Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kazik người Ba Lan được đúc tượng vì có công bảo tồn văn hoá Việt

Trà Vân

Thứ năm, 13/10/2022 - 16:08

(Thanh tra)- “Những doanh nhân, doanh nghiệp sản xuất ra của cải vật chất, giúp người dân có cơm ăn, áo mặc, ai cũng có thể nhìn thấy để tôn vinh họ. Nhưng bên cạnh đó, người bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá, xây dựng công trình tâm linh nuôi dưỡng đời sống tinh thần thì ít người nhận thấy để tôn vinh họ”…, đó là trăn trở của TS. Bùi Hữu Dược, nguyên Vụ trưởng Vụ Phật giáo.

Khu du lịch Danh thắng Tràng An, ảnh: T.V

Tượng đài Kiến trúc sư Kazimierz Kwiatkowski

Nhân kỉ niệm 77 năm ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10/2022, PV Báo Thanh tra đã có cuộc trò chuyện với TS. Bùi Hữu Dược, Nguyên Vụ trưởng Vụ Phật giáo Việt Nam.

TS. Bùi Hữu Dược cho biết, “Cố kiến trúc sư Kazimierz Kwiatkowski (Kazik) người Ba Lan, đã có công trong bảo tồn, phát huy các giá trị đô thị cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn và Quần thể Di tích Cố đô Huế, góp phần để Hội An và Mỹ Sơn được UNESCO công nhận Di sản Văn hóa thế giới.

Tượng cố kiến trúc sư Kazimierz Kwiatkowski (Kazik) người Ba Lan được đặt tại  công viên mang tên Kazik, TP Hội An. Quang Nam, ảnh: Du lịch Quảng Nam

Ông là một trong số chuyên gia bảo tồn quốc tế đầu tiên đến hỗ trợ và chuyển giao công nghệ trùng tu di tích của châu Âu cho những di sản miền Trung, đặc biệt là Khu di tích Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An và Quần thể di tích Cố đô Huế giai đoạn 1980-1997.

Từ những thập niên 1980 - 1990, Kazik có công lớn trong sự hình thành và phát triển du lịch ở tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế thông qua nỗ lực bảo tồn, tu bổ, gìn giữ và quảng bá giới thiệu các di sản ở hai địa phương này. Kazik mất vào ngày 19/3/1997, trong khi đang tham gia dự án bảo tồn trùng tu công trình Thế Miếu - Đại nội Huế”.

TS. Bùi Hữu Dược cho rằng, việc đúc tượng Kazik đặt tại công viên cùng tên ông ở Hội An đó là quan niệm “Uống nước nhờ nguồn” của người Việt. Khu công viên này được đặt gần Khu đền tháp Mỹ Sơn như dành cho Kazik một phần mộ và những pano ảnh giới thiệu về ông và các dự án bảo tồn trùng tu đặt tại nội thất Thế Tổ Miếu - Đại Nội Huế. Du khách quốc tế khi đến thăm các khu di sản đều có thể cảm nhận được sự đóng góp, hy sinh thầm lặng của Kazik với sự biết ơn sâu sắc của chính quyền và cộng đồng địa phương đối Hiệp sĩ của di sản miền Trung này.

Những việc chính quyền, ngành văn hoá và nhân dân địa phương dành cho Kiến trúc sư người Ba Lan Kazik thật đáng quý, không chỉ thể hiện tấm lòng tri ân và báo ân, một trong những giá trị văn hoá đặc trưng của con người mà còn khẳng định tình hữu nghị quốc tế và cống hiến khoa học không biên giới, cống hiến của Kiến trúc sư Kazik được ghi nhận và đánh giá xứng đáng, TS Dược nói.

Người có công phát triển di sản, văn hoá bị bỏ quên

Tuy nhiên, bên cạnh đó, TS. Bùi Hữu Dược cũng trăn trở cho biết, ở tại Việt Nam có những người đóng góp rất lớn về lĩnh vực bảo tồn phát huy di sản văn hoá của quê hương và họ mới chỉ nhận được một phần rất nhỏ sự tri ân cho những đóng góp đó nhưng đã có những lời chỉ trích. Điều đáng quan tâm hơn là những ý kiến chỉ trích thiếu căn cứ, được đưa lên mạng xã hội đã hướng dư luận đi theo chiều thiếu tích cực.

Ông Dược cho rằng, “nếu Kazit là người Việt Nam chưa chắc với suy nghĩ hẹp hòi, của một số người, ông được hưởng sự vinh dự đúc tượng và đặt tại quảng trường như thế”.

Theo TS Bùi Hữu Dược, ở Việt Nam có những doanh nghiệp bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để tạo dựng nên Di sản Thế giới hỗn hợp đầu tiên của Đông Nam Á và cũng là người bỏ tiền ra mời các chuyên gia hàng đầu thế giới để đánh giá viết nên Di sản. Với những đóng góp to lớn ấy nhưng những người đồng hành kề vai sát từ lúc đầu tiên trong 30 năm không may qua đời mà đặt một khung ảnh, một bức tượng ở điện Tứ Ân, nhà Tổ của chùa thì một số người thiếu hiểu biết về văn hóa dân tộc “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, đặc biệt là tục thờ những người có công đức trong chùa được ông cha hàng nghìn năm nay vẫn làm.

Để những ai quan tâm rộng đường xem xét, tôi có một số dẫn chứng liên quan tới vấn đề trên. Nhưng xin cho tôi tránh nhắc tới tên người đã mất và không nêu tên cụ thể của doanh nhân được đề cập. Người Việt Nam ta vẫn có quan niệm trong cuộc đời một con người, một gia đình góp phần công đức xây được một ngôi chùa đã quý, trong khi doanh nhân tôi đề cập đã xây dựng hàng chục ngôi chùa và làm nhiều việc lớn khác, đơn cử:

Từ năm 2000 đến 2020, doanh nhân đã bỏ kinh phí xây dựng 9 ngôi chùa ở quần đảo Trường Sa, để tri ân thờ phụng các anh hùng liệt sĩ, người đi biển tử nạn và góp phần vào xây dựng hải đảo, tạo nên những công trình tâm linh giữ biển trời  Tổ quốc. Góp phần bảo vệ biên cương của Tổ quốc, doanh nhân trùng tu xây dựng hai ngôi chùa có tuổi đời trên ngàn năm, những công trình Phật giáo tiêu biểu vào thời điểm những năm 2000 góp phần rất lớn vào khẳng định tự do tôn giáo ở Việt Nam, trong bối cảnh Chính phủ Hoa Kỳ xếp Việt Nam vào danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC), năm1998.

Trước tiến bộ về tự do tôn giáo ở Việt Nam, năm 2006, Chính phủ Hoa Kỳ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách CPC. Năm 2008, ngôi chùa thứ nhất xây dựng trên diện tích 27 ha, khánh thành giai đoạn 1, đã đón và tổ chức một số nội dung của Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc 2008, tổ chức lần đầu tại Việt Nam với đại diện của 74 quốc gia và vùng lãnh thổ có Phật giáo tham dự. Năm 2014 ngôi chùa này tiếp tục là địa điểm tổ chức Đại Lễ Vesak Liên Hợp quốc 2014, với sự tham gia của đại diện Phật giáo 97 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng đại diện nhiều tổ chức quốc tế tham dự.

Những công trình để đời

Năm 2019 ngôi chùa thứ hai xây dựng trên khuôn viên gần 2000 ha chủ yếu là núi đá và cây cỏ (trong đó hơn 800 ha hồ nước), đây là ngôi chùa lớn có nhiều hạng mục lập kỷ lục thế giới, xứng đáng với lời của Thái Tổ Lý Công Uẩn triều Lý “Xây chùa cho to, làm tượng cho lớn để người đời sau biết tới đời nay” (Từ tư tưởng này mà thời Lý dân số Việt Nam chỉ khoảng 2 triệu người mà đã có ba trên bốn tứ đại khí trong thời Lý, Trần đó là: Tháp Báo Thiên cao 71 m; Tượng Di Lặc chùa Quỳnh Lâm liền khối 26 tấn đồng; Chuông Quy điền nặng 9,7 tấn; đỉnh đồng thời Trần 4,7 tấn)[1].

Ngôi chùa thứ hai diễn ra Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc 2019, Đây là Đại lễ Vesak lần thứ ba tổ chức tại Việt Nam, với đại diện Phật giáo của 112 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng nguyên thủ  của 5 quốc gia và nhiều đoàn ngoại giao, nhiều tổ chức quốc tế tham dự. Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc tổ chức ở Việt Nam luôn là Đại lễ Vesak lớn nhất từ trước tới thời điểm đó. Qua Đại lễ góp phần khẳng định tự do tôn giáo, thể hiện nhiều mặt phát triển về đất nước con người Việt Nam.

Lĩnh vực bảo tồn di tích, sinh quyển, từ năm 2000-2014, Doanh nghiệp đã bỏ kinh phí đầu tư xây dựng phát triển khu du lịch lúc đầu là 50 ha mở rộng ra 12.000 ha, biến vùng núi đá vôi và đầm lầy thành vùng du lịch độc đáo. Trong quá trình phát triển khu du lịch, doanh nghiệp đã đầu tư toàn bộ kinh phí, cử cán bộ cùng các chuyên gia, các nhà khoa học xây dựng, thực hiện dự án trình Unesco.

Ngày 23/6/2014 Unesco công nhận Tràng An là quần thể du lịch hỗn hợp văn hoá thiên nhiên của thế giới, quần thể đầu tiên của Đông Nam Á được công nhận.

Cùng với khu Tràng An- Bái Đính, khu du lịch và bảo vệ sinh quyển gần hai ngàn ha tại Tam Chúc, Hà Nam đang trong tiến trình hoàn thiện hồ sơ để Unesco công nhận quần thể di sản hỗn hợp văn hóa thiên nhiên của thế giới.

Việc làm này có giá trị nhiều mặt, trong đó đặc biệt góp phần tạo công ăn việc làm cho người địa phương và ý thức bảo vệ các thắng tích văn hóa và cảnh quan thiên nhiên chỉ riêng bảo vệ núi đá vôi đã là vô giá. Nhiều nhà khoa học và người dân địa phương nhận xét, “nếu Tràng An, Tam Chúc không được giữ gìn, bảo vệ như vừa qua thì núi đá đã thành đá tảng và đá vụn đưa vào lò nung vôi, làm xi măng gần hết”.

Ông TS Bùi Hữu Dược băn khoăn cho rằng, những đóng góp của một Doanh nghiệp trong hơn 20 năm, xây dựng 11 ngôi chùa mang ý nghĩa và đóng góp lớn về nhiều mặt, cùng với việc quy hoạch, tôn tạo hai khu bảo tồn văn hóa thiên nhiên để Unesco công nhận di sản thế giới với vốn đầu tư hàng chục ngàn tỉ đồng là một việc làm không nhỏ… Vậy mà tri ân tôn thờ người có công lớn như thế trong Điện Tứ Ân (riêng ngoài không gian chùa) lại có người cho là không được.

“Thời Đức Phật tại thế có ông Cấp Cô Độc có công xây Tịnh xá cho Phật mà được thờ trong chùa từ đó cho tới nay hiện nhiều chùa Việt Nam vẫn thờ. Tục thờ hậu ở các chùa Việt Nam từ xưa cho tới nay với những người không phải là nhà sư nhưng có công đối với chùa. Và dù với ai cũng xin nhớ “ nhân nào quả đó”, luôn mong ước điều tốt lành đến với mọi người”, ông Dược nói.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

(Thanh tra) - Cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp bước vào giai đoạn "nước rút" cho các kế hoạch sản xuất kinh doanh mùa cao điểm, nhu cầu về vốn vì thế cũng tăng đột biến. Gói ưu đãi lãi suất đặc biệt với tổng hạn mức 6000 tỷ đồng đã được Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai từ nay cho đến 31/1/2025 nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn.

16:43 21/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm