Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trần Lê
Thứ bảy, 16/11/2024 - 12:40
(Thanh tra) - Trong quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước Đảng ta đã ban hành nhiều Nghị quyết có tính chất quyết định to lớn về phát triển văn hóa dân tộc, một trong số đó là Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 9/6/2014. Nghị quyết 33-NQ/TW không chỉ đặt văn hóa ở vị trí xứng đáng, mà còn nhận được sự quan tâm của toàn xã hội sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và tham gia tích cực của toàn dân ta.
Toàn cảnh hội nghị tổng kết Nghị quyết số 33-NQ/TW của Tỉnh ủy Thanh Hóa. Ảnh: Minh Hiếu
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu và động lực phát triển bền vững đất nước
Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, là: “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu và động lực phát triển bền vững đất nước… vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Nghị quyết số 33-NQ/TW một lần nữa khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng ta, đó là văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Đồng thời, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa.
Nghị quyết 33-NQ/TW đề ra 6 nhiệm vụ và 4 giải pháp, trong đó xác định xây dựng con người Việt Nam toàn diện là nhiệm vụ đầu tiên. Chính vì vậy, trong 10 năm qua đất nước ta gặt hái được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt là văn hóa.
Việc xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa. Đồng thời nhấn mạnh, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.
Từ Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII Đảng ta đã khẳng định văn hóa là mục tiêu, động lực phát triển kinh tế - xã hội, đến Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI trên cơ sở kế thừa Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, đã khẳng định: Văn hóa là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước, bởi vì xét đến cùng phát triển bền vững dựa trên 3 trụ cột: kinh tế bền vững, xã hội bền vững và môi trường bền vững; phải hướng đến tăng trưởng cao về kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, đó phải là hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống Nhân dân.
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW ở mỗi tỉnh thành trong đất nước ta có hàng trăm tập thể và trăm cá nhân là các điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo lời Bác được khen thưởng; hàng chục cá nhân được tôn vinh đạt danh hiệu “Vì sự phát triển quê hương, đất nước; hàng trăm học sinh, sinh viên đạt giải thưởng cao tại các cuộc thi về giáo dục, khoa học và nghệ thuật trong nước và quốc tế. Những kết quả đó là minh chứng sinh động trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Đối với Thanh Hoá Nghị quyết 33-NQ/TW giúp phát triển con người toàn diện
Trong 10 năm qua, tỉnh Thanh Hoá luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết với phương châm “Phát huy tối đa nhân tố con người; con người là trung tâm, chủ thể, là nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển”. Việc đẩy mạnh phát triển văn hóa, các cấp, ngành trong tỉnh đã tập trung chăm lo, xây dựng con người Thanh Hóa phát triển toàn diện, ngày càng hoàn thiện chuẩn mực và luôn hướng tới các giá trị chân - thiện - mỹ. Con người được xác định là nguồn lực quan trọng nhất, vì vậy nhiệm vụ xây dựng con người Thanh Hóa phát triển toàn diện được quan tâm thực hiện, trọng tâm là xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống, nhân cách với những phẩm chất cao đẹp.
Nhìn chung, sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, công tác xây dựng và phát triển văn hóa, con người ở Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhận thức của cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên và Nhân dân về vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của văn hóa, con người ngày càng toàn diện hơn.
Hệ thống di sản văn hóa được giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị; phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao ngày càng phát triển, đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hoạt động văn học, nghệ thuật, báo chí, xuất bản có sự đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả...
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, công tác xây dựng và phát triển văn hóa, con người của tỉnh Thanh Hóa đạt được nhiều kết quả tích cực, nổi bật trên một số lĩnh vực điển hình như:
Các phong trào gắn với xây dựng và phát triển con người được tổ chức sôi nổi, rộng khắp trong các cấp, các ngành, các tầng lớp Nhân dân như: “Xây dựng gia đình văn hóa”, “Công dân kiểu mẫu”, “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”,… nhất là việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Đến nay, toàn tỉnh Thanh Hóa có 83% gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”; có 82,3% thôn, bản, tổ dân phố đạt danh hiệu “Khu dân cư văn hóa”; có 46% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa. Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao từ tỉnh đến cơ sở được quan tâm đầu tư. Toàn tỉnh hiện có 8 thiết chế văn hóa, thể thao cấp tỉnh; 20/27 huyện, thị xã, thành phố có thiết chế văn hóa, thể thao cấp huyện; 532/558 xã, phường, thị trấn có trung tâm văn hóa - thể thao; 4.287/4.357 thôn, bản, khu phố có nhà văn hóa, khu thể thao, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, thể thao của người dân.
Toàn tỉnh có 1.535 di tích được kiểm kê và công bố (trong đó có 856 di tích được xếp hạng các cấp); có 10 bảo vật quốc gia, 22 loại hình di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; hệ thống bảo tàng bảo quản và trưng bày hơn 32.855 hiện vật. Nhiều di sản văn hóa khôi phục và bảo tồn, gắn với phát triển du lịch. Trong 10 năm, có gần 300 di tích được tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp và phục dựng với tổng kinh phí trên 3.500 tỷ đồng, trong đó các di tích trọng điểm đã trở thành địa chỉ giáo dục truyền thống và phát triển du lịch....
Trong 10 năm qua, Thanh Hóa có 526 tập thể, 844 cá nhân là các điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo lời Bác được khen thưởng; tôn vinh 17 cá nhân đạt danh hiệu “Vì sự phát triển tỉnh Thanh Hóa”; hàng trăm học sinh, sinh viên đạt giải thưởng cao tại các cuộc thi về giáo dục, khoa học và nghệ thuật trong nước và quốc tế.
Phát huy những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới Thanh Hoá tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện đồng bộ, sáng tạo, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo tinh thần Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU, ngày 04/7/2024 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa “Về tiếp tục xây dựng, phát triển văn hóa và con người Thanh Hóa trong thời kỳ mới”.
Đồng thời, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước về xây dựng và phát triển văn hoá, con người; tăng cường nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực văn hóa; tập trung xây dựng con người Thanh Hóa phát triển toàn diện; thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy và phát triển các giá trị di sản văn hóa của dân tộc, bản sắc văn hóa truyền thống xứ Thanh.
Đẩy mạnh nâng cao chất lượng hoạt động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” Xây dựng nếp sống văn minh, văn hóa tiến bộ và giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cũng như hiện đại của xứ Thanh...
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước Đảng ta đã ban hành nhiều Nghị quyết có tính chất quyết định to lớn về phát triển văn hóa dân tộc, một trong số đó là Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 9/6/2014. Nghị quyết 33-NQ/TW không chỉ đặt văn hóa ở vị trí xứng đáng, mà còn nhận được sự quan tâm của toàn xã hội sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và tham gia tích cực của toàn dân ta.
Trần Lê
12:40 16/11/2024(Thanh tra) - Ngày 15/11, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường để bầu bổ sung 02 thành viên Ban Kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ 2023 – 2028, nâng tổng số thành viên BKS lên 05 thành viên. BKS của SeABank cũng đã tiến hành bầu lại chức danh Trưởng BKS của Ngân hàng nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của BKS và đáp ứng các thông lệ chuẩn mực quốc tế tốt về quản trị công ty.
Bùi Bình
Trung Hà
Nam Dũng
Trần Lê
Uyên Uyên
Lê Hữu Chính
Uyên Uyên
Nam Dũng
Thái Hải
T.Thanh