Theo dõi Báo Thanh tra trên
PV
Thứ ba, 21/06/2022 - 12:00
(Thanh tra)- Lợi dụng khó khăn về tài chính của đa số người dân sau dịch Covid-19, tín dụng đen ngày càng nở rộ và hoạt động mạnh. Đặc biệt, chúng đe dọa trực tiếp đến đời sống tinh thần và vật chất của tầng lớp công nhân lao động vốn khó tiếp cận với các khoản vay cá nhân từ ngân hàng.
Công nhân lao động lao đao vì tín dụng đen
Mới đây, Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Phước đã đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, xử lý vụ cán bộ công đoàn cơ sở bị đe dọa, gán ghép ảnh đăng lên mạng xã hội để lăng mạ.
Người bị đe dọa là bà T.T.T, cán bộ công đoàn Công ty TNHH New Apparel Far Eastern Việt Nam có địa chỉ tại Khu công nghiệp Đồng Phú, huyện Đồng Phú, Bình Phước. Theo tường trình của bà T, ngày 9/5, bà nhận được cuộc gọi từ một số máy lạ nói 2 công nhân của công ty bà vay tiền của họ và yêu cầu bà T báo công nhân trả lại tiền.
Ban đầu, người gọi đến nói chuyện lịch sự nên bà T bảo để kiểm tra thông tin trên rồi sẽ báo lại. Tuy nhiên sau đó tiếp tục có số máy lạ gọi tới chửi bới, đọc ngày tháng năm sinh và tên người thân của bà T đe dọa. Thậm chí dọa giết chồng, con của bà T nếu không hỗ trợ họ đòi nợ. Sau đó, bà T phát hiện bị người khác cắt ghép hình ảnh, dựng thông tin sai sự thật đăng lên Facebook của công ty để lăng mạ bà.
Liên quan vụ việc, 2 công nhân được nhắc tới cho biết có vay lãi nặng trong đó, một người vay 50 triệu đồng, đã trả cả gốc và lãi 65 triệu đồng, trả xong từ năm 2020. Một người khác vay 40 triệu đồng, đã trả được hơn 30 triệu đồng, vẫn còn trong thời hạn trả nợ. Cả 2 công nhân này đều khẳng định không điền thông tin liên hệ của bà T khi vay.
Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Phước cho rằng sự việc trên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, danh dự của bà T. Đồng thời, đề nghị các lực lượng chức năng có biện pháp bảo vệ đối với bà T trước những hành vi trên.
Bên cạnh đó, gần đây, dù không vay và không bảo lãnh cho người khác vay nhưng nhiều người dân xã Ea H’đing, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk lại bị các đối tượng “đòi nợ thuê” khủng bố điện thoại, bằng hàng trăm cuộc gọi, tin nhắn uy hiếp mỗi ngày.
Chị H ở buôn Jok, xã Ea H’đing phản ánh, những ngày qua, chị thường xuyên bị các đối tượng xưng danh là người của tổ chức tín dụng cho vay tiền qua App nhắn tin, gọi điện. Họ yêu cầu chị H. phải có trách nhiệm với khoản vay của một người bạn. Mặc dù chị H đã giải thích việc vay mượn này không liên quan đến mình, nhưng bên đòi nợ liên tục gọi.
Tín dụng chính thống bị “đánh đồng”
Không những đòi nợ táo tợn như các trường hợp nói trên, các đối tượng tín dụng đen còn mạo danh nhân viên thu hồi nợ của công ty tài chính để đòi nợ một cách công khai từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín đến các các tổ chức tài chính truyền thống và làm nhiễu loạn thị trường tài chính tiêu dùng.
Bởi lẽ những hành vi này đã và đang phần nào gây hậu quả nghiệm trọng, mất lòng tin của người dân khi nhầm lẫn giữa vay tiêu dùng và tín dụng đen đồng thời cứ nhắc đến khủng bố đòi nợ thì một số bộ phận đều lầm tưởng đó là của các công ty tài chính.
Là doanh nghiệp có thị phần lớn nhất thị trường cho vay tiêu dùng, gần đây Công Ty Tài Chính VPBank SMBC (FE CREDIT) đã ghi nhận các phản hồi của người dân về việc nhận các cuộc gọi, tin nhắn đòi nợ được xem là của doanh nghiệp này. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra thông tin trên hệ thống, các số điện thoại nhắc nợ của những người này đều không thuộc thẩm quyền quản lý của FE CREDIT.
Đại diện FE CREDIT cho biết tín dụng đen đã ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của các công ty tài chính hoạt động trong lĩnh vực vay tiêu dùng. Đặc biệt là trong bối cảnh các app cho vay online xuất hiện tràn lan và khó kiểm soát, khiến khách hàng không thể phân biệt app cho vay chính thống và các app cho vay tiền núp bóng tín dụng đen.
“Người đi vay cần tìm hiểu kỹ thông tin điều khoản, dịch vụ, các quy định về lãi, phí, hạn mức trả nợ… trước khi quyết định vay tiền qua app. Người vay cần phải tìm hiểu, lựa chọn vay qua app của các công ty tài chính uy tín, với các chính sách về lãi suất vay công khai, minh bạch. Hiện tại FE CREDIT vẫn liên tục nâng cấp ứng dụng duyệt vay tự động ra mắt từ năm 2018 để giúp khách hàng tiếp cận với thủ tục vay tài chính một cách an toàn, thuận tiện hơn.” - đại diện công ty chia sẻ.
Đồng thời, hiểu rõ trách nhiệm và vai trò của một tổ chức tín dụng hợp pháp, công ty cũng liên tục mở rộng mạng lưới phân phối và đẩy mạnh truyền thông, giáo dục kiến thức tài chính tiêu dùng trong cộng đồng, nhằm tạo điều kiện tiếp cận của người dân nói chung, công nhân nói riêng tới nguồn tín dụng an toàn chính thống, góp phần đẩy lùi tín dụng đen.
Mới đây, tại buổi đối thoại của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với công nhân lao động sáng ngày 12/6, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết "Chúng tôi sẽ đẩy mạnh tín dụng toàn diện này để tăng cường khả năng tiếp cận của người dân nói chung, công nhân và nông dân nói riêng". Cũng theo ông Đào Minh Tú, FE CREDIT là một trong hai công ty tài chính nhận chỉ đạo triển khai gói 10.000 tỷ đồng, với lãi suất bằng 50% lãi suất các công ty đang cho vay, để đáp ứng nhu cầu chính đáng của công nhân. Ông mong có sự phối hợp của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam để cho vay thuận tiện, đúng đối tượng, quản lý sử dụng, để có thể trả nợ được.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong 2 ngày 07-08/12/2024 tại công viên bờ sông Sài Gòn, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, Hyundai Thành Công Việt Nam (HTV) đã tổ chức nhiều trải nghiệm ấn tượng mang tinh thần trẻ trung, hiện đại mang sắc màu phương Nam trong khuôn khổ sự kiện Hyundai Experience Day 2024.
(Thanh tra) - meeyland.com – Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0 vừa tích hợp hai tính năng mới mang tính cách mạng, nâng cao trải nghiệm cho người dùng. Đây là bước tiến lớn giúp các môi giới bất động sản tối ưu hóa công việc và nâng cao hiệu quả “chốt đơn”.
T.T
00:19 13/12/2024Theo EVNNPC
21:09 12/12/2024Thu Nga
21:26 11/12/2024Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý