Theo dõi Báo Thanh tra trên
Ngọc Phó
Thứ sáu, 23/12/2022 - 06:35
(Thanh tra)- Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng tại tỉnh Kon Tum, chỉ ra nhiều sai phạm tại huyện Kon Plông. Mới đây, chúng tôi còn phát hiện nhiều sai phạm “tày trời” tại huyện này; trong đó dự án (DA) bảo tồn và phát triển hoa phong lan rừng trở thành nhà hàng cơm niêu Măng Đen là một ví dụ điển hình…
Nhà hàng cơm niêu Măng Đen đã thế chỗ DA bảo tồn và phát triển hoa phong lan. Ảnh: N.P
DA bảo tồn và phát triển các loài hoa phong lan phục vụ du lịch (giai đoạn 1) do Hợp tác xã (HTX) Lan rừng Măng Đen làm chủ đầu tư.
Ngày 10/12/2018, UBND tỉnh Kon Tum có Quyết định số 1381/QĐ-UBND về việc thu hồi 4.425m2 đất tại tiểu khu 488, thôn Măng Đen, xã Đăk Long (nay là thị trấn Măng Đen, Kon Plông) cho HTX Lan rừng Măng Đen thuê đất trả tiền hàng năm; thời hạn thuê đất có hiệu lực đến đầu năm 2068.
Ngày 24/1/2019, UBND tỉnh Kon Tum đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CT - 0420 cho diện tích đất trên của HTX Lan rừng Măng Đen.
Đến nay, đã hơn 4 năm nhưng chủ đầu tư DA chỉ triển khai nhỏ giọt và gần đây trên đất DA mọc lên nhà hàng cơm niêu Măng Đen bằng gỗ đồ sộ, hoàng tráng, khá bắt mắt nhiều người mỗi khi đi qua tuyến đường Phạm Văn Đồng nằm ở trung tâm huyện lỵ này.
Theo quan sát của chúng tôi, toàn bộ mặt tiền khu đất của DA được dựng lên ngôi nhà toàn bằng gỗ có diện tích hơn 178m2 để kinh doanh dịch vụ ăn uống cơm niêu, phía sau là khu vực trang trí đá cảnh lớn và 3 nhà gỗ đang thi công có tổng diện tích 157m2; còn lại các hạng mục gọi là phục vụ bảo tồn và phát triển cây phong lan rừng khá khiêm tốn, sơ sài...
Nói là hạng mục phục vụ DA nuôi lan rừng nhưng chỉ lèo tèo 2 ngôi nhà lợp tôn, vách tạm đã xuống cấp, xụp xệ, vách phên tơi tả và phía sau cùng là một giàn sắt chừng hơn 10m2 dùng nuôi phong lan rừng nhưng không hề có bất kỳ một chậu lan nào.
Ông Nguyễn Văn Trường, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng Kon Plông cho biết, DA bảo tồn và phát triển các loài hoa phong lan phục vụ du lịch của HTX Lan rừng Măng Đen chưa có giấy phép xây dựng nhưng đã tiến hành xây dựng nhiều công trình hạng mục trên diện tích đất được thuê. Do vậy, ngày 10/10/2022, thực hiện chỉ đạo của UBND huyện, tổ kiểm tra của phòng đã kết hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Hạt Kiểm lâm huyện và UBND thị trấn Măng Đen tiến hành kiểm tra hiện trạng xây dựng công trình và lập biên bản đình chỉ hoạt động để xác định hiện trạng và xử lý các bước tiếp theo.
Liên quan đến DA bảo tồn và phát triển phong lan này, tại Kết luận thanh tra số 3337 ngày 7/10/2022 về việc chấp hành các quy định pháp luật của các nhà đầu tư trong thực hiện DA đầu tư trên địa bàn huyện Kon Plông của Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Lê Ngọc Tuấn ký, đã nêu: “Kết quả đầu tư DA trên thực địa nhà đầu tư đã đầu tư xây dựng nhà lưới diện tích 1.500m2 nhưng không hiệu quả, đã tháo dỡ. Nhà đầu tư có thay đổi một số hạng mục đầu tư kinh doanh, không đầu tư nuôi phong lan rừng trong nhà lưới, đầu tư mới dịch vụ ăn uống, giải khát… nhưng chưa thực hiện đăng ký điều chỉnh DA đầu tư với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền…”.
Ngoài ra, nhà đầu tư đã xây dựng tường rào bao quanh trên diện tích 0,19ha rừng thuộc lâm phần của UBND thị trấn Măng Đen quản lý; chưa cho nhà đầu tư thuê và quản lý diện tích đất rừng này.
DA sử dụng đất chậm tiến độ quá 24 tháng so với tiến độ của DA đầu tư đã được phê duyệt kể từ ngày bàn giao đất trên thực địa, vi phạm điểm i, khoản 1, Điều 64 Luật Đất đai năm 2013.
Nhà đầu tư chưa thực hiện công tác lập báo cáo giám sát định kỳ về bảo vệ môi trường.
Từ đó, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ đầu tư DA.
Chủ tịch UBND tỉnh đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở TN&MT, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chủ tịch UBND huyện Kon Plông chỉ đạo chấn chỉnh và có giải pháp khắc phục đối với DA bảo tồn và phát triển các loài hoa phong lan phục vụ du lịch đã đề cập ở trên; đồng thời đề xuất hướng xử lý vi phạm.
Các ngành chức năng của tỉnh và huyện Kon Plông đang lấy ý kiến để tham mưu phương án xử lý thích hợp.
Tuy nhiên, vấn đề quan tâm là DA bảo tồn và phát triển các loài hoa phong lan phục vụ du lịch đã mắc quá nhiều vi phạm và vị trí triển khai DA nằm giữa trung tâm huyện lỵ, cách UBND huyện Kon Plông cũng như UBND thị trấn Măng Đen chừng hơn 1km; nhưng nhiều năm qua chưa hề thấy cơ quan nào kiểm tra, xem xét và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm của nhà đầu tư DA này.
Dư luận hiện cho rằng, DA đã được chủ đầu tư chuyển nhượng qua cho vài người khác làm chủ. Hiện nay, chủ đầu tư mới là người phía Bắc vào hợp đồng nhận chuyển nhượng và xây dựng cơ sở kinh doanh dịch vụ cơm niêu trên đất bảo tồn và phát triển các loài hoa phong lan nổi tiếng ở vùng Kon Plông này…
Đề nghị UBND huyện Kon Plông và các ngành chức năng của tỉnh Kon Tum có biện pháp mạnh tay để xử lý các công trình sai mục đích trên diện tích đã cấp cho DA trên.
Bài II: Hàng chục trường hợp xây dựng nhà ở, biệt thự sai phạm
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - 45 công trình vi phạm về đất đai, xây dựng có vị trí thuộc một phần thửa 379, 380, tờ bản đồ số 8 (Tài liệu 02/CT-UB); thuộc một phần thửa 104, tờ bản đồ số 39 (Tài liệu năm 2005) tại Tổ 11, Khu phố 6 (nay là Khu phố 11) phường Thạnh Xuân, Quận 12. Ông Huỳnh Văn Khương được xác định là người bị xử phạt tại rất nhiều công trình trong số 45 công trình vi phạm nêu trên…
Chu Tuấn
(Thanh tra) - Trước những sai phạm xảy ra tại Trường Cao đẳng nghề Kiên Giang, Thanh tra tỉnh Kiên Giang đã chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra để xử lý theo quy định. Ngoài ra, qua thanh tra còn phát hiện sai phạm với tổng số tiền lên đến hơn 19,38 tỷ đồng… Nhiều lãnh đạo của đơn vị này cũng bị kiến nghị kiểm điểm, có hình thức kỷ luật…
Chu Tuấn
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Long
Thu Huyền
Đông Hà
Thái Hải
PV
Phúc Anh
Trọng Tài
TC
Trọng Tài
TKBT
PV
Hương Trà
Trần Quý
Trần Quý