Theo dõi Báo Thanh tra trên
PV
Thứ sáu, 20/10/2023 - 21:35
(Thanh tra)- Đợt điều chỉnh mạnh của thị trường cuối tháng 9, đầu tháng 10/2023 đã lấy mất gần như toàn bộ nỗ lực đi lên của các chỉ số chứng khoán trong hai tháng đầu quý 3. Trong lúc đó, lãi suất tiết kiệm xuống thấp, giá vàng quá cao khiến nhà đầu tư muốn tìm đến các sản phẩm trái phiếu an toàn.
Mối lo lạm phát
Lo ngại xung đột địa chính trị có thể tiếp tục đẩy giá hàng hóa tăng, làm dấy lên mối lo lạm phát quay trở lại. Vàng – tài sản được đánh giá là kênh trú ẩn an toàn đã thu hút dòng tiền của giới đầu tư toàn cầu, sau xung đột địa chính trị tại Trung Đông, khiến tại Việt Nam, vàng miếng SJC cũng tăng giá mạnh. Tuy nhiên, khoảng chênh lệch so với giá vàng thế giới quy đổi đã tăng lên tới 15 triệu đồng/lượng, cùng mức chênh giữa giá mua – bán thường xuyên ở mức cao, là những rủi ro riêng có của thị trường trong nước.
Trong môi trường bất định, kỳ vọng hưởng chênh lệch giá mua – bán tài sản trở nên càng khó lường hơn. Tuy vậy, lựa chọn kênh gửi tiền vào ngân hàng lại ngày càng bớt hấp dẫn, khi đà giảm lãi suất kéo dài hai tháng gần đây chưa có dấu hiệu dừng lại.
Cuộc khảo sát đối với các tổ chức tín dụng do Vụ Dự báo Thống kê - Ngân hàng Nhà nước thực hiện cho thấy các ngân hàng dự báo tình hình thanh khoản sẽ tiếp tục dồi dào trong quý cuối năm, và kỳ vọng bình quân mặt bằng lãi suất huy động tiếp tục giảm 0,26 - 0,35%. Số liệu tiền gửi dân cư tại hệ thống ngân hàng tại thời điểm cuối tháng 7/2023 xác lập mức cao mới. Nhưng xét về mức tăng, lượng tiền gửi thêm mới lại là mức thấp nhất kể từ tháng 10/2022.
Kênh đầu tư trái phiếu: Ưu tiên an toàn
Cùng là tài sản mang về thu nhập cố định, trái phiếu doanh nghiệp vẫn đang duy trì mức lãi suất khá hấp dẫn. Loại chứng khoán này mang về thu nhập cố định trả lãi định kỳ và không bị ảnh hưởng bởi sự lên xuống giá hàng ngày như cổ phiếu. Tuy nhiên, lãi suất không phải là yếu tố quyết định.
Chọn được trái phiếu doanh nghiệp đủ uy tín, an toàn, tránh những rủi ro từng xuất hiện giai đoạn cuối năm 2022 cần một bộ lọc kỹ càng. Trong đó, bước sàng lọc từ các tổ chức trung gian như công ty chứng khoán tư vấn phát hành không kém phần quan trọng.
Theo chia sẻ từ bà Nguyễn Thị Hoạt, Phó Tổng giám đốc Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) - tổ chức nắm giữ gần 65% thị phần tư vấn, trái phiếu mà tổ chức này chào bán đến khách hàng được thẩm định, sàng lọc, theo dõi và quản trị rủi ro chặt chẽ theo quy trình đầu tư trái phiếu áp dụng tại ngân hàng mẹ Techcombank, chủ yếu là trái phiếu thuộc nhóm Vingroup (VIC, VHM, VRE...) và Masan (MSN, MML, MSR, NPM...). Phần nhiều trong số này là các tổ chức niêm yết lớn với hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính ổn định.
“Chỉ trái phiếu nằm trong khẩu vị rủi ro của Techcombank mới được chào bán cho nhà đầu tư. Đồng thời, chỉ có tổ chức phát hành nào nằm trong danh sách do Techcombank quản lý và duy trì quan hệ mới được dùng cho hoạt động bán lẻ”, đại diện TCBS cho biết.
Khâu sàng lọc cũng là yếu tố giúp 100% trái phiếu do TCBS phân phối đảm bảo thanh toán đúng hạn cho nhà đầu tư, bất chấp bối cảnh khó khăn của năm 2022, 2023. Hơn 75.000 tỷ đồng tiền trái tức và gốc đến hạn của 500 mã trái phiếu do TCBS tư vấn phát hành đã được thanh toán đầy đủ và đúng hạn trong năm trước. Từ đầu năm 2023, TCBS đã thực hiện thanh toán ~92.300 tỷ đồng tiền gốc và lãi trái phiếu cho NĐT.
Yếu tố an toàn trong đầu tư trái phiếu còn đến từ cách tuân thủ công bố thông tin, công khai, minh bạch với các trái chủ. Hoạt động này đã sớm được các tổ chức do TCBS tư vấn phát hành thực hiện, từ trước khi có những quy định chặt chẽ hơn cho thị trường này.
Không chỉ vậy, TCBS còn là đơn vị tiên phong trong hoạt động giao dịch thứ cấp trái phiếu doanh nghiệp với việc sớm thành lập iConnect – Hệ thống thỏa thuận trái phiếu đầu tiên hoạt động và có quy mô lớn nhất hiện tại. Với trường hợp cần thanh khoản gấp, thuận tiện trong giao dịch và tìm kiếm đối tác là những hỗ trợ quan trọng với các nhà đầu tư.
Khác với giai đoạn khó khăn cuối năm 2022 khi nhiều nhà đầu tư lựa chọn bán tháo giá rẻ và hoạt động phát hành mới gần như “đóng băng”, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã có những tín hiệu tích cực. Không chỉ có thêm nhiều đợt phát hành trái phiếu mới kể từ cuối tháng 5/2023, nhiều lô trái phiếu được thỏa thuận gia hạn thanh toán/tái cấu trúc, lợi suất trung bình của trái phiếu đã trở về quanh mức 10% như năm 2021 khi niềm tin dần trở lại. Nhiều nhà đầu tư sẵn sàng tìm mua các trái phiếu với lãi suất có thể thấp hơn thị trường 0,5-1% nhưng có mức độ an toàn cao và khả năng sinh lời vẫn hấp dẫn hơn nhiều so với lãi suất tiết kiệm.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trạm biến áp 110kV Amon Nitrat E11.12 là TBA trực thuộc nhà máy Amon Nitrat - Công ty Hóa chất mỏ Thái Bình được Công ty Điện lực Thái Bình (PC Thái Bình) thực hiện thuê bao quản lý vận hành. Trạm được khởi công xây dựng từ ngày 27 tháng 7 năm 2022 và được đóng điện đưa vào vận hành từ ngày 25/02/2023.
Theo EVNNPC
21:09 12/12/2024(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024Thu Nga
21:26 11/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải