Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trọng Tài
Thứ năm, 23/05/2024 - 08:54
(Thanh tra) - Giai đoạn 2014 - 2023 là giai đoạn bứt phá thành công của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV). Doanh thu giai đoạn 2014 - 2023 bình quân một năm có mức doanh thu gấp hai lần của giai đoạn 2004 - 2013; nộp ngân sách Nhà nước một năm của giai đoạn 2014 - 2023 lớn hơn 1,41 lần của giai đoạn 2004 - 2013…
Tổng Giám đốc TKV Đặng Thanh Hải đề nghị tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác quản lý kinh tế tổng hợp, hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch SXKD năm 2024. Ảnh: TKV
Một giai đoạn bứt phá thành công
Ngày 22/5, tại TP Hạ Long, TKV tổ chức hội nghị Tổng kết chuyên ngành kinh tế tổng hợp năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ năm 2024.
Năm 2023, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, song với truyền thống "Kỷ luật và Đồng tâm", được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Đảng và Nhà nước; các cấp, ngành và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, công nhân viên, TKV đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thực hiện hoàn thành toàn diện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023.
Các chỉ tiêu chủ yếu thực hiện đều đạt và vượt so với kế hoạch. Lợi nhuận hợp nhất toàn Tập đoàn đạt 8.000 tỷ đồng, bằng 160% kế hoạch; tăng thêm 3000 tỷ đồng. Lợi nhuận công ty mẹ TKV đạt 5.552 tỷ đồng, bằng 147% kế hoạch; tăng thêm 1.172 tỷ đồng.
Tổng số nộp ngân sách Nhà nước năm 2023 tăng cao, đạt 29.216 tỷ đồng, bằng 143% so với kế hoạch - mức kỷ lục từ khi thành lập Tổng Công ty Than Việt Nam. Cung cấp đủ, kịp thời và tăng gần 5 triệu tấn than cho sản xuất điện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, chăm lo đảm bảo việc làm, tiền lương và các chế độ chính sách; đời sống vật chất và tinh thần của người lao động được cải thiện và nâng cao. Chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực cho sản xuất kinh doanh (SXKD) các năm sau. Tổng số tiết kiệm chi phí khoán năm 2023 toàn Tập đoàn 850 tỷ đồng. Trong đó, khối than 629 tỷ đồng; điện lực 16 tỷ đồng; vật liệu nổ 54 tỷ đồng; cơ khí 0,92 tỷ đồng; kinh doanh dịch vụ khác 20,2 tỷ đồng; khối khoáng sản 130,3 tỷ đồng...
Kết quả ấn tượng đạt được trong năm 2023 là sự tiếp nối chuỗi thành công liên tiếp những năm qua của Tập đoàn với thành tích năm sau cao hơn năm trước. Đó cũng chính là “quả ngọt” của việc ban lãnh đạo Tập đoàn đã chủ động đổi mới tư duy điều hành, đổi mới quản trị doanh nghiệp.
Có thể đánh giá, giai đoạn 2014 - 2023 là giai đoạn bứt phá thành công của TKV. Doanh thu giai đoạn 2014 - 2023 bình quân một năm có mức doanh thu gấp hai lần của giai đoạn 2004 - 2013; nộp ngân sách Nhà nước một năm của giai đoạn 2014 - 2023 lớn hơn 1,41 lần của giai đoạn 2004 - 2013…
Nếu chính sách thuế được giữ nguyên như giai đoạn 2004 - 2013 thì lợi nhuận toàn Tập đoàn giai đoạn 2014 - 2023 tăng gấp 3 lần so với giai đoạn 2004 - 2013. Doanh thu toàn Tập đoàn giai đoạn 2014 - 2023 đạt 1,3 triệu tỷ đồng, tăng 677 nghìn tỷ đồng và tăng 109 % so với giai đoạn 2004 - 2013.
Lợi nhuận toàn Tập đoàn giai đoạn 2014 - 2023 đạt 44,5 nghìn tỷ đồng, tương đương so với giai đoạn 2004 - 2013. Nộp ngân sách Nhà nước toàn Tập đoàn giai đoạn 2014 - 2023 là 181 nghìn tỷ đồng, tăng 106 nghìn tỷ đồng và tăng 141% so với giai đoạn 2004 - 2013.
Giá trị vốn chủ sở hữu toàn Tập đoàn tại 31/12/2023 là 40,9 nghìn tỷ đồng; tăng 12,7 nghìn tỷ đồng, tương ứng tăng 35,7% so với năm 2014. Tiền lương bình quân toàn Tập đoàn năm 2014 đạt 8,4 triệu đồng/người/tháng, đến năm 2023 đạt 17,7 triệu đồng/người/tháng, tăng 2 lần so với đầu giai đoạn.
Bước ngoặt tạo nên sự “bứt tốc”
Từ khi thành lập, TKV đã có 10 lần nghiên cứu, sửa đổi điều chỉnh quy chế khoán để phù hợp với yêu cầu quản lý của từng giai đoạn. Từ năm 2013 đến nay, TKV có 4 lần sửa đổi bổ sung quy chế khoán. Điều này giúp các công ty bám sát kế hoạch để chủ động điều hành và kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu công nghệ, kiểm soát chi phí ngay từ đầu năm; theo đó, đã tiết kiệm chi phí sản xuất mỗi năm hàng nghìn tỷ đồng.
Năm 2014, do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính, suy giảm kinh tế đã ảnh hưởng đến SXKD của Tập đoàn, sản lượng than tiêu thụ giảm, hiệu quả kinh doanh giảm. Trước diễn biến của cuộc khủng hoảng, lãnh đạo Tập đoàn đã yêu cầu các ban tham mưu giúp việc xây dựng đề tài nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh…
Đề tài đã ban hành kế hoạch triển khai giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực sản xuất và hiệu quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2015 - 2020 trong Tập đoàn. Theo đó, các giải pháp về: Kỹ thuật công nghệ đầu tư, tổ chức điều hành sản xuất, cơ chế quản lý điều hành kế hoạch phối hợp kinh doanh và khoán chi phí đã được ban hành. Đây là bước ngoặt về đổi mới sáng tạo giúp Tập đoàn vượt qua khó khăn và tăng tốc bứt phá giai đoạn 2014- 2023.
Về lĩnh vực tổ chức và phát triển nguồn nhân lực, giai đoạn 10 năm 2014 - 2023 là giai đoạn TKV tái cơ cấu mạnh mẽ nhất về mô hình tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu quả.
Năm 2023, tiền lương bình quân toàn Tập đoàn đã đạt 17,7 triệu đồng/người/tháng, tăng gấp đôi so với năm 2014 là 8,4 triệu đồng/người/tháng; tốc độ tăng trưởng bình quân của giai đoạn là 8,6%/năm và tới đây từ 1/7/2024, TKV tiếp tục điều chỉnh tăng tiền lương cho người lao động với mức tăng bình quân là 17%.
Cùng với đó, TKV cũng có các chế độ phúc lợi mang “bản sắc riêng” nhằm không ngừng cải thiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động như: Chế độ tham quan nghỉ mát cho gia đình thợ lò và lao động có thành tích, chế độ rửa phổi cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp (mở rộng đối tượng và tăng chi phí rửa phổi)...
Trong giai đoạn 2014 - 2023, TKV đã từng bước triển khai quản lý tài chính tập trung. Theo đó, từ năm 2015, đã thực hiện thanh toán tiền than trực tiếp cho các công ty khai thác. Trong vòng 10 năm qua, các hệ số tài chính của TKV thường xuyên được duy trì trong phạm vi an toàn. Đặc biệt, công ty mẹ TKV thường xuyên duy trì hệ số thanh toán lớn hơn 1,0 lần và hệ số nợ luôn nhỏ hơn giới hạn tối đa theo quy định của Nhà nước 3 lần. Điều này đã thể hiện tình hình tài chính của Tập đoàn, tính thanh khoản cao của toàn hệ thống, luôn được các tổ chức tín dụng đánh giá với hệ số tín nhiệm cao.
Đồng thời, việc thực hiện kiểm tra, xác nhận và đánh giá các thông tin kinh tế, tài chính; báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị; báo cáo quyết toán vốn đầu tư; đánh giá sự tuân thủ các nguyên tắc hoạt động, quản lý kinh doanh, tuân thủ pháp luật, chính sách, chế độ tài chính, kế toán, chế độ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại các đơn vị được thực hiện theo các quy định hiện hành. Công tác vật tư cũng được ban lãnh đạo TKV quan tâm, chỉ đạo sát sao…
Với phương châm: "Từ tài nguyên khoáng sản và nguồn nhân lực, đi lên giàu mạnh", phát huy hệ giá trị: “Trí tuệ - bản lĩnh - đạo đức” của “người thợ mỏ - người chiến sỹ”, tin tưởng TKV sẽ tiếp tục khẳng định được vai trò, vị thế là tập đoàn kinh tế mạnh, một trong 3 trụ cột an ninh năng lượng Quốc gia và tiếp tục giành nhiều thắng lợi trong giai đoạn tới.
Tags
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Năm 2024, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) tạo nên “cú hích” ngoạn mục khi lần đầu tiên ghi tên mình vào câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ đồng. Kết quả này không chỉ là con số biết nói về sức khỏe tài chính của Ngân hàng, mà còn cho thấy tầm nhìn đúng đắn, chiến lược kinh doanh sắc bén và khả năng thích ứng linh hoạt trong bối cảnh kinh tế đầy biến động.
Phúc Anh
(Thanh tra) - 1. Tiên phong đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tích cực triển khai các chương trình an sinh xã hội.
PV
PV
PV
Hải Triều
PV
Minh Nghĩa
Hải Hà
Đông Hà
Thái Hải
PV
Phúc Anh
Trọng Tài
TC
Trọng Tài
TKBT
PV
Hương Trà