Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kỳ 4: Vạn sự khởi đầu nan

Thứ ba, 29/11/2022 - 11:00

(Thanh tra)- “Giếng khoan đầu ở độ sâu 1.200m, khí phụt lên quá mạnh, đẩy bật giàn khoan lên, phải đổi vị trí khác nhưng vẫn bị sự cố như lần đầu. Đến lần thứ ba mới có kết quả. Đó cũng là một trong những ký ức đặc biệt nhất trong cuộc đời làm dầu khí của tôi” - TS. Đặng Của kể lại.

Ký hợp đồng chia sản phẩm dầu khí với ONGC tại Nhà khách Chính phủ (1988)

Theo lịch sử ngành Dầu khí Việt Nam, ngay sau khi đất nước thống nhất, Nhà nước Việt Nam đã thành lập Công ty Dầu khí Nam Việt Nam, trực thuộc Tổng cục Dầu khí, là tiền thân của Công ty Dầu khí II (Petrovietnam II), nhằm tiếp nhận những hợp đồng thăm dò, khai thác dầu khí ở khu vực phía Nam do chính quyền Sài Gòn để lại, đồng thời tiếp tục tìm những đối tác mới. Trên tinh thần đó, năm 1978, Tổng cục Dầu khí Việt Nam đã ký hợp đồng với một số công ty nước ngoài như Deminex (CHLB Đức), Agip (Ý), Bow Valley (Canada). Trong thời gian từ 1978 – 1981, các công ty trên đã tiến hành làm địa chấn trên một tuyến dài 12.000km, phát hiện dầu và khí nhưng không có hiệu quả thương mại nên đã tuyên bố rút khỏi hợp đồng, ngừng hoạt động. Công ty cũng theo đó giải tán.

Ngày 20/5/1988, TS. Trương Thiên, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dầu khí Việt Nam đã ký một quyết định quan trọng mang số 967 thành lập trở lại Petrovietnam II, trực thuộc Tổng cục Dầu khí, có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh.Buổi sáng hôm ấy, khi đang trên đường công tác phía Nam thì TS. Đặng Của nhận được quyết định của tổ chức giao nhiệm vụ làm Giám đốc Công ty.“Tâm trạng tôi khi đó vừa mừng, vừa lo. Mừng vì nhận được sự tín nhiệm của tổ chức, sự tin cậy của anh em đồng nghiệp. Lo vì nhiệm vụ quá lớn lao, trách nhiệm nặng nề và cũng phải nói thêm rằng ở thời điểm đó còn thiếu thốn đủ bề. Thiếu về cơ sở vật chất, thiếu về cán bộ chuyên môn có năng lực, biết ngoại ngữ, thiếu cả kinh nghiệm làm việc với các đối tác nước ngoài…” - TS. Đặng Của nhớ lại.Hành trình mới bắt đầuTuy vẫn là Petrovietnam II nhưng hoạt động của Công ty đã mang một sứ mệnh khác. Nó đáp ứng đòi hỏi đã chín muồi từ phía cuộc sống, trước hết là để đón các nhà thầu nước ngoài vào tìm kiếm, thăm dò khai thác dầu khí ở Việt Nam. Sau là theo dõi, giám sát khai thác của các nhà thầu nước ngoài trên cơ sở hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC). Những đối tác nước ngoài đầu tiên của Petrovietnam II là Hydrocacbon India Ltd của Ấn Độ và Shell - Fina của Hà Lan và Bỉ. Công ty cũng là đầu mối cho mọi hoạt động, quan hệ dịch vụ đối ngoại, bảo vệ và quản lý về nhân lực của các công ty và nhà thầu của 2 công ty nước ngoài này.Ký hợp đồng chia sản phẩm dầu khí với ONGC tại Nhà khách Chính phủ (1988)Về vật chất, vào thời điểm năm 1988, tức là chỉ 2 năm sau Đổi mới, kinh tế đất nước còn rất khó khăn. Dầu khí lại là ngành non trẻ, chỉ thấy chi những khoản USD khổng lồ mà chẳng thấy khoản thu. Petrovietnam II càng khó khăn hơn bởi sau khi Công ty Dầu khí II giải thể năm 1978, toàn bộ cơ sở vật chất bị phân tán gần hết. Vì vậy có thể nói, Petrovietnam II phải bắt tay làm lại từ đầu, đi lên từ bàn tay trắng.Cả công ty chỉ có một trạm Liên lạc đưa đón công nhân và tất cả đều ở chung trong ngôi nhà số 7 Mạc Đĩnh Chi. Biên chế thì ngoài Ban giám đốc gồm Giám đốc Đặng Của và Phó giám đốc Đỗ Đình Luyện, còn một số cán bộ khoa học được đào tạo ở nước ngoài về, cả thảy 50 người.Để có kinh phí tối thiểu cho các hoạt động, như: làm thủ tục khắc dấu, đăng ký hoạt động, trả lương cho nhân viên, do chưa được Tổng cục cấp vốn, Petrovietnam II đã đặt vấn đề vay vốn của Công ty Dịch vụ PSC (là Công ty Dịch vụ Dầu khí nên có vốn lưu động). Nhưng do chỉ mượn được trong một vài ngày rồi phải trả lại, nên trước tình thế khó khăn, Petrovietnam II đã thực hiện "chui" một chuyến buôn vải KT "ngoạn mục". Số tiền lãi thu được cũng khá. Nhưng để có kinh phí tiếp tục hoạt động đến hết tháng 9/1988, thì Giám đốc Đặng Của biết rằng không thể tiếp tục làm như vậy được, nên đã quyết định vay vàng của gia đình một cán bộ trong công ty.“Địa bàn quản lý trải rộng từ Đà Nẵng đổ vào, nhân lực thì ít. Suốt hơn một năm trời, tìm mãi mới được một kế toán trưởng để trả lương cho anh em. Có lần Ban giám đốc phải vay tiền và cả vàng của anh em trong trạm liên lạc đem bán đi để trả lương" - cựu giám đốc Đặng Của nhớ lại.Giám đốc Petrovietnam II Đặng Của (năm 1988)Về cán bộ khoa học kỹ thuật, do là ngành non trẻ nên nhìn chung lực lượng cán bộ kỹ thuật còn yếu. Những cán bộ có trình độ chuyên môn cao thì muốn ở ngoài Tổng cục, không muốn xuống cơ sở. Để giải bài toán này, ban Giám đốc Công ty quyết định đào tạo tại chỗ gấp rút một số cán bộ trẻ, năng động, yêu nghề đồng thời tìm cách thu hút nhân tài từ miền Bắc vào làm việc. Có trường hợp lãnh đạo Công ty phải đến tận nhà để động viên.Để anh em yên tâm làm công tác, Ban Giám đốc Công ty bằng cách xoay xở, đã hỗ trợ anh em mua được gần 30 căn hộ.Tuy nhiên cái khó khăn nhất vẫn là khâu cán bộ. Không chỉ thiếu lực lượng cán bộ khoa học, kỹ thuật, Petrovietnam II còn thiếu kinh nghiệm trong cán bộ có trình độ cũng như kinh nghiệm làm ăn với đối tác nước ngoài. Đặc biệt là với các nước tư bản bởi thời điểm đó, trừ Liên Xô thì các cường quốc dầu mỏ vẫn rất xa lạ đối với Việt Nam ta.Không chỉ lo về nhân lực và cơ sở vật chất, Công ty còn phải lo thủ tục để chọn vị trí khoan. Đó là thời điểm mới mở cửa, nhiều vấn đề còn rất dễ dụng chạm, nhất là những vấn đề nhạy cảm. Nó giống như người lần đầu ra đại dương. Trước bao la trời đất thì hưng phấn lắm, cởi mở lắm nhưng cũng nhiều lo sợ lắm. Tinh thần cảnh giác với dã tâm của kẻ xấu vẫn còn rất cao độ. Người ta lo đủ mọi thứ, nhất là sợ... gián điệp. Thế là khi chuyên gia các nước phương Tây đi đến đâu, thì khâu lo nhất là thủ tục, giấy tờ. Đặc biệt với các vị trí thăm dò trên biển thì càng rắc rối. Không chỉ vì chúng thuộc phạm vi chủ quyền, an ninh quốc gia mà còn vì khi đó, tình trạng vượt biên trái phép vẫn khá phổ biến. Tính cục bộ địa phương cũng tạo thêm một rào cản. Thậm chí đã có một số nơi lấy cớ khi nổ mìn thăm dò địa chấn khiến tàu thuyền đánh cá gặp khó khăn nên bắt bồi thường hàng chục ngàn đô...Bốn năm làm nên kỳ tíchNhưng như một con thuyền đã chờ quá lâu để được giương buồm, không sức mạnh nào ngăn cản được nó tiến lên. Chỉ sau 4 năm vượt qua muôn vàn thử thách, Petrovietnam II đã trở thành một đối tác đầy sức mạnh và bản lĩnh, dần trưởng thành trong lĩnh vực dầu khí. Bốn năm vừa ổn định tổ chức, cơ sở vật chất vừa triển khai công việc, Petrovietnam II đã ký kết được 12 hợp đồng dầu khí kiểu phân chia sản phẩm với các công ty lớn của nước ngoài như ONGC (Ấn Độ), Shell Petrofina, Total, BP, Enterprise - CEP, IPL - Clydesecab, Sceptre Resources, Petrocan, Petrofina, BHP, Petronas... Song song với công tác này thì Petrovietnam II chủ động nhiều hoạt động tìm kiếm thăm dò. Tính đến hết tháng 12/1991, Petrovietnam II đã thu nổ trên 80.000 km địa chấn và khoan gần 20 giếng tại các thềm lục địa. Đây được coi là công việc phi thường xét trong điều kiện kinh tế, nhân lực và kỹ thuật thời điểm bấy giờ.Giàn khai thác mỏ Lan Tây, lô 06-1, thềm lục địa Việt Nam.Cũng trong giai đoạn này, Petrovietnam II đã làm nên kỳ tích phát hiện ra mỏ khí Lan Tây - Lan Đỏ thuộc dự án khí Nam Côn Sơn, trữ lượng được xác định là 58 tỉ mỉ. Đây là những mỏ khí tự nhiên đầu tiên được khai thác để đảm bảo cung cấp ổn định khí một cách dài hạn ở mức 2,7 tỉ m3/năm, được coi là xương sống của ngành công nghiệp khí Việt Nam. “Khi thăm dò Lan Tây - Lan Đỏ, chúng tôi phải tiến hành khoan 3 giếng mới thấy kết quả. Giếng khoan đầu ở độ sâu 1.200m, khí phụt lên quá mạnh, đẩy bật giàn khoan lên, phải đổi vị trí khác nhưng vẫn bị sự cố như lần đầu. Đến lần thứ ba mới có kết quả. Đó cũng là một trong những ký ức đặc biệt nhất trong cuộc đời làm dầu khí của tôi” - TS. Đặng Của kể lại.Mỏ khí Lan Tây - Lan Đỏ ước tính có trữ lượng 67 tỷ m3, trữ lượng thu hồi 50,34 tỷ m3 (1 tỷ m3 khí = 1 triệu tấn dầu). Xây dựng mỏ và đường ống khí Nam Côn Sơn dài 399km, đầu tư đến tháng 12/2002 là 531,3 triệu USD; bắt đầu cung ứng khí cho các nhà máy điện, đạm khu công nghiệp Phú Mỹ vào ngày 21/01/2003. “Năm 2004 sản lượng mỏ đạt khoảng 2,3 tỷ m3 và condenst đạt 0,08 triệu tấn. Cho đến nay chưa có mỏ khí tự nhiên nào đưa vào khai thác vượt qua mỏ Lan Tây, lô 06-1 thềm lục địa Việt Nam” - TS. Đặng Của khẳng định./.(còn tiếp)Trúc Lâm

Ngày 20/5/1988, TS. Trương Thiên, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dầu khí Việt Nam đã ký một quyết định quan trọng mang số 967 thành lập trở lại Petrovietnam II, trực thuộc Tổng cục Dầu khí, có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh.Buổi sáng hôm ấy, khi đang trên đường công tác phía Nam thì TS. Đặng Của nhận được quyết định của tổ chức giao nhiệm vụ làm Giám đốc Công ty.“Tâm trạng tôi khi đó vừa mừng, vừa lo. Mừng vì nhận được sự tín nhiệm của tổ chức, sự tin cậy của anh em đồng nghiệp. Lo vì nhiệm vụ quá lớn lao, trách nhiệm nặng nề và cũng phải nói thêm rằng ở thời điểm đó còn thiếu thốn đủ bề. Thiếu về cơ sở vật chất, thiếu về cán bộ chuyên môn có năng lực, biết ngoại ngữ, thiếu cả kinh nghiệm làm việc với các đối tác nước ngoài…” - TS. Đặng Của nhớ lại.Hành trình mới bắt đầuTuy vẫn là Petrovietnam II nhưng hoạt động của Công ty đã mang một sứ mệnh khác. Nó đáp ứng đòi hỏi đã chín muồi từ phía cuộc sống, trước hết là để đón các nhà thầu nước ngoài vào tìm kiếm, thăm dò khai thác dầu khí ở Việt Nam. Sau là theo dõi, giám sát khai thác của các nhà thầu nước ngoài trên cơ sở hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC). Những đối tác nước ngoài đầu tiên của Petrovietnam II là Hydrocacbon India Ltd của Ấn Độ và Shell - Fina của Hà Lan và Bỉ. Công ty cũng là đầu mối cho mọi hoạt động, quan hệ dịch vụ đối ngoại, bảo vệ và quản lý về nhân lực của các công ty và nhà thầu của 2 công ty nước ngoài này.Ký hợp đồng chia sản phẩm dầu khí với ONGC tại Nhà khách Chính phủ (1988)Về vật chất, vào thời điểm năm 1988, tức là chỉ 2 năm sau Đổi mới, kinh tế đất nước còn rất khó khăn. Dầu khí lại là ngành non trẻ, chỉ thấy chi những khoản USD khổng lồ mà chẳng thấy khoản thu. Petrovietnam II càng khó khăn hơn bởi sau khi Công ty Dầu khí II giải thể năm 1978, toàn bộ cơ sở vật chất bị phân tán gần hết. Vì vậy có thể nói, Petrovietnam II phải bắt tay làm lại từ đầu, đi lên từ bàn tay trắng.Cả công ty chỉ có một trạm Liên lạc đưa đón công nhân và tất cả đều ở chung trong ngôi nhà số 7 Mạc Đĩnh Chi. Biên chế thì ngoài Ban giám đốc gồm Giám đốc Đặng Của và Phó giám đốc Đỗ Đình Luyện, còn một số cán bộ khoa học được đào tạo ở nước ngoài về, cả thảy 50 người.Để có kinh phí tối thiểu cho các hoạt động, như: làm thủ tục khắc dấu, đăng ký hoạt động, trả lương cho nhân viên, do chưa được Tổng cục cấp vốn, Petrovietnam II đã đặt vấn đề vay vốn của Công ty Dịch vụ PSC (là Công ty Dịch vụ Dầu khí nên có vốn lưu động). Nhưng do chỉ mượn được trong một vài ngày rồi phải trả lại, nên trước tình thế khó khăn, Petrovietnam II đã thực hiện "chui" một chuyến buôn vải KT "ngoạn mục". Số tiền lãi thu được cũng khá. Nhưng để có kinh phí tiếp tục hoạt động đến hết tháng 9/1988, thì Giám đốc Đặng Của biết rằng không thể tiếp tục làm như vậy được, nên đã quyết định vay vàng của gia đình một cán bộ trong công ty.“Địa bàn quản lý trải rộng từ Đà Nẵng đổ vào, nhân lực thì ít. Suốt hơn một năm trời, tìm mãi mới được một kế toán trưởng để trả lương cho anh em. Có lần Ban giám đốc phải vay tiền và cả vàng của anh em trong trạm liên lạc đem bán đi để trả lương" - cựu giám đốc Đặng Của nhớ lại.Giám đốc Petrovietnam II Đặng Của (năm 1988)Về cán bộ khoa học kỹ thuật, do là ngành non trẻ nên nhìn chung lực lượng cán bộ kỹ thuật còn yếu. Những cán bộ có trình độ chuyên môn cao thì muốn ở ngoài Tổng cục, không muốn xuống cơ sở. Để giải bài toán này, ban Giám đốc Công ty quyết định đào tạo tại chỗ gấp rút một số cán bộ trẻ, năng động, yêu nghề đồng thời tìm cách thu hút nhân tài từ miền Bắc vào làm việc. Có trường hợp lãnh đạo Công ty phải đến tận nhà để động viên.Để anh em yên tâm làm công tác, Ban Giám đốc Công ty bằng cách xoay xở, đã hỗ trợ anh em mua được gần 30 căn hộ.Tuy nhiên cái khó khăn nhất vẫn là khâu cán bộ. Không chỉ thiếu lực lượng cán bộ khoa học, kỹ thuật, Petrovietnam II còn thiếu kinh nghiệm trong cán bộ có trình độ cũng như kinh nghiệm làm ăn với đối tác nước ngoài. Đặc biệt là với các nước tư bản bởi thời điểm đó, trừ Liên Xô thì các cường quốc dầu mỏ vẫn rất xa lạ đối với Việt Nam ta.Không chỉ lo về nhân lực và cơ sở vật chất, Công ty còn phải lo thủ tục để chọn vị trí khoan. Đó là thời điểm mới mở cửa, nhiều vấn đề còn rất dễ dụng chạm, nhất là những vấn đề nhạy cảm. Nó giống như người lần đầu ra đại dương. Trước bao la trời đất thì hưng phấn lắm, cởi mở lắm nhưng cũng nhiều lo sợ lắm. Tinh thần cảnh giác với dã tâm của kẻ xấu vẫn còn rất cao độ. Người ta lo đủ mọi thứ, nhất là sợ... gián điệp. Thế là khi chuyên gia các nước phương Tây đi đến đâu, thì khâu lo nhất là thủ tục, giấy tờ. Đặc biệt với các vị trí thăm dò trên biển thì càng rắc rối. Không chỉ vì chúng thuộc phạm vi chủ quyền, an ninh quốc gia mà còn vì khi đó, tình trạng vượt biên trái phép vẫn khá phổ biến. Tính cục bộ địa phương cũng tạo thêm một rào cản. Thậm chí đã có một số nơi lấy cớ khi nổ mìn thăm dò địa chấn khiến tàu thuyền đánh cá gặp khó khăn nên bắt bồi thường hàng chục ngàn đô...Bốn năm làm nên kỳ tíchNhưng như một con thuyền đã chờ quá lâu để được giương buồm, không sức mạnh nào ngăn cản được nó tiến lên. Chỉ sau 4 năm vượt qua muôn vàn thử thách, Petrovietnam II đã trở thành một đối tác đầy sức mạnh và bản lĩnh, dần trưởng thành trong lĩnh vực dầu khí. Bốn năm vừa ổn định tổ chức, cơ sở vật chất vừa triển khai công việc, Petrovietnam II đã ký kết được 12 hợp đồng dầu khí kiểu phân chia sản phẩm với các công ty lớn của nước ngoài như ONGC (Ấn Độ), Shell Petrofina, Total, BP, Enterprise - CEP, IPL - Clydesecab, Sceptre Resources, Petrocan, Petrofina, BHP, Petronas... Song song với công tác này thì Petrovietnam II chủ động nhiều hoạt động tìm kiếm thăm dò. Tính đến hết tháng 12/1991, Petrovietnam II đã thu nổ trên 80.000 km địa chấn và khoan gần 20 giếng tại các thềm lục địa. Đây được coi là công việc phi thường xét trong điều kiện kinh tế, nhân lực và kỹ thuật thời điểm bấy giờ.Giàn khai thác mỏ Lan Tây, lô 06-1, thềm lục địa Việt Nam.Cũng trong giai đoạn này, Petrovietnam II đã làm nên kỳ tích phát hiện ra mỏ khí Lan Tây - Lan Đỏ thuộc dự án khí Nam Côn Sơn, trữ lượng được xác định là 58 tỉ mỉ. Đây là những mỏ khí tự nhiên đầu tiên được khai thác để đảm bảo cung cấp ổn định khí một cách dài hạn ở mức 2,7 tỉ m3/năm, được coi là xương sống của ngành công nghiệp khí Việt Nam. “Khi thăm dò Lan Tây - Lan Đỏ, chúng tôi phải tiến hành khoan 3 giếng mới thấy kết quả. Giếng khoan đầu ở độ sâu 1.200m, khí phụt lên quá mạnh, đẩy bật giàn khoan lên, phải đổi vị trí khác nhưng vẫn bị sự cố như lần đầu. Đến lần thứ ba mới có kết quả. Đó cũng là một trong những ký ức đặc biệt nhất trong cuộc đời làm dầu khí của tôi” - TS. Đặng Của kể lại.Mỏ khí Lan Tây - Lan Đỏ ước tính có trữ lượng 67 tỷ m3, trữ lượng thu hồi 50,34 tỷ m3 (1 tỷ m3 khí = 1 triệu tấn dầu). Xây dựng mỏ và đường ống khí Nam Côn Sơn dài 399km, đầu tư đến tháng 12/2002 là 531,3 triệu USD; bắt đầu cung ứng khí cho các nhà máy điện, đạm khu công nghiệp Phú Mỹ vào ngày 21/01/2003. “Năm 2004 sản lượng mỏ đạt khoảng 2,3 tỷ m3 và condenst đạt 0,08 triệu tấn. Cho đến nay chưa có mỏ khí tự nhiên nào đưa vào khai thác vượt qua mỏ Lan Tây, lô 06-1 thềm lục địa Việt Nam” - TS. Đặng Của khẳng định./.(còn tiếp)Trúc Lâm

Ngày 20/5/1988, TS. Trương Thiên, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dầu khí Việt Nam đã ký một quyết định quan trọng mang số 967 thành lập trở lại Petrovietnam II, trực thuộc Tổng cục Dầu khí, có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh.Buổi sáng hôm ấy, khi đang trên đường công tác phía Nam thì TS. Đặng Của nhận được quyết định của tổ chức giao nhiệm vụ làm Giám đốc Công ty.“Tâm trạng tôi khi đó vừa mừng, vừa lo. Mừng vì nhận được sự tín nhiệm của tổ chức, sự tin cậy của anh em đồng nghiệp. Lo vì nhiệm vụ quá lớn lao, trách nhiệm nặng nề và cũng phải nói thêm rằng ở thời điểm đó còn thiếu thốn đủ bề. Thiếu về cơ sở vật chất, thiếu về cán bộ chuyên môn có năng lực, biết ngoại ngữ, thiếu cả kinh nghiệm làm việc với các đối tác nước ngoài…” - TS. Đặng Của nhớ lại.Hành trình mới bắt đầuTuy vẫn là Petrovietnam II nhưng hoạt động của Công ty đã mang một sứ mệnh khác. Nó đáp ứng đòi hỏi đã chín muồi từ phía cuộc sống, trước hết là để đón các nhà thầu nước ngoài vào tìm kiếm, thăm dò khai thác dầu khí ở Việt Nam. Sau là theo dõi, giám sát khai thác của các nhà thầu nước ngoài trên cơ sở hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC). Những đối tác nước ngoài đầu tiên của Petrovietnam II là Hydrocacbon India Ltd của Ấn Độ và Shell - Fina của Hà Lan và Bỉ. Công ty cũng là đầu mối cho mọi hoạt động, quan hệ dịch vụ đối ngoại, bảo vệ và quản lý về nhân lực của các công ty và nhà thầu của 2 công ty nước ngoài này.Ký hợp đồng chia sản phẩm dầu khí với ONGC tại Nhà khách Chính phủ (1988)Về vật chất, vào thời điểm năm 1988, tức là chỉ 2 năm sau Đổi mới, kinh tế đất nước còn rất khó khăn. Dầu khí lại là ngành non trẻ, chỉ thấy chi những khoản USD khổng lồ mà chẳng thấy khoản thu. Petrovietnam II càng khó khăn hơn bởi sau khi Công ty Dầu khí II giải thể năm 1978, toàn bộ cơ sở vật chất bị phân tán gần hết. Vì vậy có thể nói, Petrovietnam II phải bắt tay làm lại từ đầu, đi lên từ bàn tay trắng.Cả công ty chỉ có một trạm Liên lạc đưa đón công nhân và tất cả đều ở chung trong ngôi nhà số 7 Mạc Đĩnh Chi. Biên chế thì ngoài Ban giám đốc gồm Giám đốc Đặng Của và Phó giám đốc Đỗ Đình Luyện, còn một số cán bộ khoa học được đào tạo ở nước ngoài về, cả thảy 50 người.Để có kinh phí tối thiểu cho các hoạt động, như: làm thủ tục khắc dấu, đăng ký hoạt động, trả lương cho nhân viên, do chưa được Tổng cục cấp vốn, Petrovietnam II đã đặt vấn đề vay vốn của Công ty Dịch vụ PSC (là Công ty Dịch vụ Dầu khí nên có vốn lưu động). Nhưng do chỉ mượn được trong một vài ngày rồi phải trả lại, nên trước tình thế khó khăn, Petrovietnam II đã thực hiện "chui" một chuyến buôn vải KT "ngoạn mục". Số tiền lãi thu được cũng khá. Nhưng để có kinh phí tiếp tục hoạt động đến hết tháng 9/1988, thì Giám đốc Đặng Của biết rằng không thể tiếp tục làm như vậy được, nên đã quyết định vay vàng của gia đình một cán bộ trong công ty.“Địa bàn quản lý trải rộng từ Đà Nẵng đổ vào, nhân lực thì ít. Suốt hơn một năm trời, tìm mãi mới được một kế toán trưởng để trả lương cho anh em. Có lần Ban giám đốc phải vay tiền và cả vàng của anh em trong trạm liên lạc đem bán đi để trả lương" - cựu giám đốc Đặng Của nhớ lại.Giám đốc Petrovietnam II Đặng Của (năm 1988)Về cán bộ khoa học kỹ thuật, do là ngành non trẻ nên nhìn chung lực lượng cán bộ kỹ thuật còn yếu. Những cán bộ có trình độ chuyên môn cao thì muốn ở ngoài Tổng cục, không muốn xuống cơ sở. Để giải bài toán này, ban Giám đốc Công ty quyết định đào tạo tại chỗ gấp rút một số cán bộ trẻ, năng động, yêu nghề đồng thời tìm cách thu hút nhân tài từ miền Bắc vào làm việc. Có trường hợp lãnh đạo Công ty phải đến tận nhà để động viên.Để anh em yên tâm làm công tác, Ban Giám đốc Công ty bằng cách xoay xở, đã hỗ trợ anh em mua được gần 30 căn hộ.Tuy nhiên cái khó khăn nhất vẫn là khâu cán bộ. Không chỉ thiếu lực lượng cán bộ khoa học, kỹ thuật, Petrovietnam II còn thiếu kinh nghiệm trong cán bộ có trình độ cũng như kinh nghiệm làm ăn với đối tác nước ngoài. Đặc biệt là với các nước tư bản bởi thời điểm đó, trừ Liên Xô thì các cường quốc dầu mỏ vẫn rất xa lạ đối với Việt Nam ta.Không chỉ lo về nhân lực và cơ sở vật chất, Công ty còn phải lo thủ tục để chọn vị trí khoan. Đó là thời điểm mới mở cửa, nhiều vấn đề còn rất dễ dụng chạm, nhất là những vấn đề nhạy cảm. Nó giống như người lần đầu ra đại dương. Trước bao la trời đất thì hưng phấn lắm, cởi mở lắm nhưng cũng nhiều lo sợ lắm. Tinh thần cảnh giác với dã tâm của kẻ xấu vẫn còn rất cao độ. Người ta lo đủ mọi thứ, nhất là sợ... gián điệp. Thế là khi chuyên gia các nước phương Tây đi đến đâu, thì khâu lo nhất là thủ tục, giấy tờ. Đặc biệt với các vị trí thăm dò trên biển thì càng rắc rối. Không chỉ vì chúng thuộc phạm vi chủ quyền, an ninh quốc gia mà còn vì khi đó, tình trạng vượt biên trái phép vẫn khá phổ biến. Tính cục bộ địa phương cũng tạo thêm một rào cản. Thậm chí đã có một số nơi lấy cớ khi nổ mìn thăm dò địa chấn khiến tàu thuyền đánh cá gặp khó khăn nên bắt bồi thường hàng chục ngàn đô...Bốn năm làm nên kỳ tíchNhưng như một con thuyền đã chờ quá lâu để được giương buồm, không sức mạnh nào ngăn cản được nó tiến lên. Chỉ sau 4 năm vượt qua muôn vàn thử thách, Petrovietnam II đã trở thành một đối tác đầy sức mạnh và bản lĩnh, dần trưởng thành trong lĩnh vực dầu khí. Bốn năm vừa ổn định tổ chức, cơ sở vật chất vừa triển khai công việc, Petrovietnam II đã ký kết được 12 hợp đồng dầu khí kiểu phân chia sản phẩm với các công ty lớn của nước ngoài như ONGC (Ấn Độ), Shell Petrofina, Total, BP, Enterprise - CEP, IPL - Clydesecab, Sceptre Resources, Petrocan, Petrofina, BHP, Petronas... Song song với công tác này thì Petrovietnam II chủ động nhiều hoạt động tìm kiếm thăm dò. Tính đến hết tháng 12/1991, Petrovietnam II đã thu nổ trên 80.000 km địa chấn và khoan gần 20 giếng tại các thềm lục địa. Đây được coi là công việc phi thường xét trong điều kiện kinh tế, nhân lực và kỹ thuật thời điểm bấy giờ.Giàn khai thác mỏ Lan Tây, lô 06-1, thềm lục địa Việt Nam.Cũng trong giai đoạn này, Petrovietnam II đã làm nên kỳ tích phát hiện ra mỏ khí Lan Tây - Lan Đỏ thuộc dự án khí Nam Côn Sơn, trữ lượng được xác định là 58 tỉ mỉ. Đây là những mỏ khí tự nhiên đầu tiên được khai thác để đảm bảo cung cấp ổn định khí một cách dài hạn ở mức 2,7 tỉ m3/năm, được coi là xương sống của ngành công nghiệp khí Việt Nam. “Khi thăm dò Lan Tây - Lan Đỏ, chúng tôi phải tiến hành khoan 3 giếng mới thấy kết quả. Giếng khoan đầu ở độ sâu 1.200m, khí phụt lên quá mạnh, đẩy bật giàn khoan lên, phải đổi vị trí khác nhưng vẫn bị sự cố như lần đầu. Đến lần thứ ba mới có kết quả. Đó cũng là một trong những ký ức đặc biệt nhất trong cuộc đời làm dầu khí của tôi” - TS. Đặng Của kể lại.Mỏ khí Lan Tây - Lan Đỏ ước tính có trữ lượng 67 tỷ m3, trữ lượng thu hồi 50,34 tỷ m3 (1 tỷ m3 khí = 1 triệu tấn dầu). Xây dựng mỏ và đường ống khí Nam Côn Sơn dài 399km, đầu tư đến tháng 12/2002 là 531,3 triệu USD; bắt đầu cung ứng khí cho các nhà máy điện, đạm khu công nghiệp Phú Mỹ vào ngày 21/01/2003. “Năm 2004 sản lượng mỏ đạt khoảng 2,3 tỷ m3 và condenst đạt 0,08 triệu tấn. Cho đến nay chưa có mỏ khí tự nhiên nào đưa vào khai thác vượt qua mỏ Lan Tây, lô 06-1 thềm lục địa Việt Nam” - TS. Đặng Của khẳng định./.(còn tiếp)Trúc Lâm

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học

PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học

(Thanh tra) - Nhằm tăng cường an toàn, bảo mật đồng thời đảm bảo các giao dịch rút tiền, giao dịch thanh toán bằng phương tiện điện tử không bị gián đoạn sau ngày 01/01/2025, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) khuyến nghị khách hàng cần nhanh chóng cập nhật giấy tờ tùy thân còn hiệu lực và hoàn thành đối chiếu khớp đúng với thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản/thẻ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

21:11 22/11/2024
Ưu đãi chuyển tiền quốc tế không giới hạn dành cho doanh nghiệp

Ưu đãi chuyển tiền quốc tế không giới hạn dành cho doanh nghiệp

(Thanh tra) - Để hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy phát triển hoạt động giao thương, mở rộng quy mô kinh doanh và tối ưu hóa chi phí, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt - Global Unlimited dành cho khách hàng doanh nghiệp chưa phát sinh doanh số chuyển tiền quốc tế tại BIDV trong vòng 01 năm gần nhất.

PV

21:09 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm