Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phúc Anh
Thứ sáu, 21/06/2024 - 14:15
(Thanh tra) - MB bây giờ đang tập trung các tiến trình end-to-end, mang đến cho khách hàng các trải nghiệm tự động hóa trên các ứng dụng số của MB. Tham vọng của MB là chúng tôi cung cấp được các sản phẩm tín dụng đến khách hàng một cách nhanh nhất với một trải nghiệm tốt nhất.
Ông Phạm Như Ánh - Tổng giám đốc MB. Ảnh: NĐ
Tại Hội nghị ngành Ngân hàng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng năm 2024, ông Phạm Như Ánh - Tổng giám đốc MB cho biết sẽ dựa vào nền tảng App MBBank cho KHCN và BIZ MBBank cho khách hàng, doanh nghiệp để tiếp tục cho vay và phê duyệt tự động.
Ông nhấn mạnh “MB bây giờ đang tập trung các tiến trình end-to-end, mang đến cho khách hàng các trải nghiệm tự động hóa trên các ứng dụng số của MB. Tham vọng của MB là chúng tôi cung cấp được các sản phẩm tín dụng đến khách hàng một cách nhanh nhất với một trải nghiệm tốt nhất”.
CEO MB thông tin, hết tháng 6, MB dự kiến sẽ tăng trưởng được 6-6,5%. Với mục tiêu năm nay tăng trưởng khoảng 15.5%, chúng tôi cần đạt khoảng 8% nữa trong sáu tháng cuối năm và dự kiến sẽ hoàn thành mục tiêu vào đầu hoặc giữa quý 4.
“Khi đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng, điều mà MB và các ngân hàng kỳ vọng nhất là sức hấp thụ của nền kinh tế. Ngoài sức hấp thụ của nền kinh tế, bây giờ các ngân hàng đều có các giải pháp tổng hợp, không có giải pháp duy nhất nào để đảm bảo tăng trưởng tín dụng và hấp thụ thị trường”.
Ông cho biết, đến nay, các ngân hàng cũng đã giảm lãi suất sâu nhất, có lẽ là trong vòng 10 năm trở lại đây. Giá thấp thì cầu sẽ tăng. Các ngân hàng tiếp tục tiết giảm chi phí để giải quyết khâu về giá.
Vấn đề thứ hai là về các thủ tục, các ngân hàng cũng tiếp tục tinh chỉnh các quy trình thủ tục. Đặc biệt MB sẽ dựa vào nền tảng App MBBank cho KHCN và BIZ MBBank cho KHDN để tiếp tục cho vay và phê duyệt tự động. MB bây giờ đang tập trung các tiến trình end-to-end, mang đến cho khách hàng các trải nghiệm tự động hóa trên các ứng dụng số của MB. Việc này sẽ giúp rút ngắn quy trình và giảm sự can thiệp của con người trong quá trình ra quyết định, từ đó khách hàng có thể chủ động hơn. Tham vọng của MB là chúng tôi cung cấp được các sản phẩm tín dụng đến khách hàng một cách nhanh nhất với một trải nghiệm tốt nhất.
Thứ ba là phát triển các sản phẩm, quy trình theo các luật mới và chính sách mới. Sau khi các luật mới bắt đầu có hiệu lực sau 1/8, điều này sẽ có tác động rất lớn đến khách hàng, do đó chúng tôi cần tinh chỉnh các quy trình, sản phẩm theo luật theo luật và các thông tư, nghị định sẽ ban hành để tháo gỡ các điểm nghẽn, điểm khó. Từ đó có thể phục vụ và mang đến trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.
Tại hội nghị, trước những câu hỏi tình hình cho vay bất động sản của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm CEO MB nhận định về bức tranh tín dụng bất động sản toàn ngành, đồng thời, đưa ra các giải pháp để thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong 2024.
Ông cho biết, bất động sản có 4 lĩnh vực bao gồm: Ngân hàng cho người dân vay để mua nhà ở, bất động sản khu công nghiệp, bất động sản các dự án nhà ở, bất động sản nghỉ dưỡng.
Trong 6 tháng đầu năm, 4 lĩnh vực này đều gặp khó khăn. Đối với cho vay bất động sản mua nhà để ở, do kinh tế khó khăn và tình hình thu nhập của người dân chậm nên nhu cầu mua nhà, chuyển đổi nhà trong 6 tháng đầu năm khá chậm. Do đó tín dụng bán lẻ của các ngân hàng đều bị ảnh hưởng, trong đó có MB. Mà đây lại là lĩnh vực được các ngân hàng cổ phần xác định là trọng tâm cho vay chính.
Ông cho rằng thị trường cho vay bất động sản cũng rất chậm, giao dịch khá ít, giá cũng ở mức cao, chưa có dấu hiệu giảm điều này ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu mua nhà của người dân.
Ngoài ra, lĩnh vực gặp khó khăn thứ hai là bất động sản nghỉ dưỡng. Sau Covid-19, mảng bất động sản này vẫn chưa được phục hồi. Lượng khách được phục hồi một phần so với trước Covid-19, nhưng lượng cung của bất động sản nghỉ dưỡng lại quá lớn. Do đó bây giờ mảng này cũng đang gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó lĩnh vực bất động sản các dự án nhà ở thì mấy năm nay vẫn nói nhiều về câu chuyện pháp lý. Vừa qua, Chính phủ cũng như các Bộ, ban, ngành cũng đang tập trung tháo gỡ vấn đề này. Tuy nhiên cũng đang trong quá trình, vừa rồi cũng đã tháo gỡ được một phần.
Ông cho biết, quá trình này phụ thuộc vào các luật mới như luật đất đai, luật nhà ở.. có hiệu lực từ ngày 01/08. Hi vọng đến quý 3, 4 lĩnh vực bất động sản các dự án nhà ở sẽ được tháo gỡ, lúc đó sẽ tạo một hiệu ứng chung cho thị trường bất động sản, người dân sẽ bắt đầu mua nhà, đổi nhà và mục đích của các ngân hàng sẽ tăng trưởng tốt hơn.
CEO MB nhận định bất động sản khu công nghiệp có thể nói là điểm sáng của 6 tháng đầu năm nay.
“Cơ bản các ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp đều tăng trưởng được. Các dự án bất động sản khu công nghiệp cơ bản cũng được tháo gỡ các vướng mắc về mặt pháp lý. Vừa rồi, Ngân hàng Nhà nước cũng hạ hệ số rủi ro tín dụng bất động sản công nghiệp từ 200% xuống 160%, khuyến khích các ngân hàng cho vay. MB cũng là một ngân hàng cho vay nhiều trong mảng bất động sản khu công nghiêp. Sự dịch chuyển của FDI vào Việt Nam cũng có tác động tốt lên mảng này”.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Eximbank vừa công bố chương trình ưu đãi tín dụng vượt trội dành riêng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với lãi suất vay ưu đãi từ 3.7%/năm cùng hàng loạt ưu đãi phí dịch vụ. Chương trình đặc biệt dành cho SMEs và khách hàng chưa từng có quan hệ tín dụng tại Eximbank.
PV
14:27 22/11/2024(Thanh tra) - Cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp bước vào giai đoạn "nước rút" cho các kế hoạch sản xuất kinh doanh mùa cao điểm, nhu cầu về vốn vì thế cũng tăng đột biến. Gói ưu đãi lãi suất đặc biệt với tổng hạn mức 6000 tỷ đồng đã được Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai từ nay cho đến 31/1/2025 nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn.
Trần Lê
19:31 20/11/2024Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh