối trật tự công cộng hoặc có những hành vi vi phạm pháp luật tại các phòng TCD trên địa bàn toàn tỉnh.

Những vụ việc KNTC phức tạp còn tồn đọng cơ bản đã được giải quyết xong; các vụ việc mới phát sinh đã được các cấp, các ngành chức năng phối hợp giải quyết.

Kết quả đạt được từ công tác TCD, giải quyết KNTC đã giúp tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn được đảm bảo.

Nhiều khó khăn từ thực tiễn

Tuy nhiên, theo UBND tỉnh Sơn La, thời gian qua từ thực tiễn công tác TCD trên địa bàn gặp một số khó khăn, vướng mắc xuất phát từ nhiều nguyên nhân.

Trong đó, có khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của người KNTC, kiến nghị, phản ánh (KNPA); trách nhiệm của người TCD.

Bí thư Thành uỷ Sơn La Hà Trung Chiến tiếp công dân thường kỳ tháng 10/2024. Ảnh: sonla.gov.vn

Cụ thể, công tác quản lý nhà nước về TCD của UBND các huyện, thành phố đối với UBND xã, phường, thị trấn còn hạn chế, nhất là chế độ thông tin, báo cáo về công tác TCD.

Hướng dẫn nghiệp vụ công tác TCD của Ban TCD tỉnh, huyện đối với công chức TCD còn hạn chế. Việc phân công, bố trí công chức có trình độ chuyên môn sâu, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng TCD chưa được quan tâm đúng mức. Việc tự đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về công tác TCD, giải quyết KNTC cáo chưa được thường xuyên.

Đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác xử lý, giải quyết đơn đã được quan tâm nhưng vẫn còn thiếu về số lượng, ngoài ra còn hay biến động đã ảnh hưởng phần nào đến chất lượng tiếp nhận xử lý đơn KNTC, KNPA của người dân.

Bên cạnh đó, trên địa bàn còn nhiều vụ việc KNTC đã được giải quyết rất nhiều lần mặc dù đã được giải thích cặn kẽ nhưng công dân vẫn tiếp tục đến các địa điểm TCD để đề nghị được tiếp mặc dù không cung cấp được thông tin, tình tiết mới.

Mặt khác, hiện nay pháp luật chưa quy định cụ thể về xử lý các trường hợp người vi phạm nội quy TCD, do đó một số người dân ỷ lại do trình độ kém hiểu biết hoặc lợi dụng quyền KNTC để cố tình gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền. Khi công dân gây rối, cố tình không chấp hành quy định về TCD thì cán bộ TCD mới chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở, thuyết phục.

UBDN tỉnh Sơn La cũng cho biết, thời gian qua, tại địa phương còn gặp khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các quy định về trách nhiệm của người đứng đầu.

Theo quy định của Luật, các cơ quan như Văn phòng Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Ban Nội chính Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh cử đại diện phối hợp cùng Ban TCD cấp tỉnh thực hiện TCD thường xuyên tại Trụ sở TCD cấp tỉnh. Tuy nhiên, do điều kiện biên chế và do nhu cầu TCD liên quan đến thẩm quyền giải quyết của từng cơ quan này không nhiều, nên việc cử đại diện phối hợp cùng Ban TCD để TCD chỉ được thực hiện theo định kỳ.

Quy định của Luật về thực hiện TCD định kỳ của Chủ tịch UBND các cấp, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị rất khó thực hiện trong thực tế nếu như không có cơ chế ủy quyền cho cấp phó trong khi Thủ trưởng bận vào ngày TCD định kỳ.

Tiếp đến là khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các quy định tiếp dân tại Trụ sở TCD. 

Theo quy định, Ban TCD tỉnh, huyện do Phó Chánh Văn phòng UBND phụ trách, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý Trụ sở TCD, nhiệm vụ là kiêm nhiệm, trong khi công việc của Văn phòng UBND khá nhiều. Hơn nữa, Ban TCD các huyện, thành phố chỉ có một Trưởng ban mà không có Phó trưởng ban, nên trong công tác TCD cũng có những khó khăn nhất định, đặc biệt là trong trường hợp cấp Trưởng ban đi vắng.

Thực tiễn cũng cho thấy công tác TCD tại một số quan chuyên môn thuộc UBND huyện, thành phố cơ bản không phát sinh KNTC, việc quy định tất cả các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện đều phải tổ chức TCD thì phải bố trí biên chế, kinh phí, các điều kiện làm việc, chế độ cho cán bộ làm công tác TCD trong khi điều kiện thực tế cơ bản không phát sinh TCD là không cần thiết.

Sơn La cũng gặp khó khăn trong việc thực hiện các quy định về điều kiện đảm bảo hoạt động TCD tại một số UBND cấp xã, do điều kiện cơ sở vật chất còn gặp nhiều khó khăn nên chưa bố trí phòng (địa điểm) TCD riêng mà bố trí chung với phòng làm việc của các bộ phận chuyên môn khác hoặc được bố trí lồng ghép tại bộ phận một cửa.

Công tác tổ chức xây dựng lực lượng, đào tạo, bồi dưỡng, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác TCD đã được quan tâm nhưng vẫn còn thiếu về số lượng, hạn chế về năng lực trình độ chuyên môn, nhất là ở xã, phường, thị trấn.

Qua đó, UBND tỉnh Sơn La đã kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật TCD cho phù hợp với thực tiễn./.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cử tổ công tác có đủ thẩm quyền phối hợp tiếp, vận động, đưa công dân trở về địa phương trước ngày 23/12 Âm lịch

Cử tổ công tác có đủ thẩm quyền phối hợp tiếp, vận động, đưa công dân trở về địa phương trước ngày 23/12 Âm lịch

(Thanh tra) - Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương Nguyễn Hồng Điệp đã ký ban hành Kế hoạch tiếp công dân (TCD) trước, trong và sau thời gian nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 và các kỳ họp bất thường của Trung ương, Quốc hội khoá XV để đảm bảo tuyệt đối an toàn, an ninh, trật tự trên địa bàn Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và an ninh, trật tự tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương (TCDTW), tại các cơ quan Trung ương nói riêng.

Thái Hải

13:36 13/01/2025

Tin mới nhất

Xem thêm