Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trần Lê
Thứ tư, 07/12/2022 - 22:34
(Thanh tra) – Nhận thức rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực trình độ cao, gần 10 năm qua, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm lãnh, chỉ đạo phát triển đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nhằm tạo sự thay đổi lớn cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh.
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cùng Tập đoàn Sun Group ký kết hợp tác phát triển nguồn nhân lực. Ảnh: TL
Để tìm hiểu sâu về Thanh Hóa chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong gần 10 năm qua, chúng ta có thể nêu cụ thể tại một số cơ sở đào tạo trong tỉnh Thanh Hóa như: Đại học Hồng Đức; Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL); Trung cấp Nghề thương mại du lịch Thanh Hóa.
Điển hình, ngày 5/9/2022, Ban thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có Kết luận số 935-KL/TU và UBND tỉnh cũng đã có Quyết định số 3169/QĐ-UBND ngày 22/9/2022 ban hành đề án "Xây dựng và phát triển Trường Đại học Hồng Đức đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" với quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và các nhóm giải pháp cụ thể. Đây là cơ sở để Trường Đại học Hồng Đức hướng tới tương lai, xây dựng từng bước trở thành đại học tự chủ, có hệ thống quản trị hiện đại, thông minh, chuyên nghiệp, là một trung tâm lớn về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có uy tín trong nước và khu vực.
Theo PGS.TS Bùi Văn Dũng, Hiệu trưởng khẳng định: Xác định sứ mạng của Nhà trường trong giai đoạn hiện nay là: Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đa ngành, đa lĩnh vực, có chất lượng, trình độ cao, có khả năng thích ứng với sự thay đổi và yêu cầu của thị trường lao động; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa và đất nước. Nhiều năm qua, Nhà trường đã không ngừng nỗ lực, nâng cao chất lượng đội ngũ, đổi mới chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá theo hướng đáp ứng chuẩn năng lực nghề nghiệp, giúp sinh viên ra trường có thể thích ứng tốt với thị trường lao động.
Hiện, trường Đại học Hồng Đức có 409 giảng viên cơ hữu, trong đó có 24 giảng viên có trình độ Phó Giáo sư, 170 giảng viên có trình độ tiến sỹ. Nhờ chiến lược đúng đắn trong công tác xây dựng đội ngũ và cơ sở vật chất, chú trọng phát triển đào tạo và khoa học và công nghệ, Trường Đại học Hồng Đức đã tự tổ chức đào tạo 5 chuyên ngành trình độ tiến sỹ, 20 chuyên ngành trình độ thạc sỹ, 01 chương trình Thạc sỹ liên kết với Trường Đại học Soongsil của Hàn Quốc. Quy mô đào tạo hàng năm từ 650 - 700 học viên cao học và nghiên cứu sinh; đã tổ chức bảo vệ thành công 2252 luận văn thạc sĩ, 6 luận án tiến sĩ. Ngoài ra, Trường Đại học Hồng Đức còn liên kết với các trường đại học trong nước đào tạo được 266 thạc sĩ các chuyên ngành…
Nhà trường chú trọng mở rộng hợp tác với hơn 50 đối tác trên 25 quốc gia, như: CHLB Đức, Pháp, Singapore, Ba Lan, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Lào… với nhiều chương trình hợp tác về đào tạo, nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, Trường Đại học Hồng Đức còn là đơn vị chủ lực tham gia đào tạo nguồn nhân lực cao cho nước CHNCND Lào. Nhà trường đã đào tạo hơn 1.000 lưu học sinh Lào thuộc các đối tượng là cán bộ công chức, viên chức, học sinh của tỉnh Hủa Phăn, Sầm Nưa, Xiêng Khoảng…. Sau khi tốt nghiệp về nước, nhiều người hiện đang giữ những chức vụ quan trọng trong các cơ quan, sở, ban, ngành của tỉnh Hủa phăn và nước CHDCND Lào.
PGS.TS Bùi Văn Dũng, Hiệu trưởng trao bằng tiến sỹ cho nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Hồng Đức. Ảnh: TL
Năm 2019, Nhà trường được xếp hạng 49/256 cơ sở giáo dục đại học có công bố quốc tế tốt nhất Việt Nam. Năm 2017, Nhà trường được Bảng xếp hạng đại học thế giới Webometrics xếp thứ 45/100 trường đại học tốt nhất Việt Nam, năm 2020 xếp thứ 36 và năm 2022 xếp thứ 32/184 cơ sở giáo dục đại học tốt nhất tại Việt Nam.
Chỉ tính riêng về lĩnh vực du lịch, nhằm khắc phục điểm yếu nguồn nhân lực để kịp thời giải quyết thiếu hụt lao động du lịch, tại các cơ sở đào tạo trong tỉnh Thanh Hóa như: Trường VH,TT&DL; Đại học Hồng Đức; Trung cấp Nghề thương mại du lịch Thanh Hóa đã chuyển đổi chương trình và nội dung đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực, chú trọng đến kỹ năng thực tế, thực hành cho sinh viên; đa dạng hóa hình thức đào tạo theo phương châm "3 tại chỗ", "đào tạo gắn với yêu cầu của doanh nghiệp".
Mục tiêu Thanh Hóa đặt ra trong năm 2022 và cả giai đoạn 2021-2025 đào tạo nguồn nhân lực du lịch là rất lớn. Tại hội nghị sơ kết hoạt động du lịch 6 tháng đầu năm 2022, ông Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu các sở, ban, ngành liên quan chú trọng phát triển nhân lực du lịch nhất là nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, đảm bảo cung ứng đầy đủ nguồn nhân lực. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số; cần đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức trong ngành du lịch về cách mạng công nghệ số. Việc áp dụng những thành tựu công nghệ số là xu thế chung của du lịch toàn cầu; cần tích cực học hỏi, nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ - đặc biệt là kiến thức, kỹ năng sử dụng công nghệ; chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; quyết tâm xây dựng môi trường du lịch an toàn, văn minh, thân thiện, hấp dẫn...
Trước đó, nhiệm kỳ 2015-2020, chương trình phát triển nguồn nhân lực được Thanh Hóa xác định là chương trình trọng tâm. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020 xác định 5 chương trình trọng tâm, 4 khâu đột phá, trong đó có Chương trình trọng tâm về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực và khâu đột phá về nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Để xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng, tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh.
Thanh Hóa đã ban hành một số cơ chế, chính sách để đào tạo, thu hút đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chất lượng cao cho tỉnh, như hỗ trợ kinh phí đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo và thưởng khi được công nhận, bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư; hỗ trợ hoạt động và thu hút, đào tạo cán bộ, giảng viên; cơ chế, chính sách thu hút bác sĩ về làm việc tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh... Từ thời điểm đó, các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn Thanh Hóa đã tập trung đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực và năng lực người học, kết hợp với các cơ sở thực hành, thực tập, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo; thực hiện rà soát, đánh giá lại năng lực đào tạo của từng chuyên ngành đào tạo; xác định rõ những ngành nghề có thế mạnh, ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh để tập trung xây dựng thành các khoa, ngành đào tạo chất lượng cao, đạt chuẩn quốc gia và khu vực; xây dựng và ban hành chuẩn đầu ra đối với từng ngành, nghề đào tạo phù hợp với yêu cầu xã hội. Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2016 - 2020 các cơ sở giáo dục đại học của Thanh Hóa đã đào tạo, cung cấp cho thị trường lao động trong tỉnh khoảng 18.000 người trình độ đại học và sau đại học, trong đó trình độ sau đại học khoảng 1.330 người.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong 2 ngày 07-08/12/2024 tại công viên bờ sông Sài Gòn, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, Hyundai Thành Công Việt Nam (HTV) đã tổ chức nhiều trải nghiệm ấn tượng mang tinh thần trẻ trung, hiện đại mang sắc màu phương Nam trong khuôn khổ sự kiện Hyundai Experience Day 2024.
(Thanh tra) - meeyland.com – Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0 vừa tích hợp hai tính năng mới mang tính cách mạng, nâng cao trải nghiệm cho người dùng. Đây là bước tiến lớn giúp các môi giới bất động sản tối ưu hóa công việc và nâng cao hiệu quả “chốt đơn”.
T.T
00:19 13/12/2024Theo EVNNPC
21:09 12/12/2024Thu Nga
21:26 11/12/2024Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên